Cấu Trúc Giải Phẫu Tai Gồm 3 Phần: Tai Ngoài, Tai Giữa Và Tai Trong. 113563

Bài 9

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG BỆNH TAI - MŨI - HỌNG

1. Đại cương

- Tai, mũi, họng là những hốc tự nhiên nằm sâu trong khối sọ, mặt các hốc này nhỏ, ngóc ngách nên thăm khám, chẩn đoán bệnh nhiều khi gặp khó khăn, dẫn đến điều trị dự phòng ít hiệu quả, bệnh dễ trở nên tiềm tàng mãn tính.

- Tai, mũi, họng liên quan mật thiết với nhau: họng thông với mũi qua cửa mũi sau, họng thông với tai qua vòi Eustachi, vì vậy bệnh tai, mũi, họng dễ lây sang nhau.

- Tai mũi họng liên quan mật thiết với các cơ quan khác trong cơ thể, họng là nơi qua lại của mạch máu và thần kinh lớn, tai giáp với não vì vậy bệnh tai, mũi, họng dễ gây biến chứng nguy hiểm như áp xe não do tai, viêm áp xe trung thất do học dị vật.

- Tai, mũi, họng có cấu tạo phức tạp, đảm nhiệm chức năng sinh lý tinh vi như thính giác, khứu giác, vị giác, thăng bằng.

- Bên trong cơ quan tai, mũi, họng được phủ một lớp niêm mạc mỏng liên tục với nhau, do đó bệnh lý chính là bệnh của hệ thống niêm mạc.

- Bệnh tai, mũi, họng phụ thuộc vào cơ địa, một số bệnh có tính chất di truyền. Những người có hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm không thăng bằng dễ mắc bệnh hơn. Bệnh viêm mũi dị ứng điếc bẩm sinh di truyền cho con cháu.

- Bệnh tai, mũi, họng phụ thuộc vào khí hậu thời tiết và nghề nghiệp như khi thay đổi thời tiết dễ mắc bệnh hơn, điếc do tiếng ồn, viêm mũi do hóa chất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

2. Nguyên lý điều trị.

- Điều trị toàn diện:

Cơ thể là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể có liên quan mật thiết chặt chẽ với nhau. Bệnh tai

mũi họng ảnh hưởng đến toàn thân. Ví dụ viêm tai giữa có thể dẫn đến viêm màng não. Ngược lại, bệnh toàn thân có ảnh hưởng đến cơ quan tai, mũi, họng (viêm mũi dị ứng). Vì vậy, trong quá trình điều trị phải kết hợp với nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả, như nội khoa kết hợp với ngoại khoa, dùng thuốc kết hợp với ăn uống

hợp lý, điều trị Đông y kết hợp với Tây y. Phải động viên giúp đỡ tinh thần cho bệnh nhân.

- Điều trị bệnh tai, mũi, họng phải kiên trì, áp dụng từ biện pháp đơn giản đến phức tạp, cố gắng điều trị nội khoa để bảo tồn chức năng sinh lý cho các cơ quan. Điều trị dứt điểm khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính.

- Phẫu thuật:

+ Nguyên tắc phẫu thuật là tỷ mỷ, thận trọng,

chính xác không được làm tổn thương thêm.

+ Cần cân nhắc chỉ định chặt chẽ tránh những cuộc phẫu thuật không cần thiết làm ảnh hưởng chức năng sinh lý (vì phẫu thuật tai, mũi, họng là phẫu thuật tiệt căn hủy hoại như đốt họng hạt, cắt Aminđan).

- Điều trị bệnh tai, mũi, họng phải chú ý đến cơ địa thể trạng, nghề nghiệp và môi trường sống của bệnh nhân. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng phải giải thích cho bệnh nhân biết nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả điều trị và cách phòng chống để bệnh nhân hiểu rõ bệnh tật của mình, sử dụng thuốc tùy theo thể trạng của bệnh nhân cho phù hợp.

- Điều trị viêm tai, mũi họng nên kết hợp Tây y,

Đông y và vật lý trị liệu.

Ví dụ: điều trị viêm xoang hàm kết hợp kháng sinh với viên ngũ sắc, sau mổ chiếu tia hồng ngoại để chống phù nề, giảm viêm.

3. Nguyên tắc dự phòng

- Phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Bệnh tai mũi họng nhiều khi triệu chứng không rầm rộ điển hình làm thầy thuốc và bệnh nhân chủ quan, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã trở thành mãn tính.

Vì vậy, phải có chế độ khám sức khỏe định kỳ và bất thường nhằm phát hiện bệnh sớm, trên cơ sở chẩn đoán đúng đề ra phương pháp điều trị kịp thời thích hợp, dập tắp bệnh ngay từ đầu, tránh lây lan, phòng ngừa biến chứng.

- Tuyên truyền giáo dục vệ sinh tai, mũi, họng.

- Tai: không ngoáy tai bằng dụng cụ sắc bẩn, không tắm ao tù nước bẩn, bảo vệ tai khi làm việc trong môi trường có tiếng nổ lớn hoặc áp lực thay đổi đột ngột.

- Với mũi họng: làm việc trong môi trường có bụi, hóa chất phải đeo khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc, giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Dự phòng bệnh tai, mũi, họng theo nghề nghiệp: Công nghiệp ngày càng phát triển dẫn đến bệnh tai, mũi, họng ngày càng nhiều do nghề nghiệp như điếc do tiếng ồn, viêm mũi họng do hóa chất. Do vậy phải có biện pháp bảo vệ cơ quan tai mũi họng nói riêng, cơ thể nói chung phù hợp với điều kiện riêng của từng ngành.

- Dự phòng bệnh tai, mũi, họng phải thường xuyên, đúng chế độ. Vì tai, mũi, họng là những cơ quan nằm sâu và ngóc ngách, bệnh hay trở nên tiềm tàng mãn tính, do vậy phải dự phòng đúng chế độ, thường xuyên, không ngắt quãng làm kém hiệu quả dự phòng.

Bài 10

GIẢI PHẪU SINH LÝ TAI VÀ BỆNH VIÊM TAI GIỮA


1. Sơ lược giải phẫu sinh lý Tai

1.1. Giải Phẫu Tai

1.1.1. Cấu trúc giải phẫu tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Tai ngoài: gồm loa tai (vành tai), ống tai.

Tai giữa: gồm hòm tai, vòi Eustachi và các xoang

chũm. Hòm tai gồm các hộp gồm 6 mặt:

+ Mặt ngoài là màng nhĩ ngăn cách tai ngoài với tai giữa

+ Mặt trong liên quan tai trong qua cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn

+ Mặt trên là trần hòm nhĩ, gồm 1 lớp xương

mỏng ngăn cách hòm nhĩ với màng não và não.

+ Mặt dưới là hạ hòm nhĩ, ngăn cách với vịnh

cảnh họng


+ Mặt trước có vòi Eustachi thông với vòm mũi


+ Mặt sau có cửa thông với hang chũm

Trong hòm tai có chuỗi xương con là xương búa, xương đe và xương bàn đạp các xương này liên kết với nhau bởi các khớp. Có lớp niêm mạc bao phủ liền với niêm mạc mũi họng qua vòi tai

Các tế bào chũm. Vòi Eustache là ống thông giữa hòm nhĩ với thành sau họng. Vòi nhĩ có chức năng điều hòa cân bằng áp lực trong hòm nhĩ và môi trường bên ngoài màng nhĩ.

Tai trong: Gồm mê đạo xương tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Tai trong nằm sâu trong xương đá, cấu tạo rất phức tạp (còn gọi là mê nhĩ) gồm hai phần mê nhĩ xương và mê nhĩ màng. Giữa mê nhĩ xương và mê nhĩ màng có ngoại dịch, bên trong mê nhĩ màng có nội dịch. Ốc tai có hình dạng như con ốc có nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh sau đó mã hóa và chuyển lên não.

1 1 2 Chức năng sinh lý Tai có các chức năng chính Dẫn truyền âm thanh Cơ chế 1

1.1.2. Chức năng sinh lý

* Tai có các chức năng chính:

- Dẫn truyền âm thanh

Cơ chế nghe: sóng âm thanh đập vào màng nhĩ lan truyền qua chuỗi xương con, ốc tai đến cơ quan thụ cảm âm thanh sau đó theo thần kinh ốc tai lên não.

- Giữ thăng bằng cơ thể, định hướng trong không gian: cơ quan tiền đình có chức năng giữ cho cơ thể luôn ở trang thái cân bằng trong không gian ba chiều.

Khi rối loạn chức năng sinh lý nghe dẫn đến giảm hay mất khả năng nghe. Rối loạn chức năng thăng bằng biểu hiện bệnh lý chóng mặt, mất thăng bằng.

2. Bệnh Viêm tai giữa

2.1. Phân loại:

Thường chia làm 2 loại:

- Viêm tai giữa thể nhiễm khuẩn

- Nguyên nhân do nhiễm khuẩn tụ cầu, liên cầu

- Đường vi khuẩn vào tai giữa: qua vòi tai là chủ yếu, ngoài ra còn theo lỗ thủng màng nhĩ, đường máu và bạch huyết.

- Viêm tai giữa thể dịch thấm xuất tiết:

+ Thường gặp do viêm V.A, u vòm họng

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 16/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí