Tiến Triển: Bệnh Kéo Dài Rất Lâu, Lúc Tăng, Lúc Giảm Nhưng Không Nguy Hiểm.

- Tiết nhầy hay đọng ở điểm cố định ở 1/3 trước và 2/3 sau lúc bệnh nhân ho thì dịch nhầy đó sẽ rụng đi và tiếng nói được phục hồi trong trở lại.

- Dây thanh cũng bị xung huyết ở mức độ nặng, hai dây thanh bị quá sản tròn như sợi dây thừng, niêm mạc mất bóng.

- Các cơ căng hoặc cơ khép bị bán liệt.

3.2.3. Tiến triển: bệnh kéo dài rất lâu, lúc tăng, lúc giảm nhưng không nguy hiểm.

3.2.4. Điều trị.

- Giải quyết ổ viêm nhiễm ở mũi, xoang, tránh những hơi hoá chất.

- Tại chỗ: phun dung dịch kiềm, bôi Nitrat bạc vào

dây thanh.

3.3. Viêm thanh quản quá phát.

Viêm thanh quản quá phát mà người ta gọi là dày da voi có sự quá phát của biểu mô và lớp đệm dưới niêm mạc, tế bào trụ có lông chuyển biến thành tế bào lát. 3.3.1.Triệu chứng cơ năng: giống như viêm thanh quản mạn tính xuất tiết thông thường: khàn tiếng, đằng hắng, rát họng khi nói nhiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

3.3.2.Triệu chứng thực thể khi soi thanh quản thấy bệnh

tích.

Bệnh học chuyên khoa Phần 1 - 16

- Viêm thanh đai dày toả lan: thể này hay gặp loại thanh đai bị quá phát toàn bộ biến dạng tròn giống như sợi dây thừng màu đỏ.

- Viêm thanh quản dày từng khoảng: trên dây thanh có những nốt sần đỏ, bờ dây thanh biến thành đường ngoằn ngoèo.

3.4. Viêm thanh quản nghề nghiệp.

Những người sống bằng nghề phải nói nhiều: ca sĩ, dạy học... thường bị viêm thanh quản nghề nghiệp do làm việc quá độ hoặc nói gào suốt ngày, trong giai đoạn đầu bệnh nhân nói không to được, bệnh nhân ráng sức thì sẽ lạc giọng chứ không to hơn được. Soi thấy thanh quản xung huyết, về sau bệnh diễn biến theo một trong hai thể sau:

- Viêm thanh quản mạn tính quá phát.

- Viêm thanh quản hạt: u xơ nhỏ mọc ở bờ tự do của dây thanh (hạt xơ dây thanh).

3.5. Bạch sản thanh quản hay papillome.

Triệu chứng:

- Bệnh tích chủ yếu là sự quá sản của các gai nhú được lớp niêm mạc sừng hoá che phủ.

- Soi thanh quản thấy dây thanh một bên hoặc cả 2 bên có phủ lớp trắng như vôi hoặc lớp gai lổn nhổn ngắn và trắng. Bệnh này có khả năng ung thư hoá cao.

Điều trị: nên coi là một bệnh tiền ung thư và xử trí bằng phẫu thuật mở thanh quản và cắt dây thanh.

3.6. Viêm thanh quản teo.

Viêm thanh quản teo thường xuất hiện sau một số bệnh ở mũi và xoang nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trĩ mũi (ozen).

Triệu chứng:

- Bệnh nhân có cảm giác khô rát họng, tiếng nói khàn tăng vào buổi sáng thỉnh thoảng có ho cơn khạc ra vẩy vàng, xanh, hơi thở có mùi hôi, niêm mạc thanh quản đỏ, khô có nếp nhăn, tiết nhầy và vảy khô đọng ở mép liên phễu, dây thanh thường di động kém.

- Bệnh diễn biến từng đợt ở phụ nữ sẽ giảm nhẹ trong thời kỳ thai nghén.

Điều trị: phun dung dịch Beratnatri 10%. Chữa ozen

mũi nếu có.


II. VIÊM HỌNG


1. Giải phẫu và sinh lý họng.

1.1. Giải phẫu họng.

Họng là một ống cơ và màng ở trước cột sống cổ. Đi từ mỏm nền tới đốt sống cổ thứ IV, là ngã tư của đường ăn và đường thở, nối liền mũi ở phía trên, miệng ở phía trước với thanh quản và thực quản ở phía dưới. Giống như một cái phễu phần trên loe rộng, phần dưới thu hẹp. Thành họng được cấu trúc bởi lớp cân, cơ, niêm mạc.

Họng chia làm 3 phần:

- Họng mũi (tỵ hầu) phần họng trên.

- Họng miệng (khẩu hầu) phần họng giữa.

- Họng thanh quản (thanh hầu) phần họng dưới.

Vòng Waldeyer: Họng có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer.

- Bao gồm: Amiđan khẩu cái, Amiđan lưỡi, Amiđan

vòm (luschka), Amiđan vòi (gerlach).

- Mô học của Amiđan: Giống như cấu trúc của hạch bạch huyết.

- Chức năng là sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.


Khoang quanh họng.

Quanh họng có các khoang chứa các tổ chức cân, cơ, mạch máu, thần kinh, hạch bạch huyết và các khoang này có liên quan mật thiết với họng.

- Khoang bên họng .

- Khoang sau họng .

Mạch máu: Mạch nuôi dưỡng thuộc ngành động mạch cảnh ngoài: động mạch hầu lên, động mạch giáp trạng trên, động mạch khẩu cái lên.

Thần kinh:

- Thần kinh cảm giác thuộc dây IX, X. Dây IX chi phối nền lưỡi và 1/3 dưới Amiđan. Dây X chi phối thành sau họng và màn hầu.

- Thần kinh vận động chủ yếu do nhánh trong của dây IX và dây XI.

Mạch bạch huyết: đổ vào các hạch sau họng: hạch Gillete, hạch dưới cơ nhị thân và hạch dãy cảnh.

1.2. Sinh lý của họng: Họng là ngã tư đường ăn và đường thở. Nên giữ các chức năng sau:

- Chức năng nuốt.

- Chức năng thở.

- Chức năng phát âm.

- Chức năng nghe.

- Chức năng vị giác (nếm).

- Chức năng bảo vệ cơ thể.

2. Phân loại: Chia làm 3 nhóm

2.1. Viêm họng không đặc hiệu

- Viêm họng đỏ thông thường

- Viêm họng bựa trắng

- Viêm tấy quanh Aminđan

2.2. Viêm họng đặc hiệu

- Viêm họng do bệnh bạch cầu

- Viêm họng Herpes, Zona

2.3. Viêm họng do bệnh máu

- Viêm họng do bạch cầu cấp

- Viêm họng do suy tủy

3. Triệu chứng

3.1. Viêm họng cấp tính

3.1.1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng:

- Bệnh khởi đầu bằng gai rét hoặc rét run, sau đó

sốt 38 – 39oC, người mệt mỏi

- Đau rát họng: đầu tiên thấy khô nóng trong họng, sau đó xuất hiện rát họng, triệu chứng này tăng lên khi nói nhiều, hút thuốc …

- Ho: thường ho một tiếng, khạc ra đờm nhầy, trắng, dính

- Có thể bị khàn tiếng

3.1.2. Triệu chứng thực thể

- Hạch góc hàm hai bên sưng đau

- Niêm mạc họng đỏ rực, khu trúc hoặc toàn bộ trụ trước, trụ sau, màn hầu, lưỡi gà.

- Niêm mạc họng có thể có màng trắng gọi là viêm họng bựa trắng thông thường.

- Tổ chức bạch huyết thành họng sưng to, đỏ mọng.

3.2. Viêm họng mãn tính:

3.2.1. Triệu chứng cơ năng:

- Cảm giác khô, cay, ngứa rát trong họng nhất là khi nói nhiều, hút thuốc

- Ho tiếng một, khạc ra đờm trắng, đặc, dính

- Có thể bị khàn tiếng trong giây lát rồi trở lại bình

thường

3.2.2. Triệu chứng thực thể

Gồm 3 hình thức:

- Niêm mạc họng xuất tiết nhiều dịch nhầy gọi là viêm họng mãn tính thể xuất tiết.

- Niêm mạc họng dày đỏ, tạo thành những mảng quá sản làm cho co họng hẹp hơn bình thường gọi là viêm họng mãn tính thể quá phát.

- Niêm mạc họng teo đi làm cho eo họng rộng hơn bình thường gọi là viêm họng mãn tính thể teo.

4. Điều trị

Ngày đăng: 16/03/2024