TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HƯƠNG LY
BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Có thể bạn quan tâm!
- Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học - 2
- Cơ Sở Lí Luận, Thực Tiễn Về Bệnh Béo Phì Và Tích Hợp Giáo Dục Sức Khỏe Phòng Chống Bệnh Béo Phì Cho Học Sinh
- Bảng Phân Loại Béo Phì Theo Chỉ Số Khối Cơ Thể [24]
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM
PHẠM THỊ HƯƠNG LY
BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGÔ THỊ KIM HOÀN
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hương Ly
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học”, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Thị Kim Hoàn - người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Khoa Sư Phạm, Ngành Giáo dục Tiểu học, Ban Giám Hiệu và Phòng Đào tạo trường Đại học Thủ Đô Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các giáo viên khối 3, học sinh khối 3,4 trường Tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại trường.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn, góp phần cống hiến vào kho tàng luận văn của nước nhà.
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả khóa luận
Phạm Thị Hương Ly
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học” gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu sẽ chỉ ra lí do chọn đề tài, tổng quan vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cấu trúc của đề tài. Phần nội dung gồm ba chương. Chương 1 là cơ sở lí luận, thực tiễn về bệnh béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Chương này chỉ ra rõ chế độ dinh dưỡng của học sinh Tiểu học, các kiến thức về bệnh béo phì như khái niệm, nguyên nhân, hệ quả đối với học sinh, cách phòng chống,... Từ đó tiến hành khảo sát thực trạng béo phì ở học sinh Tiểu học và thực trạng tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh hiện nay thông qua việc tiến hành khảo sát tại khối 3, trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Ở chương 2 này, đề tài sẽ đưa ra các nguyên tắc để có cơ sở đề xuất các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học. Dựa vào những những nguyên tắc đó, đề tài đề xuất một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học và thông qua các hoạt động giáo dục (gồm hoạt động trải nghiệm và câu lạc bộ thể chất). Còn chương 3, đề tài tiến hành khảo nghiệm việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 3H theo chủ đề “Món ăn tốt cho sức khỏe”. Kết quả khảo nghiệm sẽ khẳng định mức độ phù hợp của các biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cũng như tính khả thi của đề tài nghiên cứu. Từ đó, giúp các em có nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì cũng nhu ích lợi của việc ăn uống hợp lí, thường xuyên luyện tập thể thao và hướng tới tự chăm sóc bản thân theo đúng mạch kiến thức mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. Phần kết luận sẽ đưa ra những kết luận chung về toàn bộ đề tài nghiên cứu cũng như những hạn chế gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà trường Tiểu học, cho bản than mỗi giáo viên và sinh viên. Cuối cùng là phần hệ thống những tài liệu tham khảo và phụ lục phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Giả thuyết khoa học 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7. Phương pháp nghiên cứu 5
8. Đóng góp của đề tài 7
9. Cấu trúc đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ BỆNH BÉO PHÌ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH 8
1.1. Dinh dưỡng của học sinh Tiểu học 8
1.1.1. Khái niệm về dinh dưỡng 8
1.1.2. Dinh dưỡng hợp lí 8
1.1.3. Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể học sinh Tiểu học 11
1.1.4. Dinh dưỡng cho học sinh Tiểu học 12
1.2. Bệnh béo phì 13
1.2.1. Khái niệm bệnh béo phì 13
1.2.2. Phân loại béo phì 14
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì 15
1.2.4. Yếu tố làm tăng nguy cơ béo phì 17
1.2.5. Hệ quả của béo phì đối với trẻ em 18
1.2.6. Các xét nghiệm và chuẩn đoán béo phì 21
1.2.7. Phương pháp điều trị 22
1.2.8. Phòng chống béo phì 24
1.3. Tổng quan về tích hợp giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học 25
1.3.1. Tích hợp 25
1.3.2. Giáo dục sức khỏe 27
1.3.3. Tích hợp giáo dục sức khỏe 27
1.3.4. Sự cần thiết phải giáo dục sức khỏe cho học sinh Tiểu học 31
1.4. Thực trạng béo phì và tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học 33
1.4.1. Thực trạng bệnh béo phì của trẻ em Việt Nam 33
1.4.2. Khảo sát thực trạng béo phì ở HSTH và thực trạng tích hợp GDSK phòng chống bệnh béo phì ở trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy) 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 42
2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 42
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 42
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 42
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 43
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 43
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp đối tượng 44
2.1.6. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc 44
2.2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh béo phì cho học sinh Tiểu học 45
2.2.1. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong môn Khoa học và môn Tự nhiên - xã hội 45
2.2.2. Tích hợp giáo dục phòng chống bệnh béo phì trong hoạt động giáo dục 50
2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 59
2.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61
CHƯƠNG 3. KHẢO NGHIỆM 62
3.1. Khái quát về quá trình khảo nghiệm 62
3.1.1. Mục đích khảo nghiệm 62
3.1.2. Địa bàn khảo nghiệm 62
3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm 62
3.1.4. Thời gian khảo nghiệm 62
3.1.5. Nội dung khảo nghiệm 62
3.1.6. Phương pháp khảo nghiệm 63
3.2. Kết quả khảo nghiệm 63
3.2.1. Phân tích về mặt định tính 63
3.2.2. Phân tích về mặt định lượng 65
3.3. Đánh giá kết quả khảo nghiệm 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 67
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
1. Kết luận 69
2. Khuyến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73