Nhu Cầu Và Quan Điểm Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Chế Tài Hình Sự Để Bảo Vệ Trật Tự Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế


CHƯƠNG III: NHU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ TÀI HÌNH SỰ ĐỂ BẢO VỆ TRẬT TỰ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ


3.1. Nhu cầu và quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài hình sự để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế


3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài hình sự để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, Nhà nước ta đã phấn đấu và đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ phát triển kinh tế của đất nước được duy trì. Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, tình trạng tham nhũng và các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Dự báo trong thời gian tới, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn.

Trong thời gian qua, cùng với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, tình hình vi phạm pháp luật về kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng diễn biến hết sức phức tạp. Ðặc biệt là từ năm 2000 đến nay, số vụ án nghiêm trọng trong xảy ra ngày càng nhiều cả về số vụ và mức độ vi phạm gây thiệt hại lớn về tài sản, tác động tiêu cực đến thị trường tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, gây dư luận xấu trong xã hội. Dự báo tình hình về cách hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng trong thời gian tới còn phức tạp, càng tinh vi và gây khó khăn hơn trong điều tra, xử lý.

Lĩnh vực tài chính tiếp tục tiềm ẩn và bộc lộ nhiều vi phạm và tội phạm, nhất là vi phạm trong hoạt động tín dụng đen với lãi suất cao diễn biến phức tạp, nguy cơ nhiều vụ vỡ nợ lớn sẽ xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho xã hội và người dân.

Hoạt động buôn hàng cấm (như gia cầm, thuốc lá, rượu bia, đồ gia dụng…), tàng trữ, lưu hành tiền giả, gian lận thương mại tiếp tục phức tạp. Các chủ thể sẽ triệt để lợi dụng những sơ hở, bất cập trong chính sách kinh tế, những yếu kém trong công tác quản lý kinh tế để vi phạm. Tính chất mức độ của loại hành vi này sẽ phức tạp hơn nhất là các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai tiếp tục diễn biến phức tạp, hậu quả gây ra nghiêm trọng; việc giải quyết từ cơ sở không dứt điểm còn những tồn tại, hạn chế là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện của người dân.

Các hành vi như trốn thuế vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng, diễn ra phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực trong kinh doanh sẽ không giảm, tình trạng thành lập doanh nghiệp “ma”, buôn bán hóa đơn vẫn xảy ra và phức tạp do tình hình kinh tế khó khăn.

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 8

Hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục phức tạp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống nhân dân. Nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm (đặc biệt là gà, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc; thực phẩm, sữa bẩn, hoa quả sử dụng hóa chất), thuốc chữa bệnh, hàng tiêu dùng…

Các chủ thể sử dụng công nghệ cao sẽ gia tăng và diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, gây thiệt hại lớn đến tài sản Nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp và công dân.

Do đó cần thiết phải có các biện pháp mạnh tay mới có thể đem lại sự an toàn cho các quan hệ kinh tế.

3.1.2. Quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng chế tài hình sự để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Nhà nước tập trung duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế; đổi mới công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Phân định rõ hơn chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn và tài sản nhà nước”. Như vậy, Đảng ta đã xác định nội dung “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp” là một trong các nội dung quan trọng để nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 10/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1236/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt kế hoạch tổng kết thi hành Bộ luật hình sự năm 1999”. Theo đó, việc tổng kết này nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thực tiễn 11 năm thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, góp phần đáp ứng yêu cầu mới của đất nước, tôn trọng và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa và trật tự pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong đó, việc hoàn thiện các quy định về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, các quy định về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội nói chung và chế độ kinh tế mới

ở nước ta nói riêng; đáp ứng yêu cầu ngăn chặn, loại bỏ cách hành vi nguy hiểm trong lĩnh vực kinh tế theo chủ trương nêu trong Nghị quyết số 48- NQ/TW, ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các Kết luận của Bộ Chính trị về công tác cải cách tư pháp và những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013… ..Sự phù hợp này thể hiện ở hai mặt:

- Tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội chống lại hoặc cản trở các chính sách kinh tế- xã hội của Nhà nước ta; các hành vi tiêu cực phát sinh từ cơ chế kinh tế mới;

- Tạo ra hành lang pháp lý hình sự an toàn bảo đảm khuyến khích các hoạt động kinh tế tích cực, năng động, sáng tạo; phi tội phạm hóa các hành vi không còn nguy hiểm hoặc nguy hiểm không đáng kêt cho xã hội.

Thứ hai, làm cho các quy định các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải phù hợp với hệ thống pháp luật chung, nhất là hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế của Nhà nước ta hiện nay, cụ thể là:

- Các khái niệm pháp lý hình sự phù hợp với khái niệm pháp lý chuyên ngành;

- Hành vi cấu thành tội phạm trước hết phải là các vi phạm pháp luật chuyên ngành. Không có hành vi vi phạm pháp luật quản lý chuyên ngành thì không thể nói đến tội phạm.

- Xác định phạm vi xử lý bằng chế tài hình sự phù hợp. Các chế tài pháp lý khác như xử lý hành chính, kinh tế, dân sự….cần phải có vị trí thích đáng trong hệ thống chế tài pháp lý chung đối với các vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế.

Thứ ba, đường lối xử lý đối với các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế một mặt đáp ứng mục đích chung của hình phạt, mặt khác phải xuất phát từ “Tính chất kinh tế” của loại tội phạm này để đạt hiệu quả cao nhất trong áp dụng pháp luật [1, tr.177- 178]

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế

Việc hướng dẫn, giải thích quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về xác định tính chất, mức độ trong các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là yêu cầu cần thiết giúp cho những người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật chính xác. Do tính chất và đặc điểm của các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế luôn bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, vì thế, qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thực tiễn nghiên cứu cho thấy: Các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có tính phức tạp, việc xác định, đánh giá chứng cứ khi nghiên cứu, xử lý là một công tác khó đối với cán bộ làm công tác pháp luật. Trên thực tế, việc xử lý các hành vi nói trên cũng đã có những tiến bộ đáng kể thể hiện sự nỗ lực của những người làm công tác bảo vệ pháp luật trong thời gian qua. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng việc áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật đối với loại hành vi trên cũng vẫn còn những hạn chế.

Bộ luật Hình sự chỉ quy định những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, còn hành vi cụ thể xâm phạm trật tự quản lý kinh tế lại phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế mới xác định được. Vì thế, ngoài việc áp dụng Bộ luật Hình sự thì cần có sự thống nhất với các luật chuyên ngành như: Luật Thuế, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Do đó, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đối với các hành vi xâm phạm trật tự về quản lý

kinh tế nói riêng hay các tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự nói chung cần phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để qua đó nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng ngừa phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Một số giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu để phi hình sự hóa (phi tội phạm hóa) đối với một số hành vi phạm tội được quy định trong BLHS nhưng không còn phù hợp:

Việc sử dụng chế tài Hình sự để trừng trị những hành vi nguy hiểm cho xã hội xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các quan hệ xã hội phát triển trong xã hội. Do vậy “tính chất nguy hại của loại hành vi này hay loại hành vi khác đều luôn luôn được xác định và đánh giá từ góc độ lợi ích của nhà nước và của nhân dân, của việc hình thành và phát triển các quan hệ mới”. Xuất phát từ quan điểm này tôi cho rằng trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện nay cần phi tội phạm hoá, phi hình sự hóa một số hành vi trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của BLHS 1999. Đó là những hành vi sau đây:

+ Đầu cơ (Điều 160 BLHS).

Đầu cơ được hiểu là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong hoàn cảnh thiên tai dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hóa có số lượng lớn nhằm bán lại thu bất chính lớn, gây hậu quả nghiêm trọng. Qui định này đã đưa ra rất nhiều dấu hiệu (hạn chế) của cấu thành Tội đầu cơ so với qui định về tội phạm này của BLHS 1985. Song cũng chính vì vậy mà trong thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng rất ít xử lý dạng vi phạm này. Ngoài ra, việc ít xử lý hành vi đầu cơ trong thực tế còn do qui luật nội tại của nền kinh tế làm mất đi những khả năng tồn tại hành vi đầu cơ. Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay nhà nước với các công cụ điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô hoàn toàn có khả năng làm chủ tình hình kể cả khi xảy ra tình trạng

thiên tai, dịch bệnh hoặc chiến tranh...không để xảy ra khan hiếm hàng hóa ở từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc. Thực tế điều hành nền kinh tế của Chính phủ những năm qua đã chứng minh khả năng thích ứng nhanh chóng, có hiệu quả với các diễn biến phức tạp do thời tiết xấu, tình hình bất lợi về kinh tế do ảnh hưởng của toàn cầu hoá. Mặt khác, khi nền kinh tế thị trường đã tạo ra cơ chế năng động, thích ứng với mọi hoàn cảnh thì rất ít có khả năng một vài cá nhân, doanh nghiệp có thể lợi dụng tình trạng thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh để tạo ra sự khan hiếm hàng hóa, và đẩy giá lên cao thu lời bất chính lớn, gây hậu quả nghiêm trọng như qui định của BLHS 1999 về cấu thành tội đầu cơ. Như vậy, có thể kết luận hành vi đầu cơ nếu xảy ra sẽ nguy hiểm đáng kể cho xã hội cần xử lý bằng chế tài hình sự, nhưng do sự phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện đổi mới đã hình thành những điều kiện làm triệt tiêu khả năng xuất hiện hành vi đầu cơ trong xã hội.

Từ những phân tích trên cho thấy những cơ sở kinh tế, xã hội của tội đầu cơ không còn và thực tế rất ít có khả năng xuất hiện. Vì vậy, loại bỏ tội đầu cơ, không coi đó là tội phạm là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tình hình đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm hiện nay đồng thời tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế phát triển.

+ Cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165 BLHS):

Cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (sau đây gọi tắt là hành vi cố ý làm trái) được hiểu là việc người có trách nhiệm quản lý kinh tế có hành vi làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, gây hậu quả làm thất thoát nghiêm trọng về tài sản hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đối với lĩnh vực hoạt động kinh tế. Với những đặc trưng này của cấu thành tội phạm (CTTP). Tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính gây hậu quả nghiêm trọng có

thể dẫn đến cùng một hành vi cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính sẽ cấu thành những tội phạm khác nhau: Có thể cấu thành tội tham ô tài sản (Điều 278) nếu làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý, hoặc tội lập quĩ trái phép (Điều 166 BLHS) do việc lập quĩ trái phép cũng là hành vi làm trái các qui định về quản lý kinh tế tài chính, hoặc tương tự như vậy, ở những tội phạm khác do người có chức vụ thực hiện hành vi vi phạm các qui định về quản lý kinh tế, tài chính. Chính vì vậy mà trên thực tế hành vi của tội cố ý làm trái được các cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sựở những tội phạm khác nhau hoặc không xử lý hình sự do những lý do khác nhau.

Như vậy, do cấu thành tội phạm của Tội cố ý làm trái quá rộng và không rõ ràng nên đã dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, đồng thời cũng hạn chế sự năng động của các cơ quan, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với qui định hiện hành của BLHS về tội cố ý làm trái sẽ không phù hợp với nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được xử lý nghiêm minh” tại Điều 3 BLHS. Việc xóa bỏ tội cố ý làm trái trong Bộ luật Hình sự không những phù hợp với tình hình thực tiễn đấu tranh chống tội phạm mà còn đảm bảo sự chuẩn xác, thống nhất tạo ra uy lực của Luật Hình sự trong công cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai, Hình sự hóa (tội phạm hóa) những hành vi phạm tội mới, có tính chất phá hoại nền tảng của một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vi phạm những điều kiện của sự cạnh tranh hợp pháp, lành mạnh, xâm hại quyền tự do kinh doanh của công dân, sự bình đẳng trước pháp luật của các thành phần kinh tế như [22]:

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí