xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm 2012, chiếm 5,87%. Tính đến tháng 5/ 2015 mới có khoảng 2500 hợp tác xã chuyển đổi sang hợp tác xã kiểu mới chiếm khoảng 13,5%” [41, tr.31].
Tính đến 30/6/2016 cả nước có khoảng 20 062 hợp tác xã, có 14.365 hợp tác xã cần chuyển đổi theo Luật hợp tác xã năm 2012. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi còn chậm, tính đến 1/7/2016 cả nước có 9.189 HTX đã hoàn thành chuyển đổi, chiếm 64% tổng số HTX nằm trong diện chuyển đổi. Nhiều tỉnh, thành phố thực hiện công tác chuyển đổi còn chậm như Hà Giang mới đạt 17%, Lai Châu đạt 25%, Cà Mau đạt 34%, thành phố Hà Nội đạt 41,7% [37].
Để phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã chúng ta cần tích cực chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang mô hình hợp tác xã kiểu mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi ở nước ta còn chậm còn nhiều lúng túng. Đây là vấn đề đang đặt ra với kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay.
3.2.3. Vấn đề hoàn thiện về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong những năm đổi mới, nhiều quan điểm chủ trương của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa thành cơ chế, chính sách và pháp luật để thực thi trong cuộc sống nhằm hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, còn nhiều các chủ trương quan điểm của Đảng chưa được thể chế hóa hoặc thể chế hóa còn chậm như:
Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, do việc thể chế hóa còn chậm dẫn đến hiểu chưa đúng về mô hình kinh tế ở nước ta. Định hướng xã hội chủ nghĩa trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa chưa được làm rõ, chưa thể chế hóa thành các văn bản của pháp luật. Dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc chỉ hiểu chung chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Thể Hiện Ở Kinh Tế Tập Thể
- Cơ Cấu Gdp Của Các Thành Phần Kinh Tế Năm 2010-2014.
- Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Quá Trình Phát Triển Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Huy Những Biến Đổi Tích Cực, Hạn Chế Những Biến Đổi Tiêu Cực Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Ở
- Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Tạo Môi Trường Pháp Lý Phù Hợp Để Phát Huy Tính Năng Động Của Các Chủ Thể Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Về sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cũng đã có nhưng cụ thể hóa thành các văn bản của nhà nước chưa hoàn chỉnh, dẫn đến còn có sự phân biệt đối xử trên thực tế giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác về tiếp cận vốn vay, giãn nợ khoanh nợ, xóa nợ…
Vấn đề phân định giữa chủ sở hữu và người đại diện có quyền sử dụng còn hạn chế, cơ quan đại diện cho sở hữu nhà nước trong trong doanh nghiệp nhà nước còn chồng chéo, phức tạp nhiều đầu mối… do đó, khi sai phạm không ai đứng ra chịu trách nhiệm, chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định rõ ràng, quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, quyền và trách nhiệm của người sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp cũng chưa được quy định rõ ràng.
Vấn đề gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Tiền lương tối thiểu hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu và bảo đảm được đời sống của người lao động. Điều này khiến cho người làm công ăn lương, người lao động gặp nhiều khó khăn, nhất là với nhóm thu nhập thấp. Trong các doanh nghiệp, còn có sự chênh lệch lớn về phân phối, thu nhập, tiền lương của người lao động cũng như các cán bộ quản lý, còn chưa phản ánh đúng sự đóng góp của từng cá nhân vào doanh nghiệp.
Trong kinh tế tập thể, các hợp tác xã còn có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; năng suất, chất lượng lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp, do vậy rất khó cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay.
Vấn đề hỗ trợ cho sự phát triển của các hợp tác xã chưa có cơ chế rõ ràng, sự liên kết giữ doanh nghiệp với hợp tác xã cũng chưa được cụ thể hóa. Nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã chậm được cụ thể hóa, chậm được triển khai. Công tác giáo dục, đào tạo về hợp tác xã là rất quan trọng, nhưng triển khai chưa tích cực, chưa đạt hiệu quả cao, thiếu các cơ chế chính sách, pháp luật cụ thể về giáo dục đào tạo cho các hợp tác xã.
Các chủ trương về hỗ trợ các hợp tác xã về vốn, công nghệ, thị trường, đào tạo nguồn nhân lực chậm được cụ thể hóa. Sự liên kết giữa các hợp tác xã với nhau, giữa hợp tác xã với doanh nghiệp nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chưa có cơ chế chính sách cụ thể, chưa được thể chế hóa.
*Một số dự báo xu hướng biến đổi của QHSX XHCN ở Việt Nam.
Qua nghiên cứu sự biến đổi của QHSX XHCN từ 1986 đến nay, chúng tôi đưa ra một số dự báo về xu hướng như sau:
Thứ nhất, QHSX XHCN ở nước ta cần giảm về số lượng, nâng cao về chất lượng để làm tốt vai trò của mình trong nền kinh tế.
Thứ hai, cần tiếp tục xóa bao cấp trong các doanh nghiệp nhà nước để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, cần chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới để tăng cường liên kết, hợp tác cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, tăng cường cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để góp phần hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiểu kết chương 3
Từ khi đổi mới năm 1986 đến nay, QHSX XHCN đã có sự biến đổi quan trọng góp phần hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Sự biến đổi của QHSX XHCN được thể hiện trên cả ba mặt là: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức, quản lý và quan hệ trong phân phối kết quả sản xuất. Về quan hệ sở hữu; Các ngành, lĩnh vực thuộc diện 100% vốn nhà nước đã được thu hẹp lại tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, từ việc hầu như các doanh nghiệp nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế đến nay giảm xuống còn 19 ngành 100%. Quá trình cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ làm cho số lượng giảm đi nhanh chóng từ 12000 doanh nghiệp đến năm 2016 chỉ còn 718 doanh nghiệp là những doanh nghiệp
lớn hoạt động trên các ngành, nghề quan trọng đóng vai trò là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Về quan hệ tổ chức quản lý chúng ta đã từng bước xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tách bạch chức năng chủ sở hữu và chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Về quan hệ phân phối; chúng ta đã xóa bỏ cơ chế phân phối bình, trả lương bằng hiện vật sảng trả lương theo lao động, theo năng xuất và hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh những biến đổi tích cực còn có biến đổi tiêu cực như: tỷ trọng sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước còn lớn trong nền kinh tế, hiệu quả đầu tư thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, mô hình quản trị tập đoàn còn nhiều bất cập.
Quan hệ sản xuất XHCN trong kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác cũng có những biến đổi tích cực được thể hiện: chúng ta đã chuyển đổi mô hình hợp tác xã từ kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường dựa trên liên kết tự nguyện, bình đẳng, dân chủ thể hiện đúng đắn bản chất của kinh tế tập thể, đã ban hành luật hợp tác xã kiểu mới nhằm phát triển kinh tế tập thể, gần đây kinh tế tập thể có sự khởi sắc trở lại..Tuy nhiên, kinh tế tập thể ở nước ta còn có biến đổi tiêu cực; số lượng giảm xuống, chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong nền kinh tế, chưa thu hút đông đảo các hộ kinh doanh cá thể vào làm ăn tập thể.
Để phát huy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực, chúng ta phải có các giải pháp kịp thời, để QHSX XHCN ngày càng làm tốt vai trò của mình trong nền kinh tế.
Chương 4
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY NHỮNG BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong quá trình phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc phát huy những biến đổi tích cực của QHSX XHCN ở nước ta là gia tăng quyền lực chính trị đối với nắm bắt, định hướng, điều chỉnh, ngăn chặn những mặt, xu hướng chệch hướng, đồng thời giữ vững định hướng phù hợp với quy luật, với đặc điểm nền kinh tế ở nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong một thể thống nhất không tách rời. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải thông qua tính hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước trong quản lý thì mới có tính hiện thực. Tính hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước trong quản lý cũng chỉ có được khi có sự tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Xét về vai trò của hai tổ chức này có sự khác nhau về chức năng, vai trò trong việc xây dựng, hoàn thiện QHSX XHCN ở nước ta, nhưng thống nhất với nhau về mục tiêu. Để phát huy những biến đổi tích cực của QHSX XHCN, chúng ta phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Bởi vì, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm giữ vững định hướng XHCN trong xây dựng QHSX ở nước ta. Trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN còn sơ khai, chưa hoàn thiện, chúng ta lại chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc lãnh đạo, định hướng chính trị của Đảng nhằm hoàn thiện từng bước QHSX XHCN là vô cùng quan trọng. Tất nhiên, phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong vấn đề này. Khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay, chủ quan, nóng vội nhưng cũng tránh khuynh hướng “bỏ mặc”, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo. Đảng lãnh đạo, giải quyết vấn đề phải tuân theo đúng quy luật kinh tế khách quan, tuân thủ pháp luật và vì mục tiêu XHCN. Cùng với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì phải nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX XHCN. Hạn chế những biến đổi tiêu cực của QHSX XHCN là vấn đề phức tạp trong điều kiện hội nhập kinh tế và kinh tế của chúng ta chưa phát triển bền vững. Do vậy, Nhà nước phải nâng cao hiệu quả quản lý bằng tổng hợp các biện pháp: pháp luật, hành chính, kiểm tra, giám sát, chính sách, giáo dục, động viên,v.v.. Bản thân tính chất “thị trường” của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta luôn luôn ẩn chứa những khả năng tự phát làm mất ổn định sự phát triển LLSX cũng như hàm chứa những biến đổi tiêu cực của QHSX XHCN. Trong điều kiện chúng ta còn thiếu những bộ luật để kiểm soát nền kinh tế nói chung thì Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và thông qua các bộ luật, để trên cơ sở đó có cơ sở pháp lý quản lý nền kinh tế. Đồng thời, với mỗi thành phần kinh tế, ngoài quản lý bằng pháp luật, chính sách thì cần phải có những bộ máy, con người có trình độ chuyên môn, có năng lực phẩm chất thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế nhưng tuyệt nhiên không can thiệp thô bạo vào hoạt động kinh doanh, xây dựng QHSX của của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, bộ máy, con người phải gọn nhẹ, quản lý phải hiệu quả, thiết thực.
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong việc hạn chế những biến đổi tiêu cực của QHSX XHCN ở nước ta cần thực hiện:
Một là, không ngừng tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và tính hiệu lực của Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận về QHSX XHCN ở nước ta hiện nay. Các vấn đề lý luận để nhằm phát triển QHSX XHCN như: Vấn đề chủ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện cho chủ sở hữu, vấn đề quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước tuân thủ các quy luật của thị trường, tránh độc quyền, làm sao để kinh tế nhà nước có thể dẫn dắt, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Vấn đề phân phối một cách công bằng, hiệu quả để tạo động lực trong các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc phát huy những biến đổi tích cực của QHSX XHCN ở nước ta hiện nay bằng biện pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Cần hoàn thiện cơ chế; Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - Nhân dân làm chủ. Trong cơ chế này, Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối đề ra trong việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước quản lý các doanh nghiệp nhà nước bằng luật pháp, cơ chế, chính sách, Nhà nước phải thể chế hóa kịp thời các quan điểm của Đảng về công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước là người đứng ra làm đại diện chủ sở hữu, do đó các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu của mình về hiệu quả sử dụng vốn cũng như thực hiện các mục tiêu do chủ sở hữu đề ra. Nhân dân là người làm chủ các tư liệu sản xuất vì vậy nhân dân có quyền giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp nhà nước. Cần xây dựng cơ chế để nhân dân có thể giám sát hoạt động trong doanh nghiệp nhà nước.
Ba là, nâng cao tính hiệu lực của chức năng kiểm tra, giám sát của Đảng và năng lực điều hành, quản lý của Nhà nước trong việc phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của QHSX XHCN ở nước ta hiện nay. Công tác kiểm tra, giám sát của chủ thể đối với các hoạt động của kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước cần được tăng
cường nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm xẩy ra và kịp thời sửa chữa, ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra của chủ thể.
4.1.2. Phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cơ sở vận dụng sáng tạo quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất
Để lực lượng sản xuất phát triển, vấn đề quan trọng nhất là quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Bởi vì, chỉ có quan hệ sản xuất phù hợp thì lực lượng sản xuất mới được huy động, tham gia một cách tích cực vào quá trình sản xuất và được triển khai có hiệu quả, chỉ khi đó mới tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, mới tạo ra môi trường thuận lợi để lực lượng sản xuất phát triển.
Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo quy luật này vào điều kiện cụ thể của nước ta. Sự vận dụng sáng tạo được thể hiện, C.Mác- Ăngnghen chỉ nói quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển, thì Đảng khẳng định quan hệ sản xuất ở nước ta, đặc biệt là QHSX XHCN không chỉ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mà còn phải thể hiện được sự tiến bộ của mình. Đại hội lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất” [34, tr.103]. Sự tiến bộ được thể hiện ở mục đích của nền sản xuất xã hội là phải vì nhân dân, vì người lao động. Đây là điểm khác căn bản của QHSX XHCN với các quan hệ sản xuất khác. Tiến bộ là tính chất xã hội của QHSX mà chúng ta đang lựa chọn đó là chế độ XHCN; một chế độ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lấy phục vụ nhân đân làm thước đo cao nhất. Chính vì vậy, QHSX XHCN ở nước ta ngoài việc phải phù hợp với trình độ của LLSX để thúc đẩy sản xuất phát triển còn phải dẫn dắt, tạo điều