Đặc Điểm Về Hành Vi Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng

chuyển đi giao cho nhiều cá nhân tại nhiều địa bàn khác nhau để tiêu thụ. Quá trình điều tra xác định được Nguyễn Thành Vinh và Võ Ngọc Nhơn là những người mang sản phẩm đi tiêu thụ.

Theo Kết luận giám định số 32 ngày 06/02/2013 của Phòng KTHS - Công an TP. Đà Nẵng kết luận: Bản in gói bột ngọt nhãn hiệu A-one trên tài liệu cần giám định với bản in gói bột ngọt nhãn hiệu A-one trên tài liệu mẫu so sánh là không do cùng một bản in ra. (Cả loại gói 453,6g và loại gói 100g)

Theo Kết luận giám định số: 13.010.a-GĐTM/NV2, 13.010.b.GĐTM/NV2 ngày 22/4/2013 của Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 2: Số bột ngọt A-one thu giữ phù hợp với quy định của TCVN 1459: 2008.

2.2.2.3 Đặc điểm về hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Qua nghiên cứu các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra trong địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy có những đặc điểm sau:

- Đặc điểm về chủ thể vi phạm:

Cũng như đặc điểm chung về chủ thể của nhóm hànhvi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì người vi phạm thông thường là những doanh nhân, những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, họ có trình độ hiểu biết nhất định về pháp luật, các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trên các lĩnh vực như: Thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh…vvv. Thông thường họ cũng là những người nắm các vị trí quản lý trong doanh nghiệp như: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng, nhân viên kinh doanh….

Chính vì có sự hiểu biết, có tiền nên những người này cũng tạo lập được các mối quan hệ sâu rộng với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, các lãnh đạo chủ chốt tại địa phương, các cán bộ làm trong các cơ quan tư

pháp…Điều này, dẫn đến hệ quả khi bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm thì họ thường đối phó nhanh, sử dụng mối quan hệ để "chạy" trách nhiệm , thậm chí là đưa hối lộ để không phải bị xử lý.

Ngoài ra, một đặc điểm cơ bản dẫn đến vi phạm, chính là động cơ lợi nhuận, vì muốn kiếm tiền một cách nhanh chóng nên bất chấp đạo đức kinh doanh, bất chấp quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Đặc điểm về phương thức thực hiện vi phạm:

Phương thức, thủ đoạn chung của hành vi này chính là lợi dụng sơ hở, kẻ hở của các quy định của Nhà nước hoặc địa phương về quản lý kinh tế. Sự buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng trên địa bàn như: Thuế, Công an, Quản lý thị trường, xuất nhập qua cảng, sân bay…vv. Lợi dụng đặc điểm về địa lý, địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều cảng biển, sân bay, nằm vị trí trung tâm đất nước nên xảy ra hoạt động vận chuyển hoàng hóa để trung chuyển và tiêu thụ các địa bàn khác. Thủ đoạn chủ yếu, phổ biến hiện nay chính là việc thành lập nhiều Công ty ma để mua bán, xoay vòng hóa đơn nhằm chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng của Nhà nước; hoạt động vận chuyển hàng hóa trái phép qua các cửa khẩu về thành phố Đà Nẵng để tiêu thụ, buôn lậu qua cảng biển, sân bay quốc tế; làm giả giấy tờ, nhất là các giấy tờ về nhà đất để chiếm đoạt tiền của các Ngân hàng, lưu hành và tàng trữ tiền giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế…vv

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 7

2.2.2.4. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Nguyên nhân điều kiện xã hội: Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình đô thị hóa, giải tỏa, đền bù và tái định cư, chỉnh trang đô thị diễn ra trên diện rộng; sự mở

rộng các khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút lực lượng lao động ở các tỉnh thành trong khu vực miền Trung tập trung về thành phố Đà Nẵng cũng kéo theo những ảnh hưởng tác động đến sự xuống cấp về đạo đức, phân hoá giàu nghèo, thiếu việc làm, cạnh tranh không bình đẳng ... Đây là nguyên nhân điều kiện của tình hình xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ở thành phố Đà Nẵng.

- Nguyên nhân trực tiếp của người vi phạm: Động cơ là lợi ích, việc mong muốn nhận được một lợi ích to lớn mà không phải đầu tư nhiều vẫn tồn tại trong một bộ phận dân cư, cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh theo chiều hướng ngày càng mở rộng; sự phát triển kinh tế thị trường kéo theo mặt trái của nó là lối sống thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi nhuận, thiếu đạo đức kinh doanh…, muốn làm giàu một cách nhanh chóng nên đã bất chấp tất cả để thực hiện hành vi như: vân chuyển, kinh doanh hàng hóa cấm lưu thông, hàng giả, trốn thuế…

- Nguyên nhân thuộc về các cơ quan chức năng nhà nước, nguyên nhân xã hội:

Các biện pháp kiểm tra trong lĩnh vực kinh tế thời gian qua tuy đã được các cấp chính quyền quan tâm, tập trung chỉ đạo còn thiếu chặt chẽ, chưa được thường xuyên liên tục, chưa tạo được cơ chế phối hợp đồng bộ, để huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng chống các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Phần lớn các vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đều được thực hiện trong hoàn cảnh các cơ quan nhà nước sơ hở, mất cảnh giác trong quản lý; ý thức cảnh giác của cộng đồng dân cư chưa cao; công tác tuần tra kiểm soát, bảo vệ địa bàn của cơ quan chuyên môn còn yếu…

Sự buông lỏng quản lý Nhà nước, chưa có các biện pháp kiên quyết, triệt để. Công tác chuyên môn của các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an,

Viện kiểm sát, Toà án còn nhiều thiếu sót, có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn, công tác điều tra xử lý chưa nghiêm.

Trên đây là những nguyên nhân, điều kiện chủ yếu làm cho các loại hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra ở thành phố Đà Nẵng vẫn diễn biến phức tạp. Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của các vi phạm về trật tự quản lý kinh tế xảy ra ở thành phố Đà Nẵng nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra giải pháp ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả.

2.3. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước về kinh tế và nguyên nhân của nó

2.3.1. Tồn tại và hạn chế

2.3.1.1. Tồn tại, hạn chế về con người, thực tiễn trong xử lý hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Khi tiến hành tố tụng thì các cán bộ tư pháp gặp khó khăn khi lấy lời khai người phạm tội này vì họ nắm vững kiến thức chuyên ngành, kiến thức kế toán…; việc thu thập chứng cứ, tài liệu không thuận lợi vì bị hợp thức hóa, tẩu tán. Vi phạm khi xảy ra thường có sự liên quan đến nhiều địa bàn khác nhau, nhiều trường hợp các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án phải cần đến sự tư vấn, giám định của các cơ quan quản lý chuyên môn về kinh tế như: Giám định tiền thuế chiếm đoạt trong các vụ án trốn thuế, định giá giá trị các tài sản bị chiếm đoạt,…vvv.

Các vụ án kinh tế thường rất phức tạp về chứng cứ nên mất nhiều thời gian thu thập, dẫn đến phải gia hạn thời hạn điều tra. Việc nhận định, đánh giá chứng cứ khác nhau, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nên dẫn đến nhiều vụ án phải trả điều tra bổ sung hoặc bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy án để điều tra lại.

Số lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán có kinh nghiệm, am hiểu trong các lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, ngoại ngữ, tin học

không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên khi các vụ án có liên quan đến kinh tế xảy ra phân công gặp rất nhiều khó khăn, phần nào đến chất lượng điều tra và xét xử loại án này.

2.3.1.2. Tồn tại, hạn chế trong việc quy định thiếu cụ thể, thiếu hướng dẫn của Bộ luật Hình sự năm 1999

Các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 35 điều, từ Điều 153 đến Điều 181c. Hầu hết các điều luật quy định trong chương này đều quy định định lượng, tính chất mức độ hậu quả để làm căn cứ định tội hoặc định khung hình phạt, nhưng các ngành Tư pháp Trung ương chưa có văn bản hướng dẫn hoặc có một số văn bản hướng dẫn nhưng cũng chưa được cụ thể như:

Về định lượng: Bao nhiêu gọi là số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn qui định tại các Điều 153, 154, 155, 156, 158, 160, 164, 164a, 174, 181b hoặc thế nào là thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn quy định tại các Điều 155, 156, 159, 160, 162, 163. Chính vì điều luật ghi thiếu cụ thể như vậy dẫn đến khó khăn trong việc nhận thức, vận dụng và xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.

Yếu tố “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’’: “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là tình tiết định tội, định khung trong nhiều tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế với 25/35 điều.

Tuy nhiên đến nay mới chỉ có Thông tư liêu tịch số 02/200l/TTLT- TANDTC-VKSNĐTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 hướng dẫn về các tình tiết “Gây thiệt hại nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu”. Đối với các tội phạm được quy định tại các Chương XVI và XXI chưa có hướng dẫn về việc áp dụng tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm

trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho công tác giải quyết án gặp nhiều khó khăn trong những năm qua.

Có khá nhiều trường hợp xảy ra tranh cãi gay gắt giữa cơ quan Viện kiểm sát với các Luật sư bào chữa cho các bị cáo, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau, giữa cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên và cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới về việc áp dụng các tình tiết này. Trong cùng một vụ việc, có ý kiến cho rằng hành vi của bị cáo là trường hợp “Gây hậu quả nghiêm trọng” nên đã phạm tội hoặc cần phải bị truy tố, xét xử theo quy định của khung tăng nặng, trong khi ý kiến khác lại cho rằng đó không phải là trường hợp “Gây hậu quả nghiêm trọng” nên bị cáo chưa phạm tội hoặc không phải trường hợp bị truy tố, xét xử theo quy định của khung tăng nặng,.. “Hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” là những quy định mang tính định tính. Việc xác định trường hợp nào gây hậu quả nghiêm trọng rất khác nhau với từng loại tội phạm. Từ đó dẫn đến tình trạng tất yếu là, với những tội phạm chưa có hướng dẫn thì việc áp dụng các tình tiết này thường có rất nhiều tranh cãi.

Nhưng tranh cãi thường xảy ra khi đánh giá về những hậu quả phi vật chất mà hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Trong nhiều vụ án, mà hậu quả về phi vật chất mà tội phạm gây ra còn lớn hơn nhiều những thiệt hại về vật chất, tại Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 21/8/2006 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, quy định “Làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Tuy vậy, do khó chỉ ra được rõ ràng, nên trong những vụ án cơ quan tiến hành tố tụng chưa tính cụ thể thiệt hại về vật chất từ những sai phạm do các bị cáo gây ra, thì thường bị các Luật sư bào chữa cho bị cáo khai thác cho rằng, hậu quả phi vật chất chỉ mang định tính chứ không định lượng được, không nên lấy hậu quả phi vật chất để buộc tội bị cáo. Việc lấy căn cứ cho

rằng hành vi của bị cáo đã gây bức xúc trong dư luận, khiếu kiện kéo dài, lòng tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước bị giảm sút,...để buộc tội bị cáo là không thuyết phục. [35]

Xác định số tiền bị thiệt hại chưa đúng do chưa tính đủ chi phí hợp lý, sự không thống nhất trong đánh giá đối với số tiền thiệt hại đã được thu hồi:

Vấn đề thứ nhất là việc xem xét những chi phí hợp lý để giảm trừ giá trị tài sản bị thiệt hại. Đối với những khoản chi này, nếu xác định là có thật, có đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh, là những chi phí hợp lý, phù hợp với hợp đồng thỏa thuận, phù hợp với chương trình, kế hoạch hoạt động của cơ quan tổ chức, được cơ quạn, tổ chức, cá nhân bị gây thiệt hại chấp nhận...quan điểm chung hiện nay là chấp nhận xem xét để giảm trừ những thiệt hại do hành vi vi phamj gây ra. Tuy nhiên trong thực tế, khi xác định thiệt hại một số cơ quan tiến hành tố tụng cũng chưa chú ý đầy đủ đến vấn đề này.

Đối với những trường hợp người đã gây thiệt hại (không phải là chiếm đoạt) cho tài sản của tổ chức, cá nhân khác, trước giai đoạn điều tra, người đó, hoặc tổ chức cá nhân khác đã trả lại, khắc phục một phần hoặc toàn bộ thiệt hại xảy ra. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về xử lý những trường hợp này. Có quan điểm cho rằng cần xem xét những khoản này để giảm trừ những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, từ đó có sự điều chỉnh chế tài tương ứng. Quan điểm khác cho rằng, đây chỉ là những trường hợp sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả đã xảy ra nên được xem xét để giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. [35]

Với những tồn tại, hạn chế trong quy định cũng như áp dụng các chế tài với các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khiến chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định trong việc bảo vệ trật tự quản lý kinh tế ở Việt Nam thời gian tới.

2.3.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, chủ yếu là do hệ thống các văn bản pháp luật quy định về nhóm hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chưa đồng bộ, thiếu sự hướng dẫn, quy định chi tiết; các quy định của Luật chưa phản ánh và theo kịp với diễn biến của các hành vi vi phạm, nhiều quy định không có khả năng triển khai và áp dụng trong thực tiễn như hành vi: Cho vay nặng lãi, trên thực tế rất khó và ít xử lý…vv

Công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm chưa được thường xuyên quan tâm thực hiện, nên những khó khăn vướng mắc trong vấn đề này không được tháo gỡ kịp thời, những kinh nghiệm hay chưa được đúc rút thành lý luận để chỉ dẫn cho thực tiễn.

Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém. Điều kiện hậu cần kỹ thuật bảo đảm cho công tác ngăn ngừa vi phạm còn nhiều khó khăn, hạn chế. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ còn chưa phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023