Tình Hình Xử Lý Các Hành Vi Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2009 Đến 2014

Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả nước, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997

- 2010 (theo giá cố định 1994) đạt 11,30%/năm so với mức bình quân 7,27%/năm của cả nước. Qua các năm, giá trị sản xuất công nghiệp, nông - lâm - thủy sản, tổng mức bán hàng hóa và dịch vụ xã hội đều có xu hướng tăng lên. Điều quan trọng là mức tăng trưởng này khá phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Những vận động nội lực đã khiến Đà Nẵng ngày càng mở rộng tầm vóc của mình. Bắt đầu từ kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở về hạ tầng giao thông, tiến hành chỉnh trang đô thị, xây dựng một môi trường mới hiểu theo nghĩa rộng, tạo điều kiện cho công cuộc phát triển mới. Khai thác tốt những lợi thế sẵn có, trong những năm qua Đà Nẵng đã có những biến đổi rõ rệt về nhịp độ và khí thế phát triển. [8]

Tóm lại, đặc điểm về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế, xã hội cho thấy thành phố Đà Nẵng là địa bàn phát triển mạnh về công nghiệp, kinh tế biển và dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh, mạnh về kinh tế - xã hội thì hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng phát triển theo chiều hướng gia tăng, phức tạp hơn. Tìm hiểu vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xảy ra trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.2.2. Tình hình xử lý các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2009 đến 2014

2.2.2.1. Kết quả về việc xử lý hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong 05 năm

trở lại đây, Cơ quan điều tra đã khởi tố 33 vụ/55 bị can; Viện Kiểm sát đã truy

tố: 26 vụ /42 bị can và Tòa án nhân dân đã xét xử 24 vụ/39 bị cáo, trong đó cơ cấu các loại hành vi thể hiện như sau:


Số

TT

Hành vi

Điều

luật

Khởi tố

(Vụ/bị can)

Truy tố

(Vụ/bị can)

Xét xử

(Vụ/bị can)


1.

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua

biên giới


154


01/01


01/01


01/01


2.

Hành vi sản xuất, tàng

trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm


155


09/17


08/14


08/14

3.

Hành vi sản xuất, buôn

bán hàng giả

156

03/03

02/02

02/02


4.

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng

bệnh


157


01/02


01/02


01/02

5.

Hành vi kinh doanh trái

phép

159

04/06

03/05

02/04

6.

Hành vi trốn thuế

161

02/04

01/02

0/0

7.

Hành vi lừa dối khách

hàng

162

01/04

01/04

01/04


8.

Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu

quả nghiêm trọng


165


02/03


01/01


01/01

9.

Hành vi vi phạm các quy

định về nghiên cứu, thăm

172

01/01

01/01

01/01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 6



dò, khai thác tài nguyên






10.

Hành vi vi phạm các quy định về khai thác và bảo

vệ rừng


175


03/03


02/02


02/02


11.

Hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín

dụng


179


0/1


0/1


0/1


12.

Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái

giả


180


06/10


04/06


04/06

13.

TỔNG CỘNG


33 /55

26/42

24/39


(Nguồn: Số liệu phòng Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, Viện KSND thành phố Đà Nẵng) [36].

Diễn biến các vụ vi phạm theo từng năm theo số liệu Viện Kiểm sát hai cấp thành phố Đà Nẵng đã truy tố như sau:

- Năm 2009: 04 vụ/07 bị can;

- Năm 2010: 02 vụ/04 bị can;

- Năm 2011: 06 vụ/11 bị can;

- Năm 2012: 04 vụ/07 bị can;

- Năm 2013: 04 vụ/07 bị can;

- Năm 2014: 06 vụ/ 06 bị can.

Tổng cộng: 26 vụ/ 42 bị can [34]

Qua thống kê, phân tích số liệu về tình hình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong vòng 05 năm trở lại đây thì các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã bị xử lý có số lượng không nhiều, trung bình mỗi năm từ 02 đến 06

vụ án, chiếm tỷ trọng nhỏ và không đáng kể so với các loại hành vi nguy hiểm khác xảy ra trên địa bàn, nhìn chung đã được kiềm chế, không có xu hướng tăng (qua các năm thì số vụ không có dấu hiệu tăng đột biến). Tính chất, mức độ hành vi vi phạm đơn giản, số lượng người vi phạm ít, không hình thành đường dây có quy mô, tổ chức lớn; tang vật thu giữ không nhiều…. Như vậy, sự ổn định của loại hành vi này phần nào đã phản ánh được sự ổn định kinh tế vĩ mô, sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng, cũng như tinh thần, hiệu quả trong công tác ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm trật tự kinh tế của các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, việc xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trên địa bàn vẫn tiềm ẩn ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung ở hoạt động ngân hàng, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, trốn thuế, hàng lậu và gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn thuế…vv. Đây là những dạng hành vi điển hình xảy ra trên địa bàn trong những năm qua. Đặc biệt, thời gian qua, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng quá trình đô thị hóa, giải tỏa, đền bù và tái định cư, chỉnh trang đô thị diễn ra trên diện rộng; giá đất đai liên tục tăng, tạo ra tình trạng sốt giá đất…..đã có tác động không nhỏ đến tình hình vi phạm, nhất là liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó xuất hiện các đối tượng câu kết với các cán bộ tín dụng ngân hàng, nâng khống, thẩm định giá trị tài sản thế chấp cao hơn giá trị thực tế; sau đó sử dụng vốn vay sai mục đích, nhiều vụ gian lận tín dụng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

2.2.2.2. Một số dạng hành vi và một số vụ án điển hình như sau

- Về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, xảy ra các dạng hành vi cụ thể như sau:

+ Không tiến hành kiểm đếm tiền mặt tồn quỹ cuối ngày của các phòng giao dịch, thể hiện rõ việc thiếu trách nhiệm của các nhân viên ngân hàng như

kiểm soát viên, nhân viên ngân quỹ xảy ra tại Phòng Giao dịch Sơn Trà, Ngân hàng SHB Chi nhánh Đà Nẵng:

Nguyễn Thị Ngoan (SN 1984, trú Xóm 3, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là nhân viên hợp đồng (theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn số 010/2011/HĐLĐ-SHB ngày 04/01/2011) SHB chi nhánh Đà Nẵng và được điều động làm nhân viên ngân quỹ tại Phòng Giao dịch Sơn Trà. Trong thời gian làm việc tại Phòng Giao dịch Sơn Trà, Ngoan thấy nhân viên Kiểm soát tại Phòng Giao dịch Sơn Trà (Đặng Thị Hoàng Anh) và các nhân viên kiểm ngân tại Tổ Ngân quỹ SHB chi nhánh Đà Nẵng (Phùng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Sương, Lê Thị Hồng Đức) không trực tiếp kiểm đếm tiền mặt tồn quỹ thực tế cuối ngày, nên Ngoan đã lợi dụng sơ hở chiếm đoạt tiền tồn quỹ cuối ngày của Phòng Giao dịch Sơn Trà số tiền 785.500.200 đồng (Tám trăm bảy mươi lăm triệu hai trăm nghìn đồng).

Hành vi thiếu trách nhiệm trong hoạt động của các nhân viên ngân hàng SHB chi nhánh Đà Nẵng Đặng Thị Hoàng Anh, Phùng Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Sương, Lê Thị Hồng Đức đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, vi phạm Điều 18, Điều 21 Quy chế số 297 ngày 04/11/2009 của Ngân hàng SHB về giao nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá và vi phạm quy trình ngân quỹ của Ngân hàng SHB số 909 ngày 01/12/2009 tạo sơ hở để Nguyễn Thị Ngoan lợi dụng lấy tiền, gây thiệt hại cho SHB Chi nhánh Đà Nẵng 785.000.200đ.

+ Không thực hiện đúng quy trình thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay, tạo sở hở để các đối tượng chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng, điển hình như sau:

Vụ cán bộ tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng đã không làm hết trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn để Phạm Quang Tuấn cùng một số người khác chiếm đoạt của ngân

hàng Công thương Chi nhánh Liên Chiểu Đà Nẵng số tiền 7.407.000.000đ, nội dung tóm tắt như sau:

Vụ án Phạm Công Tuấn (Giám đốc Công ty TNHH Kiến tạo đầu tư xây dựng và tổng hợp 29 - gọi tắt là Công ty Detraco, địa chỉ 345 Điện Biên Phủ- Đà Nẵng) chiếm đoạt số tiền 7.407.000.000đ của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

Trong vụ án có Nguyễn Văn Toàn là cán bộ tín dụng, người trực tiếp kiểm đếm, thẩm định hồ sơ xin vay vốn và tài sản thế chấp của công ty Detraco đã không làm hết trách nhiệm trong việc thẩm định, không tiến hành kiểm đếm cụ thể nên không phát hiện đàn bò dùng để thế chấp không đủ số lượng kê khai. Đối với công trình xây dựng tại trang trại, Nguyễn Văn Toàn chỉ dựa vào các hóa đơn GTGT do Phạm Công Tuấn cung cấp mà không giữ bản chính giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng, nên không phát hiện được toàn bộ tài liệu trên Phạm Công Tuấn, nâng khống trị giá 3.753.143.000đ trong khi thực tế giá trị: 1.994.400.000đ.

Hành vi của Nguyễn Văn Toàn là vi phạm các quy định tại Điểm 5, Điều

7 và Khoản 1, Điều 14 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tiểu mục 14.2, Mục 14, Điều 14 Quyết định số: 049/QĐ-NHCT-HĐQT ngày 31/5/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Vụ án Đào Quang Lâm :

Vào khoảng tháng 6/2009, Đào Quang Lâm đã làm giả Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Trần Thị Kim Phụng để vay của ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Đà Nẵng số tiền 1.000.000.000 đ trong vụ án có Phạm Văn Tùng là cán bộ tín dụng ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Đà Nẵng, quá trình thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, Phạm Văn Tùng biết rõ bà Trần Thị Kim Phụng không có nhu cầu vay vốn cũng như không có việc

xây nhà và kinh doanh trên lô đất cầm cố nhưng đã làm thủ tục thẩm định, xác định năng lực tài chính đối với bà Phụng và trình Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Việt Á duyệt cho bà Trần Thị Kim Phụng vay 1.000.000.000đ, bà Phụng không có khả năng trả nợ, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Việt Á 1.000.000.000đ .

Hành vi của Phạm Văn Tùng đã phạm vào các quy định về quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quy chế của Ngân hàng TMCP Việt Á trong việc: Thẩm định xác định năng lực tài chính và quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ.

- Các hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, điển hình vụ án:

Vào lúc 06 giờ ngày 31/01/2013, tại đoạn đường bê tông thuộc tổ 75, P.Hòa Quý, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng, Công an quận Ngũ Hành Sơn kiểm tra, bắt quả tang Nguyễn Văn Long (SN 1981, trú tổ 59, P.Hòa Quý, Q.Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) điều khiển xe ô tô BKS 43X-0212 vận chuyển các thùng hàng carton, bên trong có chứa các gói bột ngọt A-one. Kiểm tra xác định số lượng hàng hóa gồm:

- 80 thùng bột ngọt nhãn hiệu A-one loại 1LB 453,6g x 50bags, tổng cộng 4.000 gói.

- 11 thùng bột ngọt nhãn hiệu A-one loại 100g x 120bags, tổng cộng

1.320 gói.

Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Long phát hiện có 01 kho hàng, trong đó có chứa các hàng hóa gồm:

- 92 bao tải màu trắng loại 25kg, trên bề mặt ghi chữ Trung Quốc, bên trong chứa chất phụ gia dạng tinh thể màu trắng giống như bột ngọt.

- 159 gói nilong mang nhãn hiệu A-one loại 100g và 87 gói nilong mang nhãn hiệu A-one loại 453,6g bên trong có chứa chất tinh thể màu trắng giống bột ngọt.

- 02 thùng carton, mỗi thùng chứa 50 gói bột ngọt nhãn hiệu A-one loại 453,6g.

- 237 vỏ bao tải màu trắng loại 25kg, bề mặt ghi nhãn chữ Trung Quốc.

- 5183 vỏ bao nhãn hiệu bột giặt Omo.

- 09 vỏ bao nilong ghi nhãn hiệu bột ngọt Ajinomoto.

- 74 gói nilong loại 400g và 14 gói nilong loại 800g có ghi nhãn hiệu

Omo.


- 01 máy kết bao bì; 05 cái cân; 02 máy cắt băng keo; 01 chậu nhựa.

- 4.331 kg bột ngọt đã cho vào bao bì và chưa cho vào bao bì.

- 40,8kg bột giặt.

Theo lời khai của Nguyễn Văn Long thì việc sản xuất bột ngọt giả nhãn

hiệu A-one và bột giặt Omo do Nguyễn Thị Chiêu (SN 1966, trú 350/8 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng) và một phụ nữ tên Thưởng (chưa rõ lai lịch) thực hiện. Từ đầu tháng 10/2012 đến nay, Long 03 lần ra bến xe nhận hàng với tổng số lượng khoảng 404 bao sản phẩm bột ngọt và bột giặt loại 25kg/ bao, thông qua sự điều hành của Trần Thị Thủy (SN 1971, trú tổ 38, P.Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng). Khi có hàng, bà Thủy gọi điện thông báo cho Long ra bến xe Đà Nẵng nhận hàng rồi chở về kho tại Hòa Quý. Tại đây, Long cùng vợ là Võ Thị Kim Hoa (SN 1982) điều hành việc sản xuất, đóng gói bằng hình thức:

+ Sang chiết nguyên liệu là bột ngọt mua từ Trung Quốc cho vào các bao ni lông nhãn hiệu A-one, dùng máy kết bao đóng gói và đóng thùng carton mang bán ra thị trường.

+ Sang chiết nguyên liệu bột giặt Vì Dân cho vào các bao ni lông nhãn hiệu bột giặt Omo, dùng máy kết bao đóng gói bán ra thị trường.

Các loại bao bì nhãn hiệu A-one và Omo do Nguyễn Thị Chiêu mang đến hàng ngày. Sau khi đóng gói hàng hóa xong thì Long dùng xe ô tô tải vận

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023