Bảo Vệ Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Nhà Nước Bằng Chế Tài Hình Sự Là Đòi Hỏi Khách Quan

Thứ hai, nhóm công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế.

Pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý về kinh tế. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật. Điều 8 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Pháp luật về kinh tế được hiểu là hệ thống văn bản có tính quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để thể hiện ý chí, quyền lực của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế.

Hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý Nhà nước về kinh tế có hai loại văn bản: Văn bản qui phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật gồm: (1) Văn bản do Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh, (2) Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành để thi hành Việt Nam quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành: Lệnh, quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư, (3) Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành để thi hành các quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và của cơ quan Nhà nước cấp trên. Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật trong quản lý Nhà nước về kinh tế là những quy phạm pháp luật được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đối với đối tượng cụ thể như các quyết định bổ, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác đối với cán bộ công chức Nhà nước…

Thứ ba, nhóm công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong viêc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế.

Công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế, đó là chính sách kinh tế. Chính sách kinh tế là một hệ thống phức tạp gồm nhiều loại:

- Chính sách phát triển các thành phần kinh tế.

- Chính sách tài chính với các công cụ chủ yếu: Chi tiêu của Chính phủ và thuế.

- Chính sách tiền tệ với các công cụ chủ yếu: Kiểm soát mức cung tiền và lãi suất.

- Chính sách thu nhập với các công cụ chủ yếu: Giá cả và tiền lương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Chính sách ngoại thương với công cụ chủ yếu: Thuế nhập khẩu, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỉ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế…

Thứ tư, nhóm công cụ vật chất làm động lực tác động vào đối tượng quản lý.

Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 4

Công cụ vật chất được dùng làm áp lực, hoặc động lực tác động vào đối tượng quản lý của Nhà nước có thể bao gồm:

- Đất đai, rừng, núi, sông hồ, các nguồn nước, thềm lục địa….

- Tài nguyên trong lòng đất.

- Dự trữ quốc gia, bảo hiểm quốc gia.

- Vốn và tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp.

- Các loại quỹ chuyên dùng vào công tác quản lý của Nhà nước. Thứ năm, nhóm công cụ để sử dụng các công cụ nói trên.

Chủ thể sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế đã trình bày ở trên là các cơ quan quản lý của Nhà nước về kinh tế. Đó là các cơ quan

hành chính Nhà nước, các công sở và các phương tiện kinh tế - kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước.


1.2. Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế Nhà nước bằng chế tài hình sự là đòi hỏi khách quan


Quản lý hoạt động kinh tế nhằm mục đích sản xuất nhiều hàng hóa, tạo điều kiện phát triển xã hội, đồng thời điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo trật tự của giai cấp thống trị là đòi hỏi khách quan của bất kỳ Nhà nước nào. Vai trò bảo vệ trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước bằng các chế tài hình sự được thể hiện qua cách qui định tội phạm và hình phạt áp dụng đối với người có hành vi xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất kỳ Nhà nước nào bởi chính sự tồn tại, phát triển của hệ thống những quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có ý nghĩa góp phần quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước.

Do tính chất và đặc điểm của các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế luôn bị chi phối bởi, biến động bởi chính sách kinh tế theo từng thời kỳ lịch sử của Nhà nước, nên trong giai đoạn đất nước mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì, tình hình vi phạm trong lĩnh vực kinh tế nói chung, và các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các hành vi này xảy ra phổ biến, nghiêm trọng trên các lĩnh vực, các ngành, nhất là những ngành và lĩnh vực kinh tế trọng điểm như Ngân hàng, tài chính, quản lý đất đai, chứng khoán….Thực tế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự quản lý kinh tế của đất nước, là rào cản tới sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chế tài hình sự Hình sự là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức

và của công dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, để quản lý Nhà nước về kinh tế có hiệu quả, đảm bảo sự phát triển ổn định nền kinh tế thì biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất đó chính là bằng pháp luật hình sự.


1.3. Các dấu hiệu pháp lý chung và đường lối xử lý đối với các hành vi xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế


Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ Đại hội VI đến nay từng bước trở thành hiện thực. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu đã được xác lập là điều kiện để từng bước xoá bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp không còn phù hợp nữa. Các quan hệ kinh tế và quản lý kinh tế thay đổi. Muốn cho nền kinh tế phát triển, thì điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là đường lối đúng đắn của Đảng phải được thể chế hoá bằng pháp luật. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá X cùng với việc sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến việc đổi mới quản lý kinh tế đã có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. Các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng không còn phù hợp, đòi hỏi phải thay đổi mới thúc đẩy kinh tế phát triển. Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời là một yêu cầu cấp thiết, đáp ứng yêu cầu trên.

Do tính chất và đặc điểm của các hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế luôn luôn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn dài ngắn khác nhau, có hành vi hôm trước là tội phạm nhưng hôm sau không còn là tội phạm nữa, thậm chí còn được coi là công trạng. Vì vậy, Bộ luật Hình sự chỉ quy định những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm còn hành vi cụ thể xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế nào, do

ai quy định lại phải căn cứ vào các văn bản của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế mới xác định được [12].

1.3.1. Khái niệm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Trên thế giới quan niệm về tội phạm kinh tế thường được hiểu rất rộng, bao gồm các tội phạm liên quan đến tài sản (số đối tượng là tài sản), các tội phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và thậm chí trong lĩnh vực môi trường.

Trong khoa học Luật Hình sự Việt Nam, tội phạm kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tội phạm kinh tế được hiểu theo nghĩa trên và được quy định không chỉ trong các chương các tội phạm về kinh tế mà cả trong các chương khác của Bộ luật Hình sự. Còn theo nghĩa hẹp, các tội phạm được quy định ở Chương VII Bộ luật Hình sự 1985 và Chương XI Bộ luật Hình sự 1999 chỉ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, còn các tội phạm khác xâm phạm sở hữu, tội phạm về môi trường…đã được quy định ở các chương riêng khác. Như vậy, khách thể loại của tội phạm này chỉ là các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước ta. [1, tr.178, 179]

Như vậy, khái niệm tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được hiểu như sau: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý nền kinh tế [28, tr.275].

1.3.2. Các dấu hiệu pháp lý của nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

1.3.2.1.Khách thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm phạm đến các quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khoẻ của người tiêu dùng,… được thể chế hoá trong những quy định pháp luật của Nhà nước.

1.3.2.2. Mặt khách quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thực hiện có thể là hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành, lĩnh vực nhất định. Hậu quả có thể ở những mức độ rất khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) như: Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung cầu, làm ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hoá trên đất nước; thậm chí có những tội phạm còn làm cho người tiêu dùng thiệt hại không những cả về vật chất, sức khoẻ mà có khi còn nguy hiểm đến tính mạng…. Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

1.3.2.3. Chủ thể của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Chủ thể của các tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực

trách nhiệm hình sự. Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế (chủ thể đặc biệt).

1.3.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh

tế

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

1.3.2.5. Đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về kinh tế

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các quy định trong Chương XVI Bộ luật Hình sự đã có sự phân định rõ mức độ nào thì coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm, đồng thời để phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và quy định hình phạt phù hợp với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lượng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 153, Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), mức cao nhất của khung hình phạt quy định đến chung thân, tử hình.

Mặt khác, các tội này thường nhằm mục đích vụ lợi nên đối với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, để tạo điều kiện và giáo dục họ trở thành người tốt, hình phạt chính chỉ áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, tuỳ theo hậu quả và mức độ thu lợi bất chính mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. [28, tr.249 - 250]


CHƯƠNG II :CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2014


2.1. Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng các pháp luật hình sự từ sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999


2.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1985

2.1.1.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Nền kinh tế của đất nước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Ở miền Bắc, khoảng 200.000 quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa Đồng Minh vào tước vũ khí quân Nhật, với dã tâm là giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng. Ở miền Nam, quân đội Pháp được quân Anh yểm trợ xâm lược chiếm Sài Gòn, rồi sau đó đánh rộng ra các tỉnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đã là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm và "Đảng ta xác định giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu" [16, tr. 468.]. Chính vì vậy, ngay từ khi mới hình thành, pháp luật hình sự của chính quyền nhân dân đã tập trung phục vụ thực hiện các nhiệm vụ đó Nhà nước đã ban hành một số sắc lệnh quan trọng làm cơ sở pháp lý cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi nguy hiểm về kinh tế như: Để đấu tranh chống giặc đói, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh sè: 7-SL ngày 5-9-1945 cấm đầu cơ, tích trữ thóc, gạo và

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023