quá trình quản lý nền kinh tế quốc dân. Trong nền kinh tế thị trường, vận hành bằng cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước thì chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế được xác định là chức năng quản lý kinh tế vĩ mô với các nội dung cơ bản như sau:
- Chức năng định hướng, hướng dẫn phát triển kinh tế:
Trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Đảng đã đề ra, Nhà nước định hướng phát triển kinh tế. Thực hiện chức năng, định hướng của Nhà nước là: Xác định có căn cứ khoa học những mục tiêu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, phát triển các ngành và vùng lãnh thổ. Lập các quy hoạch, kế hoạch đồng thời lựa chọn các biện pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó trong thời gian nhất định. Nhà nước càng thực hiẹn tốt chức năng định hướng càng tránh được rủi ro cho các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong thời kỳ mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, Nhà nước càng phải tăng cường định hướng, hướng phát triển kinh tế, vì: Các doanh nhân tự chủ kinh doanh nhưng chưa thể nắm được tình hình, xu hướng vận động của thị trường, dễ gây thua lỗ, thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế
- xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra. Nhà nước định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động đúng định hướng nhằm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch mà Nhà nước đã vạch ra.
- Chức năng tổ chức thực hiện nền kinh tế
Nhà nước có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế, trong đó quan trọng và cấp thiết hơn cả là sắp xếp, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý. Nhà nước còn có trách nhiệm tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế từ Trung ương
đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp các cán bộ công chức quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế.
- Chức năng Nhà nước điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường
Trong khi điều hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường định hướng, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, vừa điều tiết, chi phối thị trường hoạt động theo định hướng của Nhà nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, công bằng và có hiệu quả. Để điều tiết, Nhà nước sử dụng hàng loạt biện pháp bao gồm các chính sách, các đòn bẩy kinh tế, các công cụ tài chính, thuế, tín dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1
- Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng pháp luật hình sự trên cơ sở số liệu, thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng - 2
- Bảo Vệ Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Nhà Nước Bằng Chế Tài Hình Sự Là Đòi Hỏi Khách Quan
- Thời Kỳ Từ Năm 1976 Đến Trước Pháp Điển Hóa Lần Thứ Nhất Năm 1985
- Tình Hình Xử Lý Các Hành Vi Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2009 Đến 2014
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
- Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội. Để bảo đảm tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản công, khắc phục khuyết tật của kinh tế thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
Các chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế trên chỉ có thể thực hiện tốt khi có những giải pháp đồng bộ, không thể thực hiện rời rạc từng chức năng. Nói đến chức năng tạo lập môi trường thuận lợi mà không chú ý đúng mức đến chức năng tổ chức, sắp xếp lại cơ quan, bố trí hợp lý cán bộ và cải cách hành chính thì không thể có môi trường thuận lợi. Cũng tương tự như vậy, nếu Nhà nước không làm tốt chức năng điều tiết, kiểm tra thì không thể tạo lập được môi trường lành mạnh và bình đẳng.
Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định Nhà nước tập trung làm tốt các
chức năng: Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế. Thực hiện quản lý Nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ "chế độ chủ quản"; tách hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịch vụ công cộng (giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao). Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính và tiền tệ, bảo đảm tính ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia.
1.1.4. Đối tượng, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về kinh tế
1.1.4.1. Đối tượng quản lý nhà nước về kinh tế
* Dựa vào cấu trúc của nền kinh tế quốc dân gồm:
- Tài nguyên quốc gia: Là một đối tượng quản lý quan trọng nhưng tuỳ vào mỗi quốc gia thì có sự quản lý khác nhau. Tài nguyên không chỉ dành cho người đương thời mà còn cho đời sau nên cần coi quản lý tài nguyên như 1 nội dung về kinh tế.
- Dự trữ quốc gia gồm: Vật tư, nội, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, đó là 1 phần của tổng sản phẩm quốc dân được dùng để bảo hiểm đất nước trước các rủi ro, do đó nhà nước cũng cần quản lý đối tượng này.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng gồm: Các công trình giao thông, hệ thống thoát nước, phương tiện truyền dẫn ... do ngân sách quốc gia đầu tư và xây dựng. Hệ thống này phục vụ nhiều cho kinh tế nên cần quản lý.
- Các doanh nghiệp: Quản lý Nhà nước về kinh tế chủ yếu là quản lý doanh nghiệp, các tế bào của nền kinh tế, là nhân vật chính nên nó là 1 đối tượng quản lý quan trọng.
* Xét cấu trúc của quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm:
- Quá trình đầu tư xây dựng kinh tế.
- Quá trình vận hành của nền kinh tế.
* Xét các mặt hoạt động của nền kinh tế bao gồm:
- Vấn đề quan hệ sản xuất được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự phù hợp và thích ứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất từ đó nền kinh tế sẽ phát triển và ngược lại.
- Nhà nước thường quản lý các mặt sau đây: Quyền sở hữu của nhà nước với các loại tài sản quốc gia, về sự cho phép tồn tại của các loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, về loại hình doanh nghiệp.
- Vấn đề tổ chức sản xuất: Thì nhà nước quản lý về cơ cấu kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.
+ Nhà nước quản lý về quy mô doanh nghiệp, phân công việc làm và hợp tác trong nền kinh tế quốc dân, vấn đề phân bố địa lý của doanh nghiệp, vấn đề quan hệ quốc tế của nền kinh tế.
- Vấn đề chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường.
Chất lượng sản phẩm thì nhà nước lại quản lý ở 2 lĩnh vực chủng loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
- Vấn đề tiến bộ khoa học - công nghệ trong kinh tế: Nhà nước quản lý các mặt như: thành tựu cụ thể của khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Đối tác mà các doanh nghiệp có quan hệ trong việc thực hiện các định hướng tiến bộ khoa học công nghệ nói trên.
- Vấn đề tổ chức quản lý: Nội dung cơ bản là cơ cấu bộ máy quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp, chế độ ghi chép hạch toán, thống kế, chế độ
thanh toán qua ngân hàng.
1.1.4.2. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế
Việc quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm các nội dung cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế;
Thứ hai, xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Cụ thể là: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó.
Thứ ba, xây dựng pháp luật kinh tế: Hệ thống pháp luật kinh tế gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính sau:
- Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại v.v… Loại hình pháp luật này thực chất là Luật tổ chức các đơn vị kinh tế, theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc chơi do Nhà nước làm trọng tài.
- Hệ thống pháp luật theo khách thể như Luật Tài nguyên môi trường, được Nhà nước đặt ra cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường thiên nhiên.
Thứ tư, tổ chức hệ thống các doanh nghiệp;
Thứ năm, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước;
Thứ sáu, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế;
Thứ bảy, thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội, của nhà nước và của công dân;
1.1.5. Các công cụ quản lý Nhà nước về kinh tế
Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của Nhà nước mà Nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể, các thành viên tham gia hoạt động trong nền kinh tế.
Công cụ quản lý của Nhà nước về kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều loại, trong đó có công cụ quản lí thể hiện mục tiêu, ý đồ của Nhà nước, có công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự hành vi của các chủ thể kinh tế, có công cụ thể hiện tư tưởng, quan điểm của Nhà nước trong việc điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, có công cụ vật chất thuần túy….“Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường.” [10]
Thứ nhất, nhóm công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Xác định mục tiêu quản lý là việc khởi đầu quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế. Các mục tiêu chỉ ra phương hướng và các yêu cầu về số lượng, chất lượng cho các hoạt động quản lý của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Các công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của quản lý có thể bao gồm:
- Đường lối phát triển kinh tế - xã hội: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội là khởi đầu của quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước do Đảng cầm quyền của các quốc gia xây dựng và thực hiện, đó là việc xác định trước một cái đích mà nền kinh tế cần đạt tới, để từ đó mới căn cứ vào thực trạng hoàn cảnh của nền kinh tế mà tìm ra lối đi, cách đi, trình tự và thời hạn tiến hành để đạt tới đích đã xác định. Ở nước ta, đường lối phát triển kinh tế
đất nước gắn liền với phát triển xã hội và do Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ đại hội.
Đường lối phát triển kinh tế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với vận mệnh của đất nước, nó được coi là công cụ hàng đầu của Nhà nước trong sự nghiệp quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Đường lối đúng sẽ đưa đất nước đến phát triển, ổn định, giàu mạnh công bằng và văn minh. Đường lối sai sẽ đưa đất nước đi lầm đường lạc lối, là tổn thất, là đổ vỡ, là suy thoái, là hậu quả khôn lường về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm cơ bản, các mục tiêu lớn và các giải pháp chủ yếu được lựa chọn nhằm đạt được một bước đường lối phát triển kinh tế đất nước trong một chặng thời gian đủ dài. Thực chất chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là sự cụ thể hóa đường lối phát triển doanh nghiệp trong mỗi chặng đường lịch sử của đất nước (thường là 10 năm, 15 năm, hoặc 20 năm) và cũng do Đảng cầm quyền chỉ đạo và xây dựng. Ở nước ta, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam xây dựng trong các Đại hội Đảng toàn quốc, như chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là việc đính hướng phát triển kinh tế dài hạn. Trong đó, xác định rõ qui mô và giới hạn cho sự phát triển. Thực chất qui hoạch là xác định khung vĩ mô về tổ chức không gian nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm cho nền kinh tế phát triển mạnh, bền vững và có hiệu quả.
Thực chất của qui hoạch là cụ thể hóa chiến lược về không gian và thời gian. Trên thực tế, công tác quản lý kinh tế của Nhà nước có các loại quy
hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch lãnh thổ, quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương….
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: Kế hoạch là cụ thể hóa chiến lược dài hạn, gồm có kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm. Thực chất, kế hoạch là một hệ thống các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản được xác định như: tốc độ phát triển nền kinh tế, cơ cấu kinh tế, các cân đối lơn….các chỉ tiêu kế hoạch này bao quát các ngành, các vùng, các lĩnh vực và thành phần kinh tế.
Ở Việt Nam, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là công cụ quan trọng trong quản lý nền kinh tế của Nhà nước.
- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội là tổ hợp các mục tiêu, các nhiệm vụ, các thủ tục, các bước phải tiến hành, các nguồn lực và các yếu tố cần thiết để thực hiện một ý đồ lớn, một mục tiêu nhất định đã được xác định trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: chương trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chương trình cải cách nền hành chính quốc gia, chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chương trình phát triển kinh tế đối ngoại, chương trình phát triển công nghiệp, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, chương trình phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái, chương trình phát triển dịch vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc, chương trình xóa đói giảm nghèo….
- Chương trình là cơ sở quan trọng để tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào việc giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch Nhà nước trong từng thời kì và cho phép khắc phục tình trạng tách rời giữa các nhiệm vụ của kế hoạch đã được xác định để thực hiện kế hoạch Nhà nước một cách có hiệu quả nhất.