ghi nhận số thứ tự và thời gian (ngày, giờ, phút) nhận lệnh tai
thờ i điểm nhân
lêṇ h” [8, Điều 52, Khoản 4]. Đây là một quy định khá chặt chẽ và rất có ý nghĩa. Với việc yêu cầu này để xác định rõ trật tự và thứ tự ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng nhằm đảm bảo nguyên tắc lệnh của khách hàng được thực hiện trước. Việc quy định này nhằm tránh nhân viên môi giới và công ty chứng khoán có hành vi ưu tiên thực hiện lệnh giao dịch tự doanh của công ty và các khách hàng đặc biệt của công ty. Tuy nhiên trên thực tế quy định này chỉ áp dụng với phương thức khách hàng đặt lệnh giao dịch tại quầy giao dịch của công ty chứng khoán và thứ tự lệnh chỉ đúng với từng nhân viên môi giới chứng khoán. Thêm vào đó, một công ty chứng khoán có nhiều nhân viên môi giới và nhiều điểm nhận lệnh khác nhau, vì vậy trong cùng một thời điểm công ty chứng khoán có khả năng tiếp nhận cùng lúc nhiều lệnh khác nhau của khách hàng. Vì vậy những thứ tự và thời gian ghi nhận nêu trên chỉ mang tính tương đối.
Thông tư 210/2012/TT-BTC cũng quy định rõ: "Công ty chứng khoán phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác lệnh giao dịch của khách" [8, Điều 52, Khoản 5]. Quy định này yêu cầu các công ty chứng khoán phải thực hiện, xử lý lệnh của khách hàng một cách nhanh chóng và trong thời gian sớm nhất, một cách chính xác các lệnh giao dịch mà khách hàng đã đặt. Thực tế cho thấy thời gian mở cửa của một phiên giao dịch là rất ngắn và sự biến động của giá các loại chứng khoán trên thị trường là rất lớn. Vì vậy việc thực hiện nhanh chóng chính xác các lệnh mua bán mà khách hàng đã đặt lệnh có ý nghĩa rất lớn tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư.
Đối với các công ty chứng khoán có cung cấp dịch vụ đặt lệnh qua internet và điện thoại, thông tư 210/2012 cũng có những quy định rất rõ:
Trường hợp nhận lệnh giao dịch trực tuyến, qua điện thoại, qua fax và các đường truyền khác, công ty chứng khoán phải tuân thủ:a) Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn; b) Đảm bảo có ghi nhận lại đầy đủ thông tin tại thời điểm nhận lệnh, lưu giữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng; c) Đảm bảo nguyên tắc xác nhận với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch; d) Có biện pháp
đảm bảo an toàn, an ninh đường truyền và biện pháp khắc phuc thích hợp
khi không nhâp
đư ợc lêṇ h của khách hàng vào hê ̣thống giao dic̣ h do lỗi
của công ty [8, Điều 52, Khoản 3].
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Của Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo Vệ Bằng Các Biện Pháp Quản Lý Và Xử Lý Vi Phạm Đối Với Các Chủ Thể Trên Thị Trường
- Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 8
- Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Trong Việc Bảo Vệ Nhà Đầu Tư Không Chuyên Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Tập Trung
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Điều này cũng quy định rõ các lệnh đặt qua điện thoại và qua internet cũng phải đảm bảo có ghi nhận thời điểm nhận lệnh của khách hàng. Cũng như ý nghĩa của việc ghi nhận thời điểm đặt lệnh của khách hàng ở phương thức đặt lệnh trực tiếp, việc ghi nhận thời điểm nhận lệnh của khách hàng ở phương thức đặt lệnh qua điện thoại và internet cũng nhằm đảm bảo xác định rõ thời điểm khách hàng đặt lệnh, thời điểm nhận lệnh và trật tự ưu tiên thực hiện lệnh khi truyền và nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Thêm nữa thông tư cũng quy định các công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch để nhằm xác nhận và khẳng định với khách hàng việc lệnh của khách hàng đã được các công ty chứng khoán nhận được và đã xử lý để nhập vào hệ thống. Với những phương thức giao dịch từ xa này khách hàng không thể biết rõ các lệnh của mình có đến được công ty và được xử lý để nhập vào hệ thống, chính vì vậy yêu cầu có xác nhận về tình trạng của lệnh trước khi nhập vào hệ thống giao dịch là rất cần thiết, hợp lý và chính xác.
Luật Chứng khoán Liên bang của Mỹ cũng chú trọng đến việc ghi nhận thời điểm nhận lệnh này để bảo vệ cho các nhà đầu tư. Luật này quy định việc đóng dấu xác nhận thời gian đối với tất cả các lệnh chứng khoán và hợp đồng tương lai. Các lệnh chứng khoán phải được đóng dấu vào thời điểm truyền dẫn lệnh, thường có nghĩa là lúc nhân viên xử lý nhập lệnh, chứ không phải là khi người môi giới viết phiếu lệnh. Nếu khách hàng cảm thấy có quyền kiểm tra việc thực hiện lệnh, vì thấy rõ những giao dịch có thể vận dụng trên bảng điện tử của Sở giao dịch sau khi nhận được lệnh của mình, thì thời gian được đóng dấu lên phiếu lệnh có thể là một bằng chứng hữu ích [59].
Với những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quan tâm nhất định đến quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư. Có hai điểm mà
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành đặc biệt chú ý khi bảo vệ quyền tham gia thị trường và thực hiện các giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là: thứ tự thực hiện lệnh, thời điểm nhận lệnh. Có thể nói đây là hai điểm quan trọng nhất đối với việc đặt lệnh của khách hàng bởi nó đảm bảo một cách tốt nhất khả năng lệnh của khách hàng được tiếp nhận, xử lý một cách minh bạch nhất, công bằng nhất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các quy định nêu trên của Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn khá chung chung, quy định của Luật mới chỉ nêu một cách khái quát các yêu cầu mà các Công ty chứng khoán phải tuân thủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Mặt khác, các quy định này cũng chưa sát với thực tế giao dịch của các công ty chứng khoán, vì vậy, tính chất bảo vệ của các quy định pháp luật nêu trên vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Một công cụ nữa bảo vệ nhà đầu tư được áp dụng chính là các quy chế giao dịch của TTGDCK/ SGDCK, mặc dù tính chất bảo vệ của các quy định tại quy chế giao dịch của TTGDCK/ SGDCK thấp hơn so với quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Lệnh mua bán chứng khoán được thực hiện tại các TTGDCK/ SGDCK khác nhau, vì vậy mỗi TTGDCK/ SGDCK đều có những quy chế giao dịch riêng phù hợp với cách thức giao dịch của từng TTGDCK/ SGDCK. Những quy chế này mang tính chất nội bộ, rằng buộc các công ty chứng khoán thành viên phải tuân thủ khi thực hiện giao dịch.
2.1.1.2. Quyền được cung cấp thông tin
Quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu tư được Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung 2010 ghi nhận như là một trong các nguyên tắc hoạt động của TTCK. Điều 4 Luật Chứng khoán ghi nhận nguyên tắc "Công bằng, công khai, minh bạch" [29, Điều 4]. Điều 9 Luật Chứng khoán quy định 4 nhóm hành vi bị cấm, trong đó có 3 nhóm hành vi liên quan đến quyền thông tin, bao gồm:
Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.
Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ [29, Điều 9].
Kể từ khi Luật chứng khoán 2006 được ban hành, Nhà nước đã ra thông tư về việc công bố thông tin, và thay thế nhiều lần để đạt được hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực này. Đó là thông tư số 38/2007/TT-BCT [1], sau đó được thay thế bằng thông tư 09/2010/TT/BTC [6], đến nay tiếp tục được thay thế bằng thông tư số 52/2012/TT-BTC [9]. Thông tư này ra đời nhằm đảm bảo sự vận hành minh bạch của thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, theo đó các tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK, TTGDCK và các cá nhân liên quan là đối tượng phải công bố thông tin định kỳ hoặc bất thường theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc của việc công bố thông tin là kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
Việc công bố thông tin bao gồm: công bố thông tin của tổ chức niêm yết, công bố thông tin giao dịch của cổ đông nội bộ, công bố thông tin của các tổ chức trung gian, công bố thông tin của các tổ chức cung ứng dịch vụ.
2.1.1.3. Quyền được bảo vệ tài sản sở hữu
Quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu được quy định khá rõ trong bộ luật dân sự 2005
1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
3. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật [30].
Bộ luật Dân sự quy định đầy đủ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản nói chung như quyền truy tìm và đòi lại tài sản (Điều 256), quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp (Điều 259), quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 260).
Đối với việc bảo vệ tài sản đầu tư là chứng khoán, pháp luật chứng khoán hiện hành quy định một số vấn đề như sau:
Tổ chức lưu giữ toàn bộ chứng khoán niêm yết trên TTCK tập trung là Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Để bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư gửi giữ chứng khoán, Luật chứng khoán quy định: "Chứng khoán dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, các tài sản khác của khách hàng do Trung tâm Lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký quản lý là tài sản của chủ sở hữu và không được coi là tài sản của Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc thành viên lưu ký" [29, Điều 56].
Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên TTCK tập trung chủ yếu liên quan đến các công ty chứng khoán là nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, đặt lệnh giao dịch chứng khoán. Để bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư trong mối quan hệ với công ty chứng khoán, Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán như sau:
- Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty [29, Điều 71, Khoản 2, Điều 71, Khoản 7].
Việc quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư là để phục vụ hai mục đích: thứ nhất là tránh việc nhầm lẫn trong hạch toán tài khoản của các nhà đầu tư với nhau; thứ hai là để nhà đầu tư dễ dàng kiểm tra số dư tài khoản của mình, tạo điều kiện thực hiện quyền tự bảo vệ tài sản đầu tư.
Thông tư số 210/2012/TT-BTC đã có quy định về việc công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng. Theo đó, khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại. Việc chuyển tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư về cho ngân hàng quản lý giúp hạn chế các hành vi xâm hại của các công ty chứng khoán đối với số dư tiền gửi đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của thị trường.
1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán.
2. Công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận và chi trả tiền mặt để giao dịch chứng khoán của khách hàng mà phải thực hiện qua ngân hàng thương mại.
3. Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức. Các giao dịch liên quan đến tiền của khách hàng chỉ được phép thực hiện theo quy định của pháp luật [8, Điều 50].
Theo quy định tại Thông tư số 210/2012/TT-BTC, các CTCK buộc phải thực hiện quản lý tách bạch tài khoản tiền gửi của khách hàng theo hai hình thức. Khách hàng sẽ mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn, để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Với cách thức này thì công ty chứng khoán không thể can thiệp để sử dụng tiền của NĐT, vì mọi giao dịch rút hay sử dụng đều được Ngân hàng ghi lại và quản lý, NĐT không chuyên nghiệp bất cứ lúc nào cũng có thể biết được việc sử dụng tiền trên tài khoản của mình như thế nào.
Hoặc, các CTCK có thể đưa ra lựa chọn thứ hai là: công ty mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại để quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Tài khoản chuyên dụng phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của CTCK. Phương án này cũng đã khắc phục được hạn chế của công văn số 1888/UBCK-QLKD trước đây của UBCKNN chỉ yêu cầu bắt buộc các công ty chứng khoán tách bạch tài khoản tự doanh của mình với tài khoản tiền gửi của tất cả các khách hàng (tài khoản tổng chứ không phải tài khoản của từng cá nhân khách
hàng) [45]. Kết quả là do chỉ có tài khoản tổng chung cho tất cả mà mỗi khách hàng vẫn không thể nắm được cụ thể về tài khoản của mình, không thể tự quản lý được tài khoản của mình. Kết hợp với phương thức thanh toán bù trừ đa phương như hiện nay thì CTCk hoàn toàn có thể tranh thủ sử dụng và hưởng lợi từ tiền gửi của khách hàng trong khoảng thời gian từ T+1 đến ngày T+3.
Theo quy định tại Thông tư 210/2012/QĐ-BTC, CTCK có trách nhiệm thiết lập hệ thống kế toán để quản lý tiền gửi của từng nhà đầu tư. CTCK có nghĩa vụ xác định rõ số dư (nếu có) tại mọi thời điểm của từng khách hàng và cung cấp sao kê chi tiết số dư tiền (nếu có) của từng khách hàng bất cứ lúc nào theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, CTCK có trách nhiệm đảm bảo thực hiện mọi yêu cầu rút, chuyển tiền của khách hàng trong phạm vi số dư tiền của khách hàng khi khách hàng không
còn nghĩa vụ phải trả đối với CTCK.
Nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, pháp luật chứng khoán còn đặt ra một số quy định cụ thể như:
Việc bảo vệ tài sản đầu tư chứng khoán, còn được thể hiện ở các quy định pháp luật về việc tăng vốn điều lệ:
Như trên đã phân tích, việc tăng vốn điều lệ luôn làm giảm giá trị số cổ phiếu mà cổ đông hiện hữu đang nắm giữ. Bởi vậy, pháp luật chứng khoán quy định khá chặt chẽ về thủ tục tăng vốn điều lệ đối với các công ty đang niêm yết. Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ luôn luôn phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Điều này thể hiện ý chí của nhà đầu tư đối với các vấn đề liên quan đến số cổ phần thuộc sở hữu của mình.
Ngoài ra, quyền này còn nằm trong các quy định pháp luật về hành vi thao túng thị trường: Thao túng thị trường là hành vi được thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, nhằm mục đích thao túng giá chứng khoán.Thông tư 74/2011/TT-BTC cũng có quy định về hành vi thao túng thị trường như sau:
Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là việc một hay nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc thông đồng với nhau thực hiện, một cách trực tiếp hay gián tiếp việc đặt lệnh, giao dịch hoặc công bố, phát tán thông tin nhằm tạo cung, cầu, tính thanh khoản, diễn biến giá giả tạo đối với một hoặc nhiều loại chứng khoán [7, Điều 2, Khoản 11].
Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật Chứng khoán:
Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán để thao túng giá chứng khoán, kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán [29, Điều 9, Khoản 4].
Hành vi thao túng thị trường gây ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư khác trên thị trường do nó tạo ra cung, cầu giả tạo, khiến cho các nhà đầu tư khác nhầm tưởng về xu hướng của thị trường, dẫn đến các quyết định mua bán chứng khoán sai gây thiệt hại về tài chính. Thao túng thị trường bị coi là hành vi gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán, cần phải ngăn chặn và xử lý nhằm đảo bảo sự vận hành minh bạch và bình đẳng của thị trường.
2.1.2. Bảo vệ bằng các biện pháp quản lý và xử lý vi phạm
2.1.2.1. Quản lý chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành riêng lẻ
Bởi đặc thù của chứng khoán NĐT không chuyên nghiệp không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng và đánh giá được giá trị của chứng khoán như đối với các loại hàng hoá thông thường khác mà chỉ căn cứ vào các thông tin liên quan đến tổ chức phát hành và đợt phát hành để đánh giá giá trị của chứng khoán khi quyết định đầu tư. Do đó, nếu tổ chức phát hành hoạt động kém hiệu quả hoặc cố ý đưa ra những thông tin không chính xác về tình hình tài chính và đợt phát hành thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của NĐT không chuyên nghiệp nói riêng cũng như sự an toàn và hiệu quả của thị trường CK nói chung. Chính vì vậy, pháp luật đã đặt ra những quy định nhằm quản lý chặt chẽ việc chào bán chứng khoán ra công chúng và phát hành riêng lẻ. Điều kiện phát hành cổ phần riêng lẻ của công ty đại chúng được quy định trong Luật