sản văn hóa, để góp phần giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Tham gia, tổ chức gian hàng trưng bày, triển lãm về di sản văn hóa và du lịch Đắk Lắk tại các Hội chợ trong nước và quốc tế: tham gia các hội chợ triển lãm, hoạt động xúc tiến du lịch tổ chức định kỳ hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các sự kiện lớn ở một số tỉnh, thành tổ chức.
Tổ chức quảng bá di sản văn hóa Đắk Lắk qua các hình thức: phương tiện truyền thông (truyền hình, báo chí, internet); biển quảng cáo tấm lớn; quảng cáo qua màn hình Led tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện trong tỉnh. Xây dựng video clip quảng bá về di sản văn hóa Đắk Lắk với nhiều hình thức,
chủ đề phù hợp với từng giai đoạn phát triển du lịch của địa phương.
Khảo sát và làm biển chỉ dẫn, panô đến một số khu, điểm di tích quan trọng trên địa bàn tỉnh; xây dựng, nâng cấp, duy trì và bảo dưỡng các biển quảng cáo tấm lớn quảng bá hình ảnh di sản văn hóa và du lịch Đắk Lắk tại các nút giao thông chính trên địa bàn tỉnh: Sân bay Buôn Ma Thuột; Đèo Hà Lan (thị xã Buôn Hồ); xã Hòa phú (thành phố Buôn Ma Thuột), tại Km16 (QL 26 huyện Krông Pắc), QL 27 và Trung tâm huyện Buôn Đôn;
Đẩy mạnh công tác giới thiệu quảng bá hình ảnh, giá trị di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk trên các phương tiện thông tin, báo chí như Báo Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch, Báo Tuổi trẻ, Báo Đắk Lắk, HTV, VCTV, HTVC và DRT; Cổng thông tin Điện tử của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột; liên kết với các website của Tổng cục Du lịch, các Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch trên cả nước và trên mạng xã hội để thông tin, quảng bá về các điểm di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của tỉnh Đắk Lắk đến với du khách trong và ngoài nước cũng như các nhà đầu tư tìm hiểu để đầu tư tại các di tích, khai thác du lịch của Đắk Lắk.
3.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý di sản là một trong những ưu tiên của các sở, ngành của tỉnh. Các sở, ngành của tỉnh luôn
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nội Dung Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc
- Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 8
- Phương Hướng Bảo Đảm Thực Hiện Chính Sách Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Văn Hóa Vật Thể Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
tạo điều kiện hỗ trợ cho các cán bộ được tự học, tự tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý các di tích khảo cổ, quản lý môi trường, cảnh quan và các hoạt động du lịch. Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn được thông qua việc cử cán bộ tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề trong nước và quốc tế.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước đối với di tích. Kiện toàn tổ chức bộ máy về quản lý di tích ở các cấp theo quy định hiện hành, hướng dẫn của Trung ương và địa phương để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở; có chính sách thu hút nguồn nhân lực; nâng cao công tác quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy di tích, trước hết phải xây dựng tổ chức có đủ năng lực quản lý Đề án.
3.2.1.4. Tăng cường các công cụ thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, để kịp thời
kiến nghị, đề xuất điều chỉnh, bổ sung hệ thống chính sách về di tích cho phù hợp với thực tiễn địa phương, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch về chính sách thu hút đầu tư các dự án bảo tồn di tích, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ để thu hút các nhà đầu tư.
Khuyến khích huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư trực tiếp vào các dự án có di tích, có giá trị tiềm năng lớn để phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thực hiện phương châm: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân, với các phương châm cơ bản: “Biến di sản thành tài sản; biến văn hóa thành hàng hóa; biến tài nguyên thành tài chính; biến nguồn lực thành động lực; biến đổi môi trường thành thị trường; biến giá trị thành giá cả”.
Huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong đầu tư hạ tầng du lịch, hạ tầng dân sinh, các doanh nghiệp chủ động triển khai các dự án nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn phát triển du lịch với bảo tồn di tích; Huy động được nguồn lao động nhàn rỗi, dôi dư trong cộng đồng dân cư trong khu di tích tham gia vào các hoạt động du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; Cộng đồng dân cư được tham gia vào việc hoạch định các cơ chế, chính sách, tham gia quản lý di tích, hưởng lợi từ di sản, hình thành sự cân bằng giữa bảo tồn và đảm bảo sinh kế người dân, tiến tới xây dựng cộng đồng trở thành “Trung tâm” trong công tác bảo vệ Di sản.
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Cụ thể hóa các quy định thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc
Xác định việc hoàn thiện và cụ thể hóa các quy định thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc là khâu quan trọng để thực hiện tốt bảo tồn di sản văn hóa, do đó huyện cần tiếp tục phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản nhằm cụ thể hóa các quy định thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể của các cấp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng năm, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
3.2.2.2. Nâng cao năng lực các chủ thể và sự phối hợp trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững
Huy động nguồn lực thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản về cơ chế, chính sách, ưu đãi đặc thù.
Nhằm khơi thông các nguồn lực, trong quy hoạch chung của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải đặt ra mục tiêu hàng năm để tu bổ, bảo quản, phục hồi các di tích bị hủy hoại, xuống cấp nghiêm trọng.
Huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước - doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, đặc biệt là lợi ích giữa các bên khi cùng chung tay tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản.
Huy động nguồn lực xã hội hóa ở trong nước từ nguồn hỗ trợ để phát triển văn hóa; huy động nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước hiện hành về di sản văn hóa, lâm nghiệp, đất đai, quy định của pháp luật có liên quan, xây dựng và ban hành Quy chế bảo vệ và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở đơn vị là chủ sở hữu di tích hoặc người được giao trực tiếp quản lý, khai thác di tích và tổ chức, cá nhân có liên quan, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ di tích; phát hiện, xử lý kịp thời hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đến di tích lịch sử theo quy định của pháp luật.
3.2.2.3. Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc
Xây dựng phương án bảo vệ, xử lý kịp thời các công trình di tích trước diễn biến phức tạp do thời tiết, mưa bão gây ra, có nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng; bố trí nhân lực trông coi, bảo vệ di tích, không để xảy ra sự cố mất an toàn về phòng, chống cháy nổ và các hình thức khác làm ảnh hưởng đến di tích.
Khi lập nhiệm vụ Quy hoạch di tích, phải tuân thủ nghiêm ngặt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo khai thác tiềm năng về di tích, thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi
trường của nhà nước. Nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư về di tích nói riêng.
Trang bị hệ thống thu gom rác thải, nhà vệ sinh tại các di tích, thắng cảnh trên địa bàn theo phân cấp quản lý, đặc biệt là tại các di tích, thắng cảnh có tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội và có lượng người đến tham quan đông. Đồng thời, phát động lực lượng đoàn viên thanh niên, học sinh trong các trường học tham gia công tác vệ sinh, môi trường tại các di tích, thắng cảnh trên địa bàn. Phối hợp với các ngành liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường di tích và xung quanh di tích.
Phối hợp với trường Đại học chuyên ngành, Viện nghiên cứu tổ chức điều tra quy hoạch rừng, điều tra toàn bộ chủng loại, động thực vật trong khu rừng đặc dụng, phòng hộ để bảo tồn hệ thực vật, động vật, góp phần bảo vệ môi trường, sinh học tại các di tích danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, trồng bổ sung cây bản địa trong khu vực rừng đặc dụng, phòng hộ có di tích danh lam thắng cảnh.
3.2.2.4. Nâng cao nhận thức cho người dân và du khách tham quan
Thường xuyên tuyên truyền, vận động dhân dân trong khu vực chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ di tích và rừng quốc gia; đồng thời triển khai ký cam kết với các hộ dân đang sinh sống trong khu vực di tích thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên và phòng chống cháy rừng. Đồng thời phát huy được vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tạo thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của Nhân dân trong khu vực di tích.
Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, chính quyền các địa phương liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú như tuyên truyền miệng, được thông qua các hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật, các hội thảo, các buổi giao ban, họp thôn, tổ dân phố, thông qua các chi hội, đoàn thể…, lồng ghép với tuyên truyền trực quan: Băng rôn, pa nô, áp phích, khẩu hiệu, bảng cổng chào điện tử,
màn hình led tại các khu vực trung tâm, khu tập trung đông dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những hoạt động này nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, cộng đồng đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ giữ gìn di sản văn hóa.
Thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn du khách để rác vào thùng rác và kịp thời thu gom rác thải về đúng nơi quy định, đảm bảo môi trường di tích luôn văn minh, sạch đẹp. Tổ chức hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Tăng cường việc hướng dẫn các khu, điểm du lịch chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và các điều kiện cần thiết khác, chủ động theo dòi, giám sát môi trường, phối hợp huy động các nguồn lực ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do sự cố môi trường gây ra, đảm bảo quản lý môi trường một cách hiệu quả nhất. Trước khi triển khai các dự án phát triển tại vùng đệm tổ chức tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đánh giá sự phù hợp của dự án theo các quy định về di sản văn hóa.
3.2.2.5. Ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp tỉnh nhằm phát minh, sáng chế về khoa học công nghệ ứng dụng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực, quốc tế để đầu tư, chuyển giao công nghệ ứng dụng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Ứng dụng công nghệ để xây dựng quy trình xử lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; xây dựng hệ thống trưng bày và thuyết minh tương tác tại di tích; ứng dụng công nghệ vào quy trình xử lý, bảo quản hiện vật trong di tích; xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành di sản văn hóa.
Ứng dụng công nghệ nhằm mục tiêu hướng đến phục vụ du khách tham quan trực tuyến, các hình ảnh 3D của hiện vật, công nghệ thuyết minh tự động, tự dịch ra các ngôn ngữ khác nhau, thậm chí có thể tự trả lời, tương tác với công chúng tham
quan tại di tích. Công nghệ quét và in 3D được sử dụng để phục chế, nhân bản, sản xuất các hiện vật, di sản cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ trưng bày, nghiên cứu, hay bán hàng lưu niệm.
Xây dựng dữ liệu số hóa và chia sẻ bằng công nghệ dữ liệu lớn (bigdata) về di sản văn hóa để làm thay đổi phương thức bảo tồn, phát huy giá trị di sản, quảng bá về di sản trên môi trường số.
Các hiện vật hoặc di sản được gắn các chip cảm ứng để thu thập thông tin liên tục về tình trạng hiện vật và di sản, giúp hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản hiệu quả hơn tại các di tích.
Liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực, quốc tế để đầu tư, chuyển giao công nghệ ứng dụng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Tiểu kết chương 3
Kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc sẽ tạo tiền đề để khai thác các sản phẩm du lịch về văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân, nhất là các địa phương có nhiều di tích, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí tại địa phương. Do vậy trong chương 3 tác giả đưa ra một số phương hướng, đồng thời mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện Krông Pắc: Cụ thể hóa các quy định thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể phù hợp với điều kiện địa phương; tăng cường các công cụ thực hiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện; nâng cao năng lực các chủ thể và sự phối hợp trong thực hiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể; tăng cường nguồn lực cho thực hiện thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể trên địa bàn huyện; Nâng cao nhận thức cho người dân và du khách tham quan; ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
KẾT LUẬN
Di sản văn hóa vật thể là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Trong xu thế hội nhập quốc tế, các quốc gia dân tộc cần phải hướng tới việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa và bảo vệ, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc để tạo nền tảng tinh thần cho phát triển. Việc hoạch định chính sách nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phải gắn với phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Hơn lúc nào hết, cần nâng cao nhận thức coi di tích, danh thắng không những là cội rễ của bản sắc văn hóa, mà việc quản lý và phát huy nó là giải pháp để xây dựng bản sắc văn hóa của dân tộc, là công cụ tham gia vào toàn cầu hóa và là vốn liếng, là lợi thế có sức cạnh tranh trên trường quốc tế.
Việc bảo tồn phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Pắc nói riêng là hết sức cần thiết. Hướng mọi người đến một cái nhìn chung về giá trị to lớn mà di sản văn hóa mang lại. Chúng ta cần chú ý hơn tới vai trò của cộng đồng dân cư địa phương, để người dân hiểu hơn về văn hóa truyền thống quý báu mà cha ông để lại thông qua các lớp học, các buổi tìm hiểu thực tế tại di tích,… cũng có thể là bài học kinh nghiệm đối với việc nghiên cứu, bảo tồn các di tích. Đây là một hướng đi bền vững, bởi chỉ khi người dân hiểu về giá trị di tích thì họ mới chủ động tham gia vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản… Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
Trong thực tế, việc hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách bảo tồn di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa còn thiếu hoặc chưa đủ sức. Đời sống kinh tế - xã hội đang còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra nhưng chưa có sự tác động bởi chính sách của Nhà