Khái Niệm, Đặc Điểm Nhà Đầu Tư Chứng Khoán Không Chuyên Nghiệp

pháp và Ủy ban chứng khoán. Xét về hình thức sở hữu, hiện nay trên thế giới sở giao dịch chứng khoán có thể có các hình thức sở hữu sau đây: Hình thức sở hữu nhà nước (ví dụ:Sở giao dịch chứng khoán Warsaw, Istanbul..), hình thức sở hữu cổ phần, có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và các tổ chức khác (ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Australia), hình thức sở hữu thành viên, do thành viên là các công ty chứng khoán sở hữu (ví dụ: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, New York, Tokyo, Thái Lan,..) [35, tr.128].

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán; ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán; điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.

Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: tổ chức lưu ký và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.

1.3 . Khái niệm, phân loại nhà đầu tư chứng khoán

1.3.1. Khái niệm nhà đầu tư chứng khoán

Hiểu một cách chung nhất, nhà đầu tư chứng khoán là những cá nhân, tổ chức, bỏ vốn để sở hữu chứng khoán vì mục đích kiếm lời. Lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư có hai dạng:

Một là, nhà đầu tư có được lợi tức do chứng khoán mang lại. Khoản tiền này do tổ chức phát hành chứng khoán chi trả dưới dạng cổ tức hoặc lãi trái phiếu;

Hai là, nhà đầu tư có thể có được thu nhập từ chênh lệch mua đi, bán lại chứng khoán trên thị trường.

Khác với các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa ở các thị trường hàng hóa thông thường, nhà đầu tư trên TTCKTT vừa đóng vai trò là người mua vừa là người

bán các loại chứng khoán trên thị trường. Trên TTCKTT nhà đầu tư mua các loại chứng khoán không nhằm mục đích tiêu thụ hoặc sử dụng các loại chứng khoán mà họ mua về mà nhằm đầu tư thực hiện việc mua đi, bán lại các loại chứng khoán giao dịch trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời từ việc mua bán của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Định nghĩa về nhà đầu tư chứng khoán trong quy định của pháp luật Việt Nam cũng có những sự khác nhau nhất định. Về khái niệm nhà đầu tư nói chung, Điều 3.4, Luật đầu tư cũng qui định “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư…” theo đó có “bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản…” [28, Điều 3, Khoản 4]. Về khái niệm nhà đầu tư chứng khoán cũng được nhắc đến trong các văn bản pháp luật về chứng khoán, tại nghị định 48/1998/NĐ-CP quy định “Người đầu tư là người sở hữu chứng khoán, người mua hoặc dự kiến mua chứng khoán” [13, Điều 2, Khoản 22]. Theo khái niệm này thì nhà đầu tư chứng khoán có thể bao gồm những người đã mua chứng khoán, và đang nắm giữ chúng hoặc những người có ý định mua chúng. Nghị định 144/2003/NĐ- CP không đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư [14]. Đến luật Chứng khoán 2006 có đưa ra khái niệm nhà đầu tư chứng khoán như sau “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán[29, Điều 6, Khoản 10]. Với quy định như trên khái niệm nhà đầu tư trên TTCK Việt nam đã được mở rộng và có nội dung đầy đủ hơn. Theo quy định của Luật chứng khoán nhà đầu tư trên TTCK Việt nam bao gồm cả tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có sở hữu tham gia mua bán các loại chứng khoán trên TTCK Việt nam. Với quy định này, Luật chứng khoán đã quy định đầy đủ hơn về các đối tượng được phép mua bán chứng khoán trên TTCK Việt nam. Các tổ chức, cá nhân mua bán chứng khoán ở đây không còn đơn giản là các cá nhân, các tổ chức đơn thuần mà nó còn được hiểu là các công ty quản lý quỹ, các công ty đầu tư, các quỹ đầu tư... Nhưng đây chỉ là một khái niệm chung chung, mới chỉ ra được các đối tượng có thể trở thành nhà đầu tư mà chưa chỉ ra được bản chất thực sự của một nhà đầu tư. Còn trong cuốn sách Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán nhà nước, có đưa ra một khái niệm nhà đầu tư chứng khoán như sau “Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng

khoán trên thị trường chứng khoán” [24, tr.27]. “Thực sự” mua và bán ở đây tức là hành vi mua và bán chứng khoán phải là ý chí thực của nhà đầu tư.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam - 3

Pháp luật không đề ra những điều kiện cụ thể nào đối với nhà đầu tư, nhằm đảm bảo khuyến khích tất cả chủ thể có khả năng đầu tư đều có thể trở thành nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, theo bản chất quan hệ dân sự trong hoạt động đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải có những điều kiện sau đây:

(i) Có đủ năng lực hành vi dân sự;

(ii) Có điều kiện về tài chính để tham gia đầu tư;

(iii) Không bị pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm tiến hành đầu tư chứng khoán.

1.3.2. Phân loại

Trên thị trường chứng khoán, có nhiều cách phân loại nhà đầu tư.

Một là, căn cứ vào quốc tịch, nhà đầu tư được chia thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước đó và cá nhân mang quốc tịch nước đó. Nhà đầu tư nước ngoài, là cá nhân mang quốc tịch nước khác và các tổ chức được thành lập theo pháp luật nước khác. Tại Việt Nam, theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 về tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt nam, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức cá nhân sau:

1. Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam.

2. Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

3. Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

4. Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam [15, Điều 1]

Hai là, căn cứ theo tính tổ chức, người ta phân ra làm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.

(i) Nhà đầu tư cá nhân được hiểu là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi mua bán chứng khoán của chính mình, có khả năng tài chính hoặc có đủ số chứng khoán đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Đây là chủ thể nếu được tập hợp có khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn cho thị trường chứng khoán. Khi có vốn nhàn rỗi tạm thời, họ mua chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lời, còn khi có nhu cầu thu hồi vốn hoặc khi nhận thấy chứng khoán tăng, giảm giá họ đem bán lại chứng khoán đó để tránh rủi ro hoặc để hưởng chênh lệch giá. Thực tế cho thấy những nhà đầu tư cá nhân thường có những quyết định nhanh chóng trong đầu tư chứng khoán và ít khi theo đuổi những chính sách đầu tư dài hạn.

(ii) Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, là những pháp nhân thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường như là một phần hoạt động kinh doanh của mình. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Ba là, căn cứ trình độ của các nhà đầu tư, thì nhà đầu tư được phân loại thành nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp. Ở đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu đối tượng nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp

(i) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp: Nhà đầu tư chuyên nghiệp là những tổ chức như công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và những định chế tài chính khác như: ngân hàng, công ty tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm..thực hiện việc mua bán chứng khoán một cách chuyên nghiệp, là một trong những lĩnh vực hoạt động chính. Tính chuyên nghiệp ở đây được thể hiện bởi việc những tổ chức này có khả năng tiếp cận những thông tin về chứng khoán nhanh nhậy, có mạng lưới rộng khắp và có khả năng phân tích thông tin tốt hơn các nhà đầu tư chứng khoán không chuyên. Các quyết định đầu tư đều được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Các chủ thể này có vai trò quan trọng trong điều tiết

mức độ hoạt động của thị trường vì chính họ là những nhà đầu tư lớn nhất và hành vi của họ có ảnh hưởng lớn nhất đến giá cả chứng khoán được giao dịch hàng ngày trên thị trường. Luật chứng khoán 2006 quy định “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, và các tổ chức kinh doanh chứng khoán” [29, Điều 6, Khoản 11].

(ii) Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp hay còn gọi là nhà đầu tư chứng khoán nghiệp dư. Đây là những cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua bán chứng khoán không thường xuyên và không chuyên nghiệp với mục đích tạo thêm nguồn thu nhập bổ sung. Đây là những nhà đầu tư không có quy mô, tổ chức, và chuyên môn cao trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, nắm số lượng cổ phiếu ít và khả năng tiếp cận thông tin ít hơn so với các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu như “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, và các tổ chức kinh doanh chứng khoán” [29, Điều 6, Khoản 11] thì nhà đầu tư không chuyên nghiệp là những cá nhân, tổ chức khác trong nền kinh tế tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhìn chung, những nhà đầu tư không chuyên nghiệp mới là những nhà đầu tư thực sự cho các tổ chức phát hành, vì họ nắm giữ chứng khoán lâu dài, ổn định hơn. Số lượng nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên TTCK của chúng ta hiện nay khá nhiều. Cho đến nay có gần 1,2 triệu tài khoản giao dịch, trong đó nhà đầu tư chuyên nghiệp chiếm khoảng 7%. Hơn 90% số tài khoản còn lại là nhà đầu tư không chuyên nghiệp.

1.3.3. Khái niệm, đặc điểm nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp

Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán tập trung có thể hiểu là cá nhân đầu tư chứng khoán và các tổ chức không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia đầu tư chứng khoán. Đây là những cá nhân, tổ chức thực hiện việc mua bán chứng khoán không thường xuyên và không chuyên nghiệp với mục đích tạo nguồn thu nhập bổ sung.

Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp nhìn chung có một số đặc điểm chính sau đây:

Một là, về chủ thể: Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp là tất cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp hoặc tổ chức mà không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Hai là, về trình độ chuyên môn: Nhà đầu tư không chuyên nghiệp không am hiểu nhiều về nghiệp vụ đầu tư chứng khoán. Không giống như nhà đầu tư chuyên nghiệp, là các tổ chức có các bộ phận chức năng riêng tư vấn hiểu biết về TTCK, (các bộ phận này bao gồm nhiều chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm về thị trường chứng khoán). Không chỉ là những kiến thức tự trau dồi và kinh nghiệm qua thực tiễn, những chuyên gia làm việc trong các tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp còn phải đạt được chứng chỉ hành nghề do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp (Theo quyết định số 15/2008/QĐ-BTC thì cá nhân chỉ được hành nghề chứng khoán tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề, ví dụ để được cấp chứng chỉ hành nghề phân tích ngoài các tiêu chuẩn chung như có trình độ đại học trở lên, đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ.. cá nhân còn phải có chứng chỉ chuyên môn như tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành kinh doanh chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính kinh doanh. Còn các nhà đầu tư không chuyên nghiệp đa phần đều chỉ tham gia chứng khoán như một khoản đầu tư khác bên cạnh ngành nghề công việc chính của họ, ít có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán, và ít được đào tạo bài bản.

Ba là, về trang thiết bị và nhân lực: Những nhà đầu tư nghiệp dư đa phần không có những trang thiết bị cần thiết chuyên dụng cho việc nghiên cứu, đầu tư chứng khoán như hệ thống máy tính, trụ sở, nhân viên am hiểu chuyên môn chứng khoán. Đây là một điểm khác biệt khá rõ so với các định chế đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Điều này cũng phần nào lý giải khoảng cách về sự hiểu biết chứng khoán giữa những nhà đầu tư nghiệp dư và các định chế chuyên nghiệp. Những trang thiết bị, nhân lực chuyên dùng đó có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, xử lý các dữ liệu thu thập được để tạo ra các báo cáo nghiên cứu được đầu tư nghiêm túc. Để có thể thu thập và xử lý thông tin, tạo thành những báo cáo này, đòi hòi những

khoản đầu tư khổng lồ cho hệ thống thiết bị và nhân lực mà chỉ có các định chế, tổ chức chuyên nghiệp mới đủ khả năng để trang trải. Ví dụ như các công ty lớn của New York chuyên kinh doanh chứng khoán, hàng năm dành tới hơn 30 triệu USD cho trang thiết bị và hoạt động nghiên cứu đầu tư chứng khoán này. Các hãng lớn sử dụng tới hàng trăm nhà phân tích đầu tư và các trợ lý nghiên cứu để bám sát hoạt động của hàng trăm công ty đại chúng. Ở Thái Lan, tuy vẫn là một thị trường mới, nhưng trong một công ty chứng khoán cỡ lớn cũng thường có tới 200 nhân viên chứng khoán. Ở thị trường Mỹ những hàng cực lớn như Merrill Lynch có tới 13000 nhân viên được tuyển chọn hiểu biết tham gia vào nghiệp vụ chứng khoán, những công ty nhỏ cũng không dưới 1000 nhân viên [23, tr.50]. Việc nghiên cứu này tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu: diễn biến tổng thể của thị trường, động thái của từng khu vực riêng biệt trong thị trường đó, hoạt động của từng công ty trong khu vực. Còn đối với những nhà đầu tư nghiệp dư, họ đơn giản chỉ là tự thu thập những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ công ty chứng khoán và tổ chức niêm yết, sự phân tích và đầu tư mang tính cá nhân, không dành toàn bộ thời gian và công sức của mình để theo sát các diễn biến chứng khoán, không quá coi trọng và cũng không có đủ số vốn để đầu tư một hệ thống thiết bị và nhân lực quy mô, bài bản, chỉ tập trung vào việc nghiên cứu phân tích chứng khoán như vậy.

Bốn là về nguồn vốn đầu tư. Đa số nhà đầu tư không chuyên nghiệp có nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Tất nhiên không phủ nhận có một số nhà đầu tư nghiệp dư có số vốn đầu tư lớn, tuy nhiên số lượng những nhà đầu tư này không nhiều. Nguồn vốn này từ vốn nhàn rỗi do tiết kiệm hoặc từ đầu tư kinh doanh, thừa kế khác...mà chưa có mục đích sử dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi nguồn vốn đó dành để đầu tư chứng khoán thì cũng không quá nhiều trên tổng số tiền mà họ có. Đa phần do không có mục đích đầu tư lâu dài và có kế hoạch nên họ cũng không có khoản dự phòng rủi ro. Điều này khác với những nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao giờ cũng có tiềm lực tài chính lớn hơn, do họ có thể huy động vốn từ nhiều cổ đông. Và những nhà đầu tư chuyên nghiệp do có mục đích, kế hoạch kinh doanh dài hạn nên bao giờ cũng dành một khoản vốn để dự phòng rủi ro khi thị trường đi xuống

Năm là, về chiến lược đầu tư: Thường không có tư duy xác định đầu tư lâu

dài (thông thường họ chỉ đầu tư dưới 1 năm), họ mong muốn kiếm lời nhanh. Đây cũng là điểm khác cơ bản với nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ thường có chiến lược đầu tư lâu dài (trên 1 năm).

Sáu là, tâm lý đầu tư: thiếu bản lĩnh, tâm lý đám đông. Phương thức đầu tư của nhiều nhà đầu tư nghiệp dư đó là khi chỉ số giá chứng khoán tăng thì ào ào mua vào, khi chỉ số chứng khoán giảm thì ào ào bán ra để cắt lỗ.

Đây là nhóm nhà đầu tư có vai trò tương đối quan trọng trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam hiện nay, cần được bảo vệ và tạo điều kiện phát triển bởi các quy định pháp luật do các lý do sau đây

Một là, xuất phát từ vai trò của nhóm nhà đầu tư này trên TTCKTT ở nước ta

+ Nhà đầu tư không chuyên nghiệp chủ yếu là nhà đầu tư ngắn hạn và thị trường chứng khoán tập trung không thể thiếu họ. Trên TTCKTT ở nước ta, sự tham gia của nhóm nhà đầu tư này sẽ làm thị trường trở nên sôi động hơn, từ đó kích thích sự phát triển của thị trường. Đây là điểm khác, riêng so với TTCKTT khác trên thế giới. Nếu như ở các nước có TTCKTT phát triển, để thị trường ổn định ở mức cao như hiện tại, các nước thường có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ lẻ tập trung lại để đầu tư thông qua các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên ở Việt Nam, TTCKTT vẫn là thị trường mới nổi, đang phát triển, cần sự sôi động để phát triển lên mức cao hơn, nên bảo vệ và khuyến khích hoạt động của nhóm nhà đầu tư không chuyên nghiệp này là rất quan trọng, nhằm làm sôi động thị trường, kích thích thị trường phát triển.

+ Các nhà đầu tư không chuyên nghiệp thường không có lợi thế về tài chính, nhưng lại là đối tượng đông đảo về số lượng, có xu hướng mua bán ngắn hạn nhiều hơn. Vì thế, do sự đông đảo và giao dịch thường xuyên, liên tục nên họ cũng đóng vai trò tạo nên tính thanh khoản cho thị trường.

+ Về bản chất, đây mới là những nhà đầu tư thực sự của thị trường, là những người nắm giữ chứng khoán sau cùng.

Hai là, do xuất phát từ đặc điểm đã nêu trên của nhóm nhà đầu tư này, họ phần lớn là những chủ thể không am hiểu về chuyên môn, về nghiệp vụ đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023