Cơ Cấu Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Đắk Nông Giai Đoạn


Nhìn chung, khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu khách, chiếm 92,3% - 96%. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đăk Nông thì lượng khách chiếm tỷ trọng cao nhất chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Nha Trang.

- Khách du lịch quốc tế

Cơ cấu khách du lịch quốc tế có sự biến động khá lớn trong giai đoạn 2010-2015. Lượng khách quốc tế năm 2011 tăng hơn 41% so với năm 2010, tương đương với 2.100 lượt khách. Tuy nhiên, giai đoạn từ 2011 – 2014 lượng khách quốc tế đến tỉnh Đăk Nông giảm đi rõ rệt, trung bình giảm từ 10% đến 20% so với năm 2011. Điều này được lý giải vì cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, hệ thống giao thông, đường xá còn khó khăn dẫn đến cản trở việc đi lại tham quan của khách du lịch. Hơn nữa, cơ sở vật chất phục vụ cho khách du lịch còn nghèo nàn, chưa đáp ứng hết được nhu cầu của khách.

Ngoài những nhu cầu thiết yếu như tham quan, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và các món ăn truyền thống tại khu du lịch thì khách du lịch quốc tế đi du lịch với mục đích chính là nghỉ dưỡng, lưu trú tại điểm du lịch để tận hưởng không khí trong lành, hoang sơ tại các điểm du lịch. Tuy nhiên, hầu hết các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có cơ sở lưu trú cho khách du lịch, hoặc có một số nhà nghỉ nhưng cơ sở vật chất tồi tàn, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho khách du lịch quốc tế.

Tính chất thời vụ của khách quốc tế tại Đắk Nông qua các tháng có mức chênh lệch không đáng kể. Thời điểm đón khách nhiều nhất là các tháng trước và sau Tết, tháng thấp điểm là tháng 3, tháng 4. Trong đó, khách quốc tế đến từ châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu khách đến Đắk Nông, chủ yếu là từ các nước: Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Áo, Bỉ, Nga. Du khách đến từ Mỹ, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tỷ trọng không đáng kể.


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Đắk Nông giai đoạn

2010-2015

ĐVT: Lượt khách


Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông Khách du lịch nội địa Khách 1

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông

- Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu khách du lịch của toàn Tỉnh. Lượng khách du lịch nội địa đến địa bàn tỉnh Đắk Nông tăng đều qua các năm, ngoại trừ năm 2011 lượng khách du lịch có giảm đi so với năm 2010 nhưng không đáng kể. Nhìn chung, sự chênh lệch về lượng khách du lịch giữa các năm không đáng kể, khoảng từ 10%-15%. Cụ thể như: Năm 2011 số lượng khách du lịch đến với Đắk Nông đạt 132.800 lượt khách, đến năm 2012 đạt 147.605 lượt khách, tăng hơn 11%, hay năm 2014 so với năm 2013 tăng 10,78%.

Theo điều tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh thì hầu hết đối tượng khách du lịch nội địa là khách du lịch tham quan thuần túy, bên cạnh đó


còn có khách công vụ, học tập nghiên cứu…Đối tượng khách chủ yếu vẫn là học sinh, sinh viên trong Tỉnh và các tỉnh lân cận như Đak Lak, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang…; các giáo viên, công chức, viên chức, khách công vụ và dự hội nghị , hội thảo tại Đắk Nông kết hợp đi tham quan.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến Đắk Nông giai đoạn

2010-2015

ĐVT: Lượt khách


Nguồn Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông Trên địa bàn toàn Tỉnh hiện 2

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông Trên địa bàn toàn Tỉnh hiện chỉ có một vài khu du lịch có khả năng thu hút khách du lịch mạnh như Khu du lịch sinh thái Đray Sáp - Gia Long và điểm du lịch sinh thái thác Đăk G’Lun đang tổ chức bán vé tham quan, đón tiếp, phục vụ khách du lịch. Khu du lịch Dray Sáp – Gia Long chiếm 70 - 80% tổng cơ cấu khách tham quan tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh, đón khoảng 100 – 150 khách 1 ngày. Điểm du lịch sinh thái thác Đăk G’Lun đón khoảng 20 khách/ngày. Khách đến Đắk Nông chủ yếu khách tham quan nhưng lưu lại với


thời gian ngắn ngày, chi tiêu của khách cũng hạn chế. Nguyên nhân là do các dịch vụ vui chơi giải trí quy mô nhỏ lẻ chưa tạo được ấn tượng, cũng như cơ sở vật chất còn nghèo nàn không thể kéo chân du khách, kéo dài thời gian lưu trú du khách, chất lượng dịch vụ chưa cao, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng phong phú do đó, chưa tạo được khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.

2.1.2.2. Tổng thu từ du lịch

Tổng thu từ du lịch của tỉnh Đắk Nông còn khiêm tốn so với các tỉnh, thành khác trong khu vực cũng như trong cả nước và so với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Tổng thu mà ngành du lịch mang lại trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt 106.795 triệu đồng. Trong đó, năm 2015 đạt 23.295 triệu đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Tổng thu từ du lịch có được chủ yếu là từ doanh thu bán vé vào cổng, lưu trú. Tổng thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Bảng 2.2. Tổng thu từ du lịch giai đoạn 2011-2015


Chỉ tiêu

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng thu từ du lịch,

trong đó tổng thu từ:

Tỷ đồng

17

24,5

20

22

23.3

Lưu trú

Tỷ đồng

9,01

13,75

10,775

13,23

12.7

Ăn uống vui chơi

giải trí đi lại, khác...

Tỷ đồng

7,99

10,75

9,245

8,77

10.6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông

2.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và lực lượng lao động phục vụ cho du lịch

- V cơ sở lưu trú, nhà hàng


Bảng 2.3. Tình hình phát triển cơ sở lưu trú tại Đắk Nông giai đoạn 2010-2015

ĐVT: Cơ sở


Chỉ tiêu

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số cơ sở lưu

trú


Cơ sở

80

122

129

140

161

174

- Khách sạn

12

16

18

18

18

20

- Nhà nghỉ, nhà có

phòng cho khách thuê

68

106

111

122

143

154

- Số cơ sở được xếp

hạng sao đạt chuẩn

Cơ sở

3

3

4

6

9

9

- Tổng số

buồng/phòng

Phòng

1.025

1.410

1.536

1.610

1.811

1.970

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông

Trước khi thành lập tỉnh, Đắk Nông chỉ có vài nhà trọ, nhà nghỉ quy mô nhỏ lẻ, tự phát, chưa đủ tiêu chuẩn phục vụ khách. Nhưng từ năm 2006 đến nay, cùng với quá trình đô thị hoá trung tâm tỉnh lỵ Gia Nghĩa và một số thị trấn, thị tứ đã hình thành nhiều cơ sở lưu trú du lịch có quy mô và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của du khách.

Đến nay, có khoảng 174 cơ sở lưu trú, với tổng số phòng là 1.970 phòng. Các cơ sở kinh doanh du lịch từng bước được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: khách sạn Đắk Nông Logde Resort, khách sạn Sunrise, khách sạn Hoàng Điệp, khách sạn Palace, khách sạn Trường Giang. Hệ thống nhà hàng phát triển tương đối nhanh và quy mô ngày càng lớn với 26 nhà hàng có sức chứa từ 100 - 2.500 chỗ ngồi tiêu biểu


như: Nhà hàng Sơn Mã, nhà hàng Thành Thái, nhà hàng Tây Nguyên, nhà hàng Lodge, nhà hàng 135, nhà hàng Sen Hồng…Nhiều cơ sở kinh doanh cà phê, karaoke, massage, hồ bơi, câu cá thư giãn, vui chơi giải trí, các sân thi đấu thể thao như Tennis, bóng bàn... cũng được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đến tham quan, du lịch tại Đắk Nông.

Từ năm 2011 đến nay, hoạt động lữ hành: Hiện có 01 doanh nghiệp chuyên tổ chức kinh doanh lữ hành nội địa, tổ chức các tour du lịch xuyên Việt và khám phá các vùng miền cả nước và 01 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có cán bộ phụ trách địa bàn tỉnh Đăk Nông. Ngoài ra còn có nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành ngoài tỉnh: Đắk Lắk, Bình Phước, Lâm Đồng đến khảo sát mở tour du lịch tại Đắk Nông; tuy nhiên, do mới hoạt động, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, đội ngũ hướng dẫn viên còn hạn chế nên hiệu quả đạt được chưa cao.

* Nhân lực du lịch của Tỉnh

Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành Du lịch có khoảng 955 người; trong đó tại cơ quan quản lý nhà nước có 17 người (cấp tỉnh 9 người, cấp huyện 08 người); lao động phục vụ tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng khoảng 938 người. Tỷ lệ lao động có trình độ từ sơ cấp đến trung cấp và cao đẳng, đại học chiếm khoảng 27,5 %, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn về du lịch chỉ chiếm khoảng 17 % trong tổng số lao động của Ngành. Phần lớn số lao động trong ngành Du lịch còn trẻ, có triển vọng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển với tốc độ ngày càng nhanh của nền kinh tế và của ngành Du lịch. Số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch còn thấp, số lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ít được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về du lịch, đây là một cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành Du lịch Đắk Nông.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông cũng đã mở các lớp tập huấn chuyên ngành kêu gọi các doanh nghiệp tham gia. Mặc dù cũng có một số đơn vị


có cử người tham gia tập huấn do Sở tổ chức như: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân cho cán bộ làm công tác du lịch tại các huyện, thị và lễ tân tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch; lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về du lịch. Tuy nhiên, một số lao động sau khi tập huấn làm được một thời gian ngắn lại nghỉ việc nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.

Lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Đăk Nông phần lớn tập trung tại các cơ sở kinh doanh lưu trú và một số khu, điểm du lịch, nhà hàng. Đội ngũ cán bộ phụ trách du lịch các huyện, thị còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn du lịch còn hạn chế, tác động đến công tác quản lý, thống kê, hướng dẫn,…công tác quản lý du lịch tại cơ sở gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.4. Tình hình phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Đắk Nông


Chỉ tiêu

ĐVT

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số lao động

trong Ngành

Người

765

825

845

890

955

Số lao động trong

cơ quan quản lý nhà nước


Người


17


17


17


17


17

Số lao động trực

tiếp làm du lịch

Người

748

808

828

873

938

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông Với nguồn lực phục vụ trong du lịch còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Trước tình hình đó, HĐND và UBND tỉnh Đăk Nông đã đưa ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2020 toàn ngành Du lịch sẽ tạo công ăn việc làm cho 10.400-11.500 lao động. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng phải đề ra các chính sách tuyển dụng mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong du lịch có


chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ, ưu tiên cho cư dân địa phương, làm sao đạt chuẩn về chất lượng và đủ về số lượng, phù hợp với quy hoạch du lịch của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

2.1.2.4. Tình hình phát triển cơ sở vật chất hạ tầng xã hội

- Hệ thống giao thông đường bộ: Nằm tại vị trí Tây Nam của cao nguyên Nam Trung Bộ, Đăk Nông có 3 tuyến quốc lộ chạy qua là tuyến 14, 14C và tuyến 28, trong đó tuyến 28 đi Di Linh, Lâm Đồng hiện đang được nâng cấp. Đây sẽ là điều kiện rất thuận tiện cho việc kết nối các tuyến du lịch của Đăk Nông với Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Hệ thống đường bộ của Đăk Nông hiện bao gồm 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 311km, phần lớn đã được trải nhựa. Quốc lộ 14, đoạn chạy qua tỉnh dài 155km, tuyến đường này cắt hầu hết các huyện trong tỉnh và là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh cũng đồng thời là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất của Đăk Nông. Phía Bắc giáp với tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 15km, phía Nam tuyến nối với tỉnh Bình Phước, chạy qua địa danh nổi tiếng Sóc Bombo. Tuyến 14C là tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Đăk Nông dài 98km, chạy qua các huyện Cư Jút, Đăk Mil, Đăk Song và Đăk R'lấp. Trước đây tuyến đường này chủ yếu phục vụ mục tiêu quốc phòng vì vậy chỉ là tuyến đường đất, cấp phối. Nay với dự án đường Hồ Chí Minh, tuyến đường này sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của địa phương cũng như các tỉnh khác trên toàn tuyến. Quốc lộ 28 là tuyến quốc lộ nối Đăk Nông với Lâm Đồng, qua đó tới các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Đoạn quốc lộ 28 trên địa bàn Đăk Nông dài 58km. Là tuyến đường liên thông qua Đà Lạt. Chính vì vậy, đây là một trong những thuận lợi lớn nhằm khai thác thị trường khách du lịch của thành phố Đà Lạt, cũng như thu hút khách du lịch tới Đà Lạt đi tiếp sang Đăk Nông. Quốc lộ 28, đoạn từ Gia Nghĩa tới Đà Lạt cũng là chặng cuối của "Con đường xanh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023