Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong Pháp luật lao động ở Việt Nam - 8

cho NLĐ được quy đinh khá cụ thể và chi tiết tại Điều 152 BLLĐ 2012. Trước khi tuyển dụng lao động, NLĐ phải có chứng nhận đủ sức khỏe để làm việc theo kết quả khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền. Đây là điều kiên tối thiểu để NSDLĐ có căn cứ giao công việc cho NLĐ thực hiện.

Liên quan đến vấn đề này, Nhà nước còn quy định các chế độ chăm sóc sức khỏe cho NLĐ khi làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động với các nội dung tương đối đầy đủ và toàn diện tại Chương III Thông tư 09/2000/TT- BYT ngày 28/4/2000 hướng dẫn chăm sóc sức khỏe NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: có chỉ dẫn về ATVSLĐ; học tập về ATVSLĐ; tổ chức cấp cứu; lập hồ sơ vệ sinh lao động; xét nghiệm kiểm tra môi trường lao động; khám sức khỏe tuyển dụng; khám sức khỏe định kỳ; khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp…

Ngoài ra,để đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe cho NLĐ tại Mục A- Chương IV Thông tư 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2008 hướng dẫn chăm sóc sức khỏe NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cũng quy định trách nhiệm của NSDLĐ; trách nhiệm của y tế xã, phường, thị trấn; trách nhiệm của trung tâm y tế các bộ, ngành có liên quan. Trong đó đáng kể là trách nhiệm của NSDLĐ, bởi đây chính là chủ thể trực tiếp nhất với vấn đề bảo vệ tính mạng sức khỏe của NLĐ.

Thứ ba, tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho NLĐ.

Về công tác huấn luyện ATVSLĐ pháp luật có các quy định hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày18/10/2013.Theo đó, tất cả các đơn vị sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho tất cả NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong đơn vị mình.

Thứ tư, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ làm công việc hoặc làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Pháp luật lao động xác định rõ các công việc, ngành nghề độc hại, nguy hiểm đối với NLĐ. Đó là những công việc, ngành nghề tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ. Danh mục các công việc, ngành nghề nặng nhọc độc hại và công việc, ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại được quy định tại Quyết Định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/09/2003 của Bộ LĐ-TBXH và Công Văn số 142/2012 ngày 17/01/ 2012 của Bộ LĐ-TBXH về bổ sung danh mục nghề độc hại, nguy hiểm.

Việc quy định các công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại có ý nghĩa quan trọng, giúp phân định rõ ràng trách nhiệm của NSDLĐ khi bố trí, sắp xếp NLĐ làm những công việc này cũng như là cơ sở để xây dựng các chế độ, phụ cấp độc hại đối với NLĐ. Theo đó, việc xác định các công việc có yếu tố nguy hiểm độc hại như trên là cơ sở để pháp luật lao động quy định trách nhiệm của NSDLĐ - trước hết đó là trách nhiệm “trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ”.

“NLĐ làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được NSDLĐ trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”(Điều 149 BLLĐ 2012). Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện cần thiết mà NLĐ phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm độc hại. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố độc hại, nguy hiểm trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác, phương tiện phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước quy định (như: an toàn, vệ sinh, thuận tiện khi sử dụng và đẹp). Việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân đối với NLĐ trong quá trình làm việc là loại quy định được đánh giá là mang lại hiệu quả khá tốt trong việc bảo vệ sức

khỏe và sự an toàn tính mạng của NLĐ. Không chỉ dừng lại ở những quy định của BLLĐ, vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân còn được cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn. NSDLĐ có trách nhiệm trang bị phương tiện, hướng dẫn sử dụng và định kì kiểm tra các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân. NSDLĐ phải tổ chức hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và phải kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng của NLĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Có thể nói đây là những quy định mang tính ưu việt của pháp luật về ATVSLĐ. Việc thực hiện tốt những quy định này là yếu tố trực tiếp đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khỏe cho NLĐ, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, do ý thức, thói quen và tác phong của đại bộ phận NLĐ ở nước ta hiện nay còn hạn chế nên những quy định này hầu như không được tuân thủ nghiêm chỉnh trong thực tế. Từ đó làm hạn chế tác dụng của quy định pháp luật trong thực tiễn, khiến chúng trở nên “ lý tưởng” về mặt lý thuyết.

Thứ năm, thực hiện việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho NLĐ khi làm công việc hoặc nghề có yêu tố nặng nhọc, độc hại.

Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trong Pháp luật lao động ở Việt Nam - 8

Bên cạnh những nội dung đã phân tích ở trên pháp luật về ATVSLĐ còn quy định về vấn đề “bồi dưỡng bằng hiện vật”. Điều 141 BLLĐ 2012 quy định: “Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được NSDLĐ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ LĐ-TBXH”. Như vậy, NLĐ làm việc thuộc một trong các nghề nghiệp, công việc được quy định trong Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do nhà nước ban hành, hoặc môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ y tế, hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh cho người thì được xem xét bồi dưỡng bằng hiện vật.

NLĐ không phân biệt giới tính, tuổi tác, nơi làm việc khi làm công việc có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật nhằm tăng cường sức đề kháng để NLĐ có thể chống đỡ với những yếu tố độc hại của môi trường làm việc hoặc giúp thải chất độc từ cơ thể ra ngoài. Khi áp dụng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định.Các nội dung trên được quy định đầy đủ và chi tiết lại Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với NLĐ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.

Thứ sáu, tổ chức sơ cứu, cấp cứu, điều trị, giám định, trợ cấp hoặc bồi thường cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Khi NLĐ bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, NSDLĐ chịu trách nhiệm tổ chức sơ cứu và đưa NLĐ đi cấp cứu, điều trị kịp thời. Toàn bộ chi phí y tế trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do NSDLĐ chịu (Điều 141, 144 BLLĐ 2012). Sau khi điều trị ổn định, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên còn được NSDLĐ bồi thường (trường hợp không do lỗi của NLĐ) hoặc trợ cấp (nếu do lỗi của NLĐ) tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động (Điều 145 BLLĐ 2012).

Vấn đề chăm lo sức khỏe cho NLĐ không chỉ thể hiện ở quy định kiểm tra và khám sức khỏe định kì mà pháp luật lao động còn quy định một “cơ chế thường trực” đảm bảo việc chăm lo sức khỏe cho NLĐ - đó là quy định về số cán bộ làm công tác y tế trong DN: Tất cả các DN đều phải tổ chức bộ phận hoặc bố trí cán bộ làm công tác y tế doanh nghiệp đảo đảm thường trực theo ca sản xuất và sơ cứu, cấp cứu có hiệu quả. Số lượng và trình độ cán bộ y tế tuỳ thuộc vào số lao động và tính chất đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của DN, nhưng phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu do pháp luật quy định.

Thứ bảy, thực hiện chế độ riêng với các lao động đặc thù.

Lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi, lao động khuyết tật…được coi là những lao động đặc thù trong xã hội bởi những đặc điểm riêng biệt về chức năng sinh học, về thể trạng và yêu cầu phát triển…của họ. Chính vì những đặc điểm riêng này mà bên cạnh những chế độ chung, Nhà nước còn quy định cho họ những chế độ riêng về ATVSLĐ.

Công tác bảo đảm ATVSLĐ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ, tài sản của doanh nghiệp và của nhà nước. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế thì công tác đảm bảo ATVSLĐ càng phải được các cấp, các ngành, doanh nghiệp và NLĐ quan tâm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực trạng công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Công tác đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp chưa được chú trọng.

Không thể phủ nhận, những năm gần đây, các DN đã quan tâm hơn đến công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên, vẫn đề này vẫn đang bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Ở một số DN, công tác huấn luyện ATVSLĐ còn mang tính hình thức, đối tượng cử tham gia học tại một lớp huấn luyện không đồng nhất về trình độ nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, một số DN không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân để bảo đảm ATVSLĐ. Mặt khác, trên 60% công nhân chưa qua đào tạo nghề ở các trường chuyên nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp chưa cao, có người được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân nhưng không sử dụng. Trong khi, công tác kiểm tra ATVSLĐ của các DN, các cấp, ngành thực hiện chưa đều đặn, thường xuyên nên khi có vấn đề gì xảy ra thường xử lý chậm… Trước yêu cầu đặt ra ngày càng cấp bách, các cấp, ngành, các DN và chính NLĐ phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề đảm bảo ATVSLĐ thì đời sống công nhân mới được nâng cao và nền kinh

tế mới thực sự phát triển bền vững.

Xảy ra nhiều vụ vi phạm ATVSLĐ nghiêm trọng:

Theo thống kê của Thanh tra nhà nước về an toàn lao động thì hiện tượng vi phạm các quy định pháp luật vê an toàn lao động, vi phạm các quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn còn khá phổ biến, có những doanh nghiệp rất nghiêm trọng dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động chiếm hơn 60% số vụ tai nạn lao động xảy ra hàng năm. Những vi phạm xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau như việc xây dựng, cải tạo nhà xưởng, thiết bị, công nghệ sản xuất không gắn liền với việc lập và thực hiện các phương án đảm bảo ATVSLĐ dẫn đến nhiều nguy cơ TNLĐ, BNN; tình trạng vi phạm các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kĩ thuật an toàn còn nghiêm trọng, đặc biệt trong một số lĩnh vực như khai thác khoáng sản, xây dựng, xây lắp sử dụng điện…Việc quản lý, sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động không đúng quy định. Nhiều thiết bị đã quá hạn sử dụng không đảm bảo an toàn vẫn được đưa vào sử dụng (có những thiết bị sản xuất gần 100 năm, nước ngoài không sử dụng vẫn nhập vào sử dụng ở Việt Nam). Có những thiết bị không được hoặc chưa được cơ quan quản lý về an toàn lao động cho phép và một số thiết bị tự chế tạo thuộc danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng chưa cho phép sử dụng….

Chỉ riêng tính các vụ tai nạn lao động lớn từ đầu năm 2015 tới nay đã gây hậu quả lớn về vật chất và dư luận xã hội. Điển hình phải kể đến đó là vụ sập giàn giáo tại cảng Sơn Dương vào hồi 20 giờ ngày 25/3( Hà Tĩnh) làm 13 người chết và 29 người bị thương; vụ tai nạn do tụt đổ lò vào 20g20 ngày 20/05/2015 làm 02 người chết tại xí nghiệp khai thác và khinh doanh than Đông Triều (Quảng Ninh); vụ tai nạn nổ lò sinh khí xảy ra vào 02g50 ngày 08/3/2015 làm 02 người chết tại Công ty cổ phần gốm màu Hoàng Hà (Quảng Ninh)[13]; vụ cần cẩu bị đứt cáp đã khiến 3 người đi đường tử vong tại chỗ

ngày 5/5 tại tỉnh Đồng Tháp, các vụ tai nạn trên công trường thi công tuyến đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông khiến 1 người đi đường chết tại chỗ, nhiều người bị thương…Ngoài ra, nhiều vụ tai nạn và sự cố nghiêm trọng tại TP HCM, Hà Nội, Lâm Đồng, Hà Tĩnh và các địa phương khác. Theo thống kê, ngành xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng nhất trong những năm qua là ngành xây dựng, xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, chiếm khoảng 30% số vụ gây chết người [24].

Hằng năm Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH) đã có báo cáo về công tác ATVSLĐ thường chỉ ra hai nguyên nhân là do NSDLĐ (chiếm 75%), do NLĐ (15%) và do sự cố bất khả kháng (15%) mà chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân trọng tâm, trọng điểm. Do vậy, cần chỉ ra nguyên nhân cụ thể để tổng hợp báo cáo Chính phủ để có hướng giải quyết trong thời gian tới.

Các sự cố sập giàn giáo tại công trường Formosa, tại đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh vừa qua có nguyên nhân chủ yếu là nhà thầu giám sát, thi công thiếu kiểm tra, không huấn luyện an toàn, không có đủ trang bị đủ phương tiện an toàn, thi công chồng chéo. Qua kiểm tra vụ sập giàn giáo, trước khi đưa vào sử dụng có thử tải ko, đưa thiết bị vào có kiểm định ko, có thiết bị nâng 200-300 tấn nhưng ai kiểm định, trong khi đơn vị tư nhân không thể kiểm định được. Nhiều công trình lớn, trọng điểm công nhân xây dựng vận hành máy móc cỡ đại nhưng để người điều khiển vừa tốt nghiệp bậc THPT, qua lớp học nghề 3 tháng và tập huấn an toàn lao động trong 3 ngày để được cấp chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó là chưa kể trình độ giảng viên các lớp an toàn lao động còn chưa được đảm bảo[24].

Môi trường làm việc của người lao động không được đảm bảo.

Những vụ ngừng việc tập thể, công nhân phải vào viện cấp cứu hàng loạt do môi trường làm việc không đảm bảo cũng không ngừng xảy ra cho thấy: Vấn đề đảm bảo ATVSLĐ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất đặc biệt

là tại các DN có sử dụng hoặc sản xuất các sản phẩm hóa chất đang được đặt ra vô cùng cấp bách.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm nay, tại một số cơ sở sản xuất đã xảy ra tình trạng ngộ độc tập thể do vi phạm các tiêu chuẩn về VSLĐ. Điển hình là vụ gần 2.000 công nhân Công ty Giày Hongfu và Công ty Hồng Mỹ (Thanh Hóa) phải cấp cứu do hội chứng nhiễm độc thần kinh vì phải làm việc trong môi trường không khí không đảm bảo. Tiếp đến là vụ 70 công nhân Công ty VMC Hoàng Gia (Đồng Nai) liên tục bị ngất xỉu, co giật phải cấp cứu do các yếu tố nhiệt độ và tiếng ồn ở các xưởng, cộng với nhiệt độ ngoài trời tăng cao khiến công nhân bị say nóng. Và tính chung trong gần 70 vụ ngừng việc từ đầu năm 2014 đến nay, có 28 vụ xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến chất lượng bữa ăn. Đặc biệt, môi trường làm việc tại các DN hóa chất tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NLĐ. Qua khảo sát 80 DN tại 5 địa phương là Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Bình Dương và Đà Nẵng cho thấy, có rất nhiều dạng hóa chất đang được sử dụng. Các nguy cơ phổ biến là gây ung thư, gây bỏng, nhiễm độc, cháy nổ, dị ứng, viêm da, ngạt thở. Trong đó, 2 nguy cơ chiếm tỷ lệ cao là cháy nổ (74%) và dị ứng (71%). Kế đến, nguy cơ gây ung thư chiếm 40%, nguy cơ nhiễm độc chiếm 49% - hai nguy cơ nguy hiểm nhất và ở địa phương nào cũng có, đặc biệt là Phú Thọ và Đà Nẵng. Cũng qua cuộc khảo sát này, sau khi phỏng vấn 614 NLĐ, kết quả là có tới 89,5% sức khỏe NLĐ thuộc loại 2 và 3. Trong đó, có 260 người thuộc loại 2 chiếm 42,3%; loại 3 có 290 người chiếm 47,2%. Chỉ có 64 người chiếm 2,3% số NLĐ có sức khỏe loại 1[22].

Việc giải quyết chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn nhiều thiếu sót.

Có nhiều trường hợp vi phạm như: không thanh toán các khoản chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí