Bảo Vệ Quyền Của Phạm Nhân Ở Cộng Hòa Liên Bang Đức

hình thành sự tôn trong lao động và giáo dục nghề nghiệp cho họ. Trên cơ sở đó, tù nhân được bảo đảm ngày làm việc tám giờ và tuần làm việc 44 giờ, có sự kiểm tra giám sát về an toàn lao động. Tuy nhiên, Ở Nhật Bản không trả công cho lao động trong tù, tù nhân được hưởng một khoản tối thiểu.

Chế độ miễn giảm hình phạt trước thời hạn: Luật xem xét chế định tha miễn thi hành hình phạt hoàn toàn cho những người đã hối cải và chấp hành hình phạt được 1/3 thời gian trong trường hợp tù có thời hạn và hơn 10 năm trong trường hợp hình phạt tù chung thân.

Chế độ "tiếp xúc mở": Để giúp cho tù nhân tái hòa nhập cộng đồng và giữ mối quan hệ với thế giới xung quanh, động viên người đó tự cải tạo. Ở Nhật người ta hệ thống "giao tiếp tự do" hay "tiếp xúc mở", đó là hệ thống giao tiếp đối xử với phạm nhân trong đó phạm nhân được bố trí trong nhà tù "mở" nơi không có hàng rào, lính gác, các phương tiện phòng chống trốn trại. Công tác giáo dục và cải tạo được thực hiện trong một điều kiện tương đối tự do. Và để thực hiện hệ thống đó người ta áp dụng nhiều ở dạng đưa người đang cải tạo vào lao động nông nghiệp ngoài khu vực trại cải tạo. Hiện tại, hệ thống tiếp xúc mở chủ yếu áp dụng cho những phạm nhân vị tước quyền tự do các tội phạm về giao thông.

1.3.2. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Hoa Kỳ

Mỹ hệ thống trại giam liên bang được quản lý bởi Cục trại giam Liên bang (Federal Bureau of Prisons - FBP), cơ quan này được thành lập vào năm 1930 nhằm mục đích quản lý 12 trại giam liên bang vào lúc đó. Đến nay, Cục điều hành 116 cơ sở giam giữ, 6 văn phòng khu vực, quản lý hơn 200.000 phạm nhân. Cục hiện nay có khoảng gần 40.000 nhân viên, bao gồm đội ngũ bảo đảm an ninh và cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cho phạm nhân.

Các quyền của phạm nhân tại Mỹ được bảo đảm bởi Hiến pháp và các đạo luật. Mặc dù phạm nhân không có toàn bộ các quyền hiến định. Nhưng

một số quyền cơ bản được bảo đảm bởi Hiến pháp, chẳng hạn như: quyền không bị trừng phạt tàn ác và vô nhân đạo (quy định tại tu chính án số 8). Những quy định này bảo đảm cho phạm nhân có được một mức sống tối thiểu. Cạnh đó, phạm nhân còn có những quyền khác như quyền: khiếu nại hành chính, quyền đối xử bình đẳng. Luật mẫu về kết án và cải tạo quy định rằng người bị giam giữ được bảo vệ khỏi sự kỳ thị trên cơ sở chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính. Phạm nhân cũng có các quyền về ngôn luận và tôn giáo ở mức độ giới hạn nhất định.

Ở phạm vi liên bang còn có một số đạo luật bảo vệ quyền của phạm nhân. Luật về các quyền dân sự của những người bị giam giữ (The Civil Right of Insitutionalized Person Act - CRIPA, 42. U.S.C 1997) ủy quyền cho Tổng trưởng lý tiến hành điều tra và truy tố các vụ việc liên quan đến điều kiện giam giữ tại các tiểu bang hoặc các cơ sở giam giữ tại địa phương khác (không bao gồm các cơ sở tư nhân), xác minh xem có sự vi phạm các quyền cơ bản của phạm nhân hay không. Luật về cải cách khiếu kiện trong trại giam (Prison Litigation Refom Act), được Tổng thống Bill Clinton ký ban hành vào ngày 26 tháng 4 năm 1996, là một đạo luật rất chi tiết, có những quy định về thủ tục để phạm nhân có thể khiếu kiện.

1.3.3. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Cộng hòa Liên Bang Đức

Cộng hòa Liên bang Đức có đạo luật riêng về thi hành hình phạt tù, với tên gọi Luật về thi hành hình phạt tù và các biện pháp tái hòa nhập và phòng ngừa liên quan đến việc tước tự do (Luật về nhà tù). Đạo luật này có các quy định chi tiết liên quan đến các lĩnh vực như: nơi ở, lương thực, việc thăm gặp, thư tín, việc rời khỏi nhà tù trong các trường hợp đặc biệt, học nghề, thực hành tôn giáo, dịch vụ y tế, hoạt động giải trí, các biện pháp kỷ luật và trật tự. Đạo luật này còn có các quy định riêng đối với tù nhân nữ, chẳng hạn liên quan đến trường hợp mang thai và sinh đẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Điều đặc biệt là, mặc dù được điều chỉnh bởi luật liên bang, hệ thống nhà tù của Đức được điều hành bởi các tiểu bang. Các cơ quan điều hành trại giam,nằm trong bộ tư pháp của các tiểu bang, có thẩm quyền về tổ chức hệ thống trại giam, chịu trách nhiệm về ngân sách, đào tạo nhân sự, cải tạo phạm nhân. Các cơ quan này còn có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện việc thanh tra các trại giam. Như vậy, mối quan hệ trực tiếp, không có cơ quan trung gian giữa Bộ Tư pháp và các trại giam khiến cho việc đưa ra các quyết định nhanh chóng và cơ quan quản lý (cấp bộ) gần với các trại giam.

Liên quan đến chống tra tấn, Bộ luật Hình sự Đức đến gần đây vẫn chưa có một định nghĩa toàn diện về tra tấn. Hành vi có thể đến mức tra tấn có thể bị truy tố về tội tra tấn có thể bị truy tố về tội cưỡng ép (Điều 240), hoặc gây tổn hại đến sức khỏe bởi công chức (Điều 340) và ép cung/cưỡng ép lấy lời khai (Điều 343). Cạnh đó, vào năm 2002, Luật về các tội phạm vi phạm luật quốc tế (Code of Crimes against International Law - CCIL) đã quy định các tội phạm cụ thể liên quan đến tra tấn vi phạm luật quốc tế được pháp điển hóa trong Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế. Bao gồm các tội tra tấn trong hoàn cảnh diệt chủng (Mục 6 (1), số 2, CCIL), tra tấn như là một tội phạm chiến tranh trong bối cảnh xung đột vũ trang (Mục 8 (1), số 3, CCIL) và tra tấn như là một tội ác chống nhân loại trong bối cảnh tấn công thường dân (Mục 7 (1), số 5, CCIL). Tuy nhiên, CCIL lại không áp dụng ngoài các bối cảnh trên đây, do đó các hành vi tra tấn chỉ bị xử lý như các dạng xâm phạm, tổn hại đến thân thể [53].

Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 6

1.3.4. Bảo vệ quyền của phạm nhân ở Anh

Tại Anh, hệ thống nhà tù được quản lý bởi Cơ quan nhà tù Hoàng gia (Her Majesty’s Prison Service), đặt dưới sự điều hành của Cơ quan quản lý tội phạm quốc gia (National Offender Management Service) - một cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan nhà tù Hoàng gia quản lý hầu hết các nhà tù tại Anh và

xứ Wales, trong khi tại Scotland và Bắc Ireland có hệ thống cơ quan quản lý nhà tù riêng. Tổng Giám đốc của Cơ quan quản lý tội phạm quốc gia là người điều hành cao nhất của hệ thống trại giam. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mục đích của Cơ quan nhà tù Hoàng gia được nêu là hướng đến việc "phục vụ cộng đồng bằng việc giam giữ những người đã bị tòa án kết tội; chăm sóc họ với lòng nhân ái và giúp họ có cuộc sống tuân thủ pháp luật và hữu ích trong thời gian bị giam giữ và sau khi được thả". Năm 2009 hệ thống nhà tù tại Anh có 131 trại giam (bao gồm 11 trại giam tư nhân).Đến cuối năm 2010 hệ thống trại giam có khoảng

90.000 phạm nhân.

Các quyền của phạm nhân hiện được điều chỉnh chủ yếu bởi Luật trại giam (Prison Act, 1952) và Các quy tắc Trại giam (Prison Rules, 1999). Hai văn kiện này, dù tương đối ngắn gọn, bên cạnh việc quy định tổ chức, chế độ quản lý, điều hành, một số tội phạm liên quan, đã liệt kê một số quyền căn bản của phạm nhân và nêu một số quyền tuyệt đối (như an toàn về thân thể,...) [55]. Ngoài ra, việc phân loại hình phạt, phạm nhân còn phải căn cứ vào Luật tư pháp hình sự (Criminal Justice Act, 2003) (thay thế cho Luật tư pháp hình sự năm 1991).

Cạnh đó, Luật nhân quyền (1998, có hiệu lực từ 1/10/2000) có giá trị quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ các quyền con người tại Anh quốc.Về nội dung, đạo luật này dẫn chiếu đến và coi Công ước nhân quyền châu Âu (ECHR, 1950) có thể áp dụng trực tiếp. Điều 3 của ECHR quy định không ai phải chịu tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác hoặc vô nhân đạo. Quy định cấm này có tính cách tuyệt đối. Tòa án của Anh trong vụ việc Chahal (Chahal v United Kingdom - App.22414/93, phán quyết vào ngày 15/11/1996) đã tái khẳng định tính chất tuyệt đối của cấm tra tấn.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM

QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG


2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của phạm nhân

Ở những nước mà mức sống của nhân dân còn thấp, một số người cho rằng những người bị giam không xứng đáng được sống trong những điều kiện tốt và đảm bảo quyền con người, bởi nhiều người không ở tù còn đang phải vật lộn để đủ sống và chu cấp cho gia đình, thì tại sao lại phải lo lắng đến điều kiện sống của những người không tôn trọng pháp luật ? Nhưng câu trả lời là: Nếu Nhà nước tự cho phép mình quyền tước đi quyền tự do của một con người vì bất kỳ lý do nào, thì Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cho người bị tước tự do đó được chăm sóc tốt và nhân ái. Chính quyền không bao giờ được viện lý do rằng những công dân bình thường còn đang gặp khó khăn trong cuộc sống để biện minh cho sự đối xử không đúng đối với những người do họ chịu trách nhiệm. Nguyên tắc này thuộc về nguyên tắc gốc của xã hội dân chủ, trong đó các cơ quan công quyền phải được coi là tấm gương cho cung cách đối xử với công dân [51, p.41-42].

2.1.1. Hiến pháp

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận cả bốn nghĩa vụ của Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền con người (Điều 3 và Điều 14), tương tự như sự xác định ở Lời mở đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948).

Công dân và mọi người được hưởng các quyền con người một cách mặc nhiên và Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật.

Mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người. Các nhà nước chỉ có thể thừa nhận (bằng hiến pháp và pháp luật) các quyền đó như là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy.

Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” [41].

Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị. Trong Hiến pháp năm 2013, chế định về quyền con người, quyền công dân được đưa lên Chương II, ngay sau chương chế định về chế độ chính trị (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp năm 1992). Đây không chỉ đơn thuần là kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh sự thay đổi trong nhận thức lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó, đã đi đến khẳng định: Nhà nước được lập ra là để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân; việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị.

Thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Về thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa, Chương III của Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triển con người (từ Điều 57 đến Điều 60); đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57). Tuy có hạn chế hơn nhưng các phạm nhân vẫn được tạo điều kiện lao động

trong trại giam để cải thiện chất lượng cuộc sống, được hưởng thu nhập và được bảo đảm về an toàn lao động.

Thể chế tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định về cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 71). Đến Hiến pháp năm 2013, ở Điều 20, lần đầu tiên trong lịch sử hiến pháp nước ta, đã chế định về cấm tra tấn nói riêng và cấm bất kỳ hình thức bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mọi người.

Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định công dân “có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp năm 2013, ở Điều 25, thay chữ “được” bằng cụm từ “tiếp cận”. Nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

2.1.2. Các luật và văn bản dưới luật

Theo tinh thần của Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 quyền của phạm nhân phải được thể hiện rò ràng, ghi nhận trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, thể hiện ở các quyền của phạm nhân kể từ khi họ bắt đầu chấp hành án phạt tù tại trại giam đến khi họ chấp hành án xong hoặc đình chỉ chấp hành án phạt tù hoặc được đặc xá. Ghi nhận đầy đủ các quyền của phạm nhân là cơ sở pháp lý quan trọng để quyền của phạm nhân được thực hiện trên thực tế. Trong hoạt động của mình, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ các quyền của phạm nhân bằng công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật.

Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng thể hiện rò rệt nhất quy định về Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể:

1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.

3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.

4. Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;

- Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;

- Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết [35].

Bộ luật hình sự từ Điều 93 đến Điều 122 dành hẳn một chương quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Song hành cùng BLHS là BLTTHS cũng quy định rất cụ thể về việc tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù trong suốt quá trình tố tụng hình sự. Đói với người chưa thành niên phạm tội ngoài những quy định riêng nằm trong các chương thì BLTTHS còn dành hẳn một chương quy định thủ tục tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2022