Hiến pháp xác định rò ràng, cụ thể vị trí, vai trò của TAND trong bộ máy cơ quan nhà nước. TAND là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp, thực hiện chức năng xét xử; TAND là cơ quan duy nhất có quyền ra phán quyết về các vi phạm pháp luật, các tranh chấp theo quy định của pháp luật và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Xử lý các vi phạm pháp luật bằng chế tài nhà nước, giải quyết các tranh chấp bằng quyền lực nhà nước đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
TAND thành phố Hà Nội là tòa án cấp thành phố trực thuộc Trung ương và đặc biệt Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước nên nó có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống Tòa án. Hàng năm, số lượng vụ án được đưa ra xét xử nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng là rất lớn. Những kinh nghiệm của việc xét xử các vụ án của TAND thành phố Hà Nội sẽ là bài học để các TAND cấp tỉnh rút ra làm bài học kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử.
Cơ cấu, tổ chức của TAND thành phố Hà Nội
Về cơ cấu: TAND thành phố Hà Nội gồm có các tòa chuyên trách là: Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính;
Về nhân sự gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.
Ủy ban thẩm phán TAND thành phố Hà Nội gồm: Chánh án, các Phó Chánh án TAND thành phố; Một số Thẩm phán TAND thành phố Hà Nội do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND thành phố Hà Nội. Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân thành phố Hà Nội không quá 09 người.
Các tòa chuyên trách:
Tòa hình sự TAND thành phố Hà Nội: Xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tòa dân sự TAND thành phố Hà Nội: Xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tòa hành chính TAND thành phố Hà Nội: Xét xử sơ thẩm những vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
Tòa Kinh tế TAND thành phố Hà Nội: Xét xử sơ thẩm những vụ án kinh tế theo quy định của pháp luật. Xét xử phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. Giải quyết việc phá sản theo quy định của pháp luật .
Tòa lao động TAND thành phố Hà Nội: Xét xử sơ thẩm những vụ án lao động theo quy định của pháp luật. Xét xử phúc thẩm những vụ án lao động mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Giải quyết các cuộc đình công theo quy định của pháp luật.
Về tổ chức các tòa chuyên trách gồm: Chánh toà, Phó Chánh toà, Thẩm phán, Thư ký Toà án.
Thẩm quyền của TAND thành phố Hà Nội
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2003, TAND thành phố Hà Nội có thẩm quyền xét xử như sau:
- Xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Giám đốc thẩm, Tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật;
Vai trò của TAND thành phố Hà Nội trong hoạt động xét xử nói chung
TAND thành phố Hà Nội là cơ quan xét xử theo thẩm quyền các vụ án nói chung và các vụ án hôn nhân và gia đình nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong các vụ án hôn nhân và gia đình TAND thành phố Hà Nội thực hiện xét xử sơ cấp đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài. Xét xử phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Giám đốc thẩm, Tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật; Đồng thời còn là cơ quan thực hiện hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho TAND cấp dưới; Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động xét xử của TAND cấp dưới; Tổng hợp báo cáo đối với TAND cấp trên.
TAND thành phố Hà Nội là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Vai trò này của TAND thành phố Hà Nội đã được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật xác định.
Như vậy, với những đặc điểm về chính trị, điều kiện kinh tế xã hội cũng như qua phân tích về vị trí, vai trò của TAND thành phố Hà Nội đã cho chúng ta thấy được những ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội.
2.2. Những ưu điểm về bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội
2.2.1. Tình hình giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội
Trong những năm qua TAND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện nhiệm vụ với nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đất nước và Thủ đô có nhiều diễn biến phức tạp, các tranh chấp dân sự đặc biệt về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng cao và ngày càng phức tạp. Trong điều kiện số lượng Thẩm
phán toàn ngành còn thiếu, một số Thẩm phán hết nhiệm kỳ chưa được tái bổ nhiệm; điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc của TAND thành phố Hà Nội còn nhiều khó khó khăn, song với sự cố gắng nỗ lực và đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ, công chức, TAND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu công tác và đạt các kết quả tốt trên tất cả các mặt đặc biệt là trong vấn đề bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
Trong năm qua công tác giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình nói chung và công tác giải quyết các vụ án của toàn ngành Tòa án Thành phố Hà Nội đã tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết, xét xử Thẩm phán trong toàn ngành đã không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rò yêu cầu của đương sự, thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, bảo đảm cao nhất quyền công dân trong hoạt động xét xử, giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn, tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư đồng thời bảo đảm cao nhất quyền của công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình.
Bảng 2.1: Kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội (từ năm 2011 - 2013)
Sơ thẩm | Phúc thẩm | Giám đốc thẩm | |||||||
Thụ lý | Đã giải quyết | Thụ lý | Đã giải quyết | Thụ lý | Đã giải quyết | ||||
Số vụ | % | Số vụ | % | Số vụ | % | ||||
2011 | 231 | 206 | 89.2 | 202 | 191 | 94.5 | 11 | 11 | 100 |
2012 | 213 | 204 | 95.8 | 192 | 177 | 92.2 | 10 | 10 | 100 |
2013 | 258 | 256 | 98.0 | 202 | 200 | 98.0 | 8 | 8 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Xét Xử Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Tại Tand Cấp Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương
- Các Yếu Tố Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Ý Nghĩa, Vai Trò Bảo Đảm Quyền Công Dân Trong Hoạt Động Xét Xử Các Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình
- Công Tác Chỉ Đạo, Triển Khai Tổ Chức Và Kiểm Tra
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 9
- Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử các vụ án hôn nhân và gia đình - Qua thực tiễn TAND thành phố Hà Nội - 10
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Báo cáo tổng kết TAND thành phố Hà Nội năm 2011, 2012, 2013
Qua bảng số liệu về kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội từ năm 2011-2013 chúng ta thấy số vụ án sơ thẩm, phúc thẩm về số lượng năm 2012 so với năm 2011 có xu hướng giảm mạnh nhưng lại có
xu hướng tăng mạnh và năm 2013. Tuy nhiên tổng sổ vụ sơ thẩm đã giải quyết tăng và ngày càng chiếm tỉ lệ cao năm 2012 số vụ án sơ thẩm đã giải quyết tăng 6.6 % so với năm 2011, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2,2 %. Số vụ án phúc thẩm đã giải quyết năm 2012 giảm so với năm 2011 là 2.3 %, năm 2013 tăng 5,8 % so với năm 2012. Về tổng số vụ giám đốc thẩm đã thụ lý và giải quyết đều giảm và tỷ lệ giải quyết đạt 100% mà không có án tồn đọng.
Thông qua số liệu trên cho thấy, số lượng án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố Hà Nội giải quyết theo trình tự sơ thẩm không nhiều, bởi xuất phát từ tính chất và thẩm quyền của TAND thành phố Hà Nội là xét xử các vụ án có yếu tố nước ngoài, có tính chất phức tạp, song với sự nỗ lực của các Thẩm Phán trong quá trình xác minh thu thập chứng cứ do vậy nhìn chung tỷ lệ giải quyết đạt kết quả cao. Mặc dù có những vụ án phải phụ thuộc vào kết quả ủy thác tư pháp thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài song do có sự chuẩn bị chu đáo, nội dung ủy thác đầy đủ nên khi có công văn phúc đáp về nội dung ủy thác gửi về thì đã đủ điều kiện để Thẩm phán tiến hành đưa vụ án ra xét xử mà không cần áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác.
Với tính chất và thẩm quyền xét xử sơ thẩm đã được quy định tại khoản khoản 2 điều 33 BLTTDS 2004 và nay là điều 34 BLTTDS 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 thì trong giai đoạn vừa qua TAND thành phố Hà Nội chủ yếu thụ lý giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thường là có một bên đương sự ở nước ngoài vì vậy tỷ lệ các vụ án phải đưa ra xét xử nhiều hơn so với tỷ lệ các vụ án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
Trong năm qua, mặc dù số lượng các loại vụ án đều tăng hơn những năm trước, nhưng chất lượng công tác xét xử cũng được nâng lên, nhiều chỉ tiêu công tác của ngành TAND thành phố Hà Nội đã được hoàn thành vượt mức. Số lượng vụ án bị kháng cáo, kháng nghị và số vụ án bị hủy, bị cải sửa chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các vụ án Tòa án đã giải quyết.
Trong năm 2012 số những vụ án có kháng cáo, kháng nghị, phần lớn cấp trên y án sơ thẩm. Số bản án bị hủy chiếm tỉ lệ 1,13% (286 vụ/ tổng số
25.139 vụ đã giải quyết). Số bản án bị sửa chiếm tỉ lệ 2,1% (510 vụ/tổng số
25.139 vụ đã giải quyết). Năm 2012 TAND thành phố Hà Nội đã thực hiện xét xử giám đốc thẩm đối với 10 vụ án hôn nhân và gia đình [427, tr.6].
Sau khi giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình theo trình tự phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm năm 2011 TAND thành phố Hà Nội đã hủy 02 vụ án hôn nhân và gia đình, sửa 04 vụ án hôn nhân và gia đình do lỗi chủ quan của Thẩm phán [41, tr.7].
Đối với công tác hội thẩm: trong hoạt động xét xử các vụ án nói chung và vụ án hôn nhân và gia đình nói riêng thực hiện quyết định phân công của Chánh án TAND thành phố Hà Nội, 100% Hội thẩm của toàn ngành đã tham gia xét xử khi có quyết định phân công.
Hiện nay, Hội thẩm TAND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2011 – 2016 có 100 đồng chí, gồm 65 Hội thẩm đương chức, 35 Hội thẩm hưu trí; có 96 Hội thẩm có trình độ đại học và trên đại học, 92 Hội thẩm là đảng viên. Lãnh đạo Đoàn hội thẩm đã liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo Văn phòng giúp Chánh án TAND thành phố Hà Nội quản lý công tác hội thẩm, đôn đốc theo dòi lịch phân công xét xử, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ [41, tr.11,12].
Trong hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình những người được chỉ định là hội thẩm nhân dân trong các vụ án dân sự nên được coi là những người hiểu biết sâu về những đối tượng mà các bên tranh chấp. Hội thẩm đã dành thời gian phù hợp để nghiên cứu hồ sơ, thảo luận, trao đổi các nội dung trước khi xét xử, việc xét xử được thực hiện theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, phát huy được nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Và với tư cách là thành viên của Hội đồng xét xử thì hội thẩm nhân dân sẽ trình bày ý kiến của mình trước thẩm phán trong khi nghị án, việc áp dụng luật để ra phán quyết thì hội thẩm nhân dân nhường lại quyền đó cho thẩm phán quyết định. Việc không đồng tình với phán quyết của thẩm phán, hội thẩm nhân dân có quyền bảo lưu các ý kiến của mình trong hồ sơ vụ án.
Các bản án sơ thẩm TAND thành phố Hà Nội đã tuyên đều bảo đảm xét xử
phân minh, đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Đặc biệt là trong những vụ án hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, cần phải xác minh thu thập chứng cứ thông qua việc ủy thác tư pháp thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài.
Ví dụ:
Vụ án yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Nguyên đơn: chị Ninh Huyền Trang, Quốc tịch: Việt Nam; bị đơn: anh BOHME UWE, quốc tịch: Đức.
Nội dung vụ án: Chị Trang có đăng ký kết hôn với anh BOHME UWE tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội - Việt Nam năm 2008. Sau khi kết hôn, vợ chồng chị Trang không sống cùng nhau nên ít có dịp gặp nhau và khoảng một năm sau kể từ ngày cưới vợ chồng không còn liên lạc với nhau nữa. Chị Trang và anh BOHME UWE đã sống ly thân được khoản 04 năm nay. Chị Trang xác định tình cảm giữa chị và anh BOHME UWE không còn nữa, nên chị Trang và anh BOHME UWE đã thỏa thuận quyết định làm đơn xin ly hôn để anh chị có điều kiện xây dựng cuộc sống mới. Về vấn đề con cái và tài sản: Vợ chồng chưa có con chung, không có tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Chị Trang chỉ có một yêu cầu là được giải quyết ly hôn đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội - Việt Nam giải quyết cho chị được ly hôn anh BOHME UWE. Anh BOHME UWE đang ở Đức.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu ly hôn của chị Trang, Thẩm phán được phân công xét xử vụ án đã thực hiện ủy thác tư pháp thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Đức để lấy lời khai, thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án. Áp dụng khoản 1 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 34, khoản 1 Điều 131, khoản 1 điều 202, Điều 243, khoản 1 Điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự. Áp dụng các Điều 89, 91 Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, TAND thành phố Hà Nội đã ban hành Bản án số: 71/2013/HNGĐ-ST ngày 28/6/2013 theo đó: Chấp nhận đơn xin ly hôn của chị Ninh Huyền Trang và anh BOHME UWE. Xử cho chị Ninh Huyền Trang được ly hôn anh BOHME UWE.
Như vậy, qua Bản án số 71/2013/HNGĐ-ST ngày 28/6/2013 của TAND thành phố Hà Nội đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc xác minh thu thập chứng cứ đối với đương sự là người có quốc tịch nước ngoài thông qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Thông qua bản án đã xét xử về Hôn nhân và gia đình tại TAND thành phố Hà Nội đã giúp cho mọi người nhận thức rò đường lối pháp luật được vận dụng vào thực tiễn, là công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân. Chính vì vậy, Hội đồng xét xử khi đưa ra phán quyết bằng bản án đã xác định được những vấn đề chủ yếu của vụ án cần phải giải quyết, bản án phân tích chính xác những quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và Hội đồng xét xử đưa ra được phán quyết có tình, có lý. Qua đó hạn chế được tình trạng các vụ án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và kháng nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Phòng kiểm tra giám đốc là đơn vị thực hiện việc kiểm tra toàn bộ các hồ sơ vụ án toàn ngành Tòa án cũng như kiểm tra các hồ sơ xét xử vụ án hôn nhân và gia đình giúp Ủy ban thẩm phán TAND để phát hiện những sai sót trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND thành phố nói riêng và toàn ngành nói chung, kịp thời rút kinh nghiệm, uốn nắn sửa chữa những sai sót đó và bảo đảm quyền công dân trong hoạt động xét xử. Khi phát hiện có sai sót, thẩm tra viên đã tham mưu cho Chánh án kháng nghị những quyết định, bản án hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật để ủy ban thẩm phán xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm.
Có thể nêu hai vụ án mà cấp Giám đốc hủy 1 phần án sơ thẩm vì có tình tiết quan trọng của vụ án mới phát hiện, để xét xử lại theo quy định pháp luật như sau:
Vụ thứ nhất: Nguyên đơn: chị Nguyễn Mai Phương, sinh năm: 1991; HKTT: số nhà 38 ngách 65 ngò Trại cá, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; Bị đơn: anh Lê Việt Anh, sinh năm: 1991; HKTT: số nhà 12 hẻm 52/53 ngách 53 ngò Trại cá, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
T¹i QuyÒt ®Þnh công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự sè 292/2013/Q§ST - HNG§ ngµy 31/7/2013 cđa Tßa ¸n nh©n d©n quËn Hai Bà