cấp. Do đó, để thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ người tố cáo cần có những giải pháp phù hợp để phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của UBND, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng, kiểm tra của cơ quan Kiểm tra của Đảng, thanh tra của cơ quan Thanh tra của Nhà nước, giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, giám sát của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và các tầng lớp nhân dân.
4.1.4. Phải bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo
Trong đó, phải chú trọng các biện pháp phòng ngừa, những biện pháp bảo đảm an toàn cho người tố cáo, những biện pháp bảo vệ người tố cáo tránh khỏi những hành vi phân biệt đối xử, hành vi xâm hại đến vị trí công tác, vị trí việc làm, tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác. Đồng thời có chế tài, biện pháp xử lý nghiêm khắc những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập, phân biệt đối xử với người tố cáo cũng như những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Cần làm rõ những biểu hiện của hành vi trả thù, trù dập người tố cáo dưới mọi hình thức để làm cơ sở nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý đối với các hành vi này. Cùng với việc chú trọng các biện pháp bảo vệ mang tính chất hành chính, theo pháp luật hành chính cũng cần quan tâm đến các biện pháp bảo vệ người tố cáo mang tính chất tố tụng nhằm tăng cường tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trong việc bảo vệ người tố cáo.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam
4.2.1. Đổi mới tư duy, nhận thức về tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo
- Cần phải thấy rõ bản chất của tố cáo, mục đích của tố cáo không phải là nhằm trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích của người tố cáo mà là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ lợi ích chung. Mấu chốt, cốt lõi của tố
cáo là phát hiện và cung cấp thông tin về sai phạm, hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời đây cũng là quyền con người. Vì thế, cần phải có quan niệm mới về thủ tục tố cáo và cơ chế, trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo nhằm xây dựng một cơ chế có hiệu quả khuyến khích việc tố cáo đúng pháp luật và bảo vệ người tố cáo. Thủ tục tố cáo và cơ chế, trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo cần xây dựng theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người tố cáo, bảo vệ người tố cáo. Cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, do đó, cần phải tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác với giải quyết khiếu nại, chứ không phải tương tự hay gần giống với giải quyết khiếu nại như quan niệm và cách làm hiện nay. Vấn đề cốt lõi trong cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo chỉ là bảo đảm làm sao kịp thời tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố cáo, phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy, vừa góp phần quan trọng vào việc bảo vệ người tố cáo, vừa hạn chế và đi đến khắc phục, giải quyết căn cơ tình trạng tố cáo dai dẳng, kéo dài, không có điểm dừng đang xảy ra trong thực tế hiện nay.
- Cần quan niệm rõ bảo vệ người tố cáo là một quyền của người tố cáo, quyền tự thân của người tố cáo, đây cũng là quyền con người và việc bảo vệ người tố cáo cần đặt trong tổng thể bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
- Phải xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nâng cao hơn nữa ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền tố cáo, ý thức tôn trọng người tố cáo, đưa nhận thức này trở thành hành động thực tiễn, việc làm thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là của người đứng đầu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ. Coi việc làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo là góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp, đồng thời giúp người dân an tâm tham gia phản ánh, tố cáo, phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, phát huy vai trò của người dân, của xã hội trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tích cực tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Hình thành tư duy mới trong xã hội, xác định bảo vệ người tố cáo không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, không chỉ là công việc mang tính hệ quả mà còn là một nhân tố tích cực làm thay đổi chính sách của nền công vụ, thay đổi chính sách công.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Trạng Người Tố Cáo Bị Đe Dọa, Trả Thù, Trù Dập Trong Thời Gian Qua
- Thực Trạng Công Tác Bảo Vệ Người Tố Cáo
- Quan Điểm Định Hướng Đối Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Vệ Người Tố Cáo Theo Pháp Luật Hành Chính Ở Việt Nam
- Về Căn Cứ Áp Dụng Biện Pháp Bảo Vệ, Trình Tự, Thủ Tục Bảo Vệ
- Phát Huy Vai Trò Của Mttq Việt Nam, Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội, Tổ Chức Xã Hội Trong Công Tác Bảo Vệ Người Tố Cáo
- Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tố cáo
Trên cơ sở những quan điểm mang tính định hướng nêu trên cùng với sự đổi mới tư duy, nhận thức về tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo trên những nội dung chính dưới đây theo hướng tập trung vào các biện pháp mang tính chất phòng ngừa, ngăn chặn, tăng cường các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ người tố cáo:
4.2.2.1. Về phạm vi chủ thể được bảo vệ, điều kiện được bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ
- Phạm vi chủ thể được bảo vệ: Nghiên cứu, mở rộng phạm vi chủ thể được bảo vệ, không chỉ có người tố cáo mà bao gồm cả người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Về lâu dài, cần nghiên cứu, xây dựng một luật chung, Luật Bảo vệ người tố cáo vừa điều chỉnh vấn đề bảo vệ người tố cáo, đồng thời điều chỉnh cả việc bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và việc bảo vệ người tố giác tội phạm. Trong đó, xem xét đưa vào diện chủ thể cần được bảo vệ cả những trường hợp người cung cấp thông tin, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật cho người tố cáo thực hiện việc tố cáo, cho cơ quan chức năng trong quá trình xác minh nội dung tố cáo, điều tra vụ án hình sự; người tố cáo giấu tên (nặc danh). Luật Bảo vệ người tố cáo sẽ kế thừa, bổ sung, phát triển các quy định về bảo vệ người tố cáo tại Chương VI của Luật Tố cáo năm 2018, các quy định về bảo vệ người tố giác tội phạm tại Chương XXXIV của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và các quy định về bảo vệ người tố cáo nằm phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật
khác để hình thành một đạo luật chung, thống nhất quy định sâu và toàn diện về bảo vệ người tố cáo, người tố giác.
Định hướng này phù hợp với tinh thần Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 tại Điều 67 cũng quy định: “2. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo”. Ngoài ra, về thực tiễn, kết quả nghiên cứu khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra về thực tiễn giải quyết phản ánh, kiến nghị và bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cũng cho thấy: người dân mong muốn được bảo vệ mà không phân biệt KN, TC, phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin chiếm 56,1% người trả lời [148]. Thêm nữa, các quy định về bảo vệ người tố giác tội phạm tại Chương XXXIV của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện nay mới chỉ tập trung vào biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự và biện pháp bảo vệ bí mật thông tin mà chưa có quy định cụ thể về bảo vệ vị trí công tác, việc làm hay biện pháp phòng, chống sự phân biệt đối xử đối với người tố giác tội phạm và người thân thích của người tố giác tội phạm.
- Điều kiện được bảo vệ: Làm rõ giới hạn tố cáo được bảo vệ, xác định cụ thể những trường hợp tố cáo không được bảo vệ để thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ trong thực tế. Quy định rõ dấu hiệu của hành vi cố ý tố cáo sai sự thật để làm cơ sở xác định trường hợp tố cáo không được bảo vệ. Qua đó, cũng góp phần dễ xử lý hơn những trường hợp lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quy định rõ hơn về những vấn đề có liên quan đến điều kiện áp dụng biện pháp bảo vệ, việc bảo vệ áp dụng khi người tố cáo thực hiện việc tố cáo hay khi
tố cáo phải đủ điều kiện thụ lý theo quy định? Có phải áp dụng những biện pháp khác ngoài bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo đối với trường hợp đơn tố cáo không đủ điều kiện xử lý qua xử lý đơn? Chỉ áp dụng các biện pháp bảo vệ trong quá trình giải quyết tố cáo hay cần và phải áp dụng cả sau khi có kết luận nội dung tố cáo? Có áp dụng biện pháp biện pháp bảo vệ không khi tố cáo được kết luận là không có cơ sở, không có căn cứ nhưng người tố cáo có nguy cơ bị đe dọa, trả thù, trù dập, phân biệt đối xử?...
- Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ: Quy định cụ thể quyền và nghĩa của người được bảo vệ, trong đó bổ sung quy định người được bảo vệ có quyền KN, TC đối với hành vi trái pháp luật trong áp dụng biện pháp bảo vệ nhằm tăng cường biện pháp mang tính bảo vệ quyền của người được bảo vệ.
4.2.2.2. Về phạm vi bảo vệ và nội dung các biện pháp bảo vệ
- Phạm vi bảo vệ: Bên cạnh các biện pháp bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ vị trí công tác, việc làm; bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, cần chú trọng hơn đến việc bảo vệ người tố cáo trước những hành vi mang tính phân biệt đối xử tại nơi công tác, làm việc, nơi cư trú, trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp. Đồng thời, bổ sung biện pháp miễn, giảm trách nhiệm pháp lý đối với người tố cáo trong một số trường hợp nhất định để bảo vệ tốt hơn cho người tố cáo.
- Nội dung các biện pháp bảo vệ:
+ Bảo vệ bí mật thông tin: Làm rõ cách thức giữ bí mật thông tin cá nhân của người tố cáo trong quá trình khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu do người tố cáo cung cấp; cách thức lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo; cách thức bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo khi làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; cách thức chuyển hóa thông tin, tài liệu do người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, người tố giác tội phạm cung cấp nhằm tránh lộ, lọt bí mật thông tin của họ…
Quy định cụ thể, chi tiết hơn việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo trong hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn. Ban hành các Thông tư mới thay thế Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình tiếp công dân, Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, trong đó quy định cụ thể việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo trong quy trình tiếp công dân, quy trình xử lý đơn tố cáo, như: việc lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo, việc chuyển đơn tố cáo, mẫu văn bản chuyển đơn tố cáo ban hành kèm theo Thông tư… Sửa đổi, bổ sung Luật Tiếp công dân theo hướng quy định rõ nội dung biện pháp bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo và việc áp dụng các biện pháp bảo vệ khác trong hoạt động tiếp công dân.
Sửa đổi Luật Tố cáo nhằm đổi mới thủ tục tố cáo và cơ chế giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo hướng công khai, minh bạch, đơn giản và thuận lợi hơn cho người dân, phù hợp với yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ người tố cáo. Đơn giản hóa thủ tục tố cáo, nghiên cứu, mở rộng hình thức tố cáo, ngoài các hình thức tố cáo trực tiếp, tố cáo bằng đơn thì xem xét quy định bổ sung những hình tố cáo khác là tố cáo qua điện thoại, tố cáo bằng thông điệp dữ liệu điện tử. Đưa nội dung cụ thể về biện pháp bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo và các biện pháp bảo vệ khác vào các quy định về thủ tục tiếp nhận, thụ lý, xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo, xử lý kết luận nội dung tố cáo, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; quy trình giải quyết tố cáo.
Xem xét thừa nhận tố cáo giấu tên (nặc danh), bước đầu có thể trong một số trường hợp nhất định, như: tố cáo có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh... nhằm tăng cường bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo, bảo đảm an toàn cho người tố cáo. Về lịch sử, Nghị định số 58- HĐBT ngày 29/3/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) hướng dẫn thi hành
Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các KN, TC của công dân ngày 27/11/1981 đã từng quy định: “Điều 9.- Những đơn tố cáo không kí tên, mạo tên hoặc không rõ địa chỉ nhưng có nội dung nói đến những vi phạm chính sách, pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nhận được đơn đó phải xem xét, giải quyết; hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết như các đơn khiếu tố khác…” [49]. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cũng cho thấy, ở một số nước trên thế giới, tố cáo nặc danh được thừa nhận nhằm bảo vệ người tố cáo, khuyến khích tố cáo các việc làm sai trái, hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, như: Ở CHLB Đức có thiết lập đường dây nóng, qua đó, người tố cáo có thể giấu danh tính, địa chỉ của mình song vẫn tham gia cuộc đối thoại với cơ quan chức năng. Hay Ủy ban Bài trừ tham nhũng của Indonesia, Ủy ban Chống tham nhũng và bảo vệ quyền công dân của Hàn Quốc đã lập một trang Web để tiếp nhận tố cáo… [63].
+ Biện pháp bảo vệ trí công tác, việc làm: Luật hóa quy định về biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/07/2020 của Bộ Nội vụ; quy định về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động tại Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2020 của Bộ LĐ - TB&XH nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện. Đồng thời, làm rõ hơn nữa nội dung, cách thức thực hiện biện pháp bảo vệ này. Bên cạnh đó, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về căn cứ, trình tự, thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác, đánh giá, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức theo hướng công khai, minh bạch nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng kẽ hở trong các quy định để trả thù, trù dập hay phân biệt đối xử, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo. Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động để tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi trả thù, trù dập hay phân biệt đối xử đối với người tố cáo là người lao động; xem xét, cân nhắc, quy định: Bất kỳ sự sa thải nào đối với người tố cáo
hoặc người thân thích của người tố cáo sau khi người tố cáo thực hiện việc tố cáo, ngoại trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm pháp luật, đều bị coi là sự sa thải không công bằng vì có biểu hiện trả thù, trù dập người tố cáo.
+ Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự của người được bảo vệ: Quy định cụ thể hơn về nội dung biện pháp bảo vệ này, quy trình thực hiện, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan, tổ chức có liên quan. Nhất là quy định rõ các biện pháp: bảo vệ tại chỗ; thay đổi nơi ở, đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn; thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ khi hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại là đặc biệt nguy hiểm có liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật hình sự…
+ Quy định cụ thể về các biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi phân biệt đối xử đối với người được bảo vệ tại nơi công tác, làm việc, nơi cư trú, trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp.
+ Bổ sung quy định về miễn, giảm trách nhiệm pháp lý đối với người tố cáo trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như: tố cáo trung thực, nhưng không có bằng chứng cụ thể, cơ quan giải quyết tố cáo cũng không kết luận được hành vi sai phạm, đã được tuyên truyền, giải thích và chấm dứt hành vi tố cáo; tố cáo do lầm tưởng đó là hành vi vi phạm pháp luật nhưng với sự thiện ý, ngay tình, động cơ trong sáng, không vụ lợi; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại phạm phải một hành vi vi phạm pháp luật khác, ví dụ như: tố cáo hành vi đưa hối lộ, tố cáo hành vi thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật công tác…
4.2.2.3. Về thẩm quyền, trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ
Quy định rõ, chi tiết hơn về thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức công tác bảo vệ người tố cáo ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn và xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ hơn giữa các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người tố