Quan Điểm Định Hướng Đối Với Việc Nâng Cao Hiệu Quả Bảo Vệ Người Tố Cáo Theo Pháp Luật Hành Chính Ở Việt Nam

trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn, lúng túng. Trong đó, về cơ sở pháp lý, các quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay nằm phân tán trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau (Luật Tố cáo; Bộ luật Hình sự; Luật Cán bộ, công chức;…); nhiều quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, thiếu tính khả thi, khó áp dụng trong thực tiễn.

- Trách nhiệm bảo vệ người tố cáo được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, song do chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa cơ quan chức năng với MTTQ và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt chưa quy định rõ cơ quan có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, nên quá trình tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn, hiệu quả thấp. Luật MTTQ Việt Nam, các Luật về các đoàn thể đều có các quy định về vai trò giám sát, bảo vệ hội viên, nhưng chưa được cụ thể hoá thành cơ chế, quy định chi tiết; pháp luật về bảo vệ người tố cáo chủ yếu quy định trách nhiệm của UBND, cơ quan Công an, chưa quy định rõ trách nhiệm của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội.

- Quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo thường qua nhiều khâu, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, nên việc bảo vệ bí mật thông tin cũng như bảo vệ người cung cấp thông tin, người tố cáo chưa chặt chẽ và hiệu quả; mặt khác, các hành vi trả thù, trù dập thường rất tinh vi, khó phát hiện, khó chứng minh việc bị trả thù, trù dập có liên quan từ việc phản ánh, tố cáo, nên nhiều người dân còn ngại phản ánh, tố cáo, đấu tranh vì sợ bị trả thù, trù dập.

- Việc bố trí điều kiện, phương tiện, kinh phí, nguồn nhân lực cho việc bảo vệ người tố cáo có nhiều khó khăn, bất cập, chưa được quan tâm đúng mức. Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra khảo sát cán bộ, công chức về những khó khăn, vướng mắc khi bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cho thấy, có 61,4% người được hỏi cho rằng chưa bảo đảm nguồn lực bảo vệ... [148].

- Hiểu biết của người dân về pháp luật nói chung, các quy định của pháp

luật về tố cáo và về bảo vệ người tố cáo nói riêng còn hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong việc phát hiện hành vi pháp luật, tham nhũng, tiêu cực để phản ánh, tố cáo cũng như thực hiện quyền yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ khi cần thiết.

- Ảnh hưởng, tác động bởi văn hóa, tâm lý “dĩ hòa vi quý”. Nhất là dư luận xã hội ở nơi này, nơi khác còn thể hiện thái độ thiếu ủng hộ tích cực đối với người tố cáo, thậm chí bàng quan, né tránh trước những hành vi, việc làm mang tính trả thù, trù dập người tố cáo, làm cho người tố cáo có khi lâm vào tình trạng đơn độc, khó được bảo vệ.

* Nguyên nhân chủ quan

- Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trước hết là người đứng đầu ở một số nơi chưa quan tâm đến công tác bảo vệ người tố cáo [18]. Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về công tác bảo vệ người tố cáo còn chưa đầy đủ, đúng mức nên chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác này; trong lãnh đạo, chỉ đạo chưa tích cực khơi dậy, phát huy được vai trò của người dân trong việc phản ánh, tố cáo, tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật [8].

- Hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và những vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo chưa được coi trọng, trong khi những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo ngày càng tinh vi, khó phát hiện [18]. Các cơ quan có thẩm quyền chưa thực sự chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo nên không kịp thời nhắc nhở, uốn nắn, xử lý các vi phạm liên quan đến công tác này [8].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

- Ở nơi này, nơi khác, còn có cán bộ, công chức được giao trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, tham mưu giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo có năng lực, trình độ hạn chế, chưa nhiệt huyết, thiếu trách nhiệm với công việc; thực hiện nhiệm vụ còn đùn đẩy, để lộ, lọt thông tin về người tố cáo [8].

- Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm đúng mức, hiệu

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 17

quả còn hạn chế; chưa giúp người dân nhận thức đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình để chủ động, tích cực tham gia vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền. Chưa làm tốt việc định hướng dư luận xã hội; người phản ánh, tố cáo hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có trường hợp còn bị nhìn nhận là những người không bình thường, thậm chí bị phân biệt đối xử [8].

Tiểu kết Chương 3

Qua nghiên cứu quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, tác giả Luận án rút ra một số kết luận sau:

- Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với quá trình thể chế hóa quyền con người, quyền công dân, quyền tố cáo được ghi nhận trong Hiến pháp, với tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

- Trải qua các thời kỳ, đến nay, pháp luật về bảo vệ người tố cáo đã có những bước tiến lớn, quan trọng để hình thành nên một chế định pháp luật ngày một hoàn chỉnh hơn. Qua đó, đã góp phần xây dựng cơ chế pháp lý về bảo vệ người tố cáo, phương thức, biện pháp thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính mang tính đồng bộ hơn, phù hợp hơn. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật cũng như yêu cầu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ người tố cáo. Mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa có tư duy toàn diện và tầm nhìn dài hạn về xây dựng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; do chính sách điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ người tố cáo còn lúng túng, chưa định hình rõ, còn thiếu tính chiến lược; do chưa quan tâm đúng mức đến việc sơ kết, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo và nghiên cứu, tham khảo hợp lý những kinh nghiệm phù hợp của các nước trên thế giới, của quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

- Triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, công tác bảo vệ người tố cáo trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo được

quan tâm thực hiện tốt hơn, ít để xảy ra hơn việc lộ, lọt thông tin về người tố cáo. Các cơ quan chức năng trong nhiều trường hợp đã kịp thời áp dụng các biện pháp tích cực, kiên quyết theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, chỗ ở cho người tố cáo, bảo vệ vị trí công tác, việc làm, danh dự, uy tín, và các quyền nhân thân của người tố cáo; đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc trả thù, trù dập người tố cáo. Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cũng tham gia ngày càng tích cực hơn vào việc bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ người tố cáo vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: thông tin về người tố cáo còn bị lộ, lọt; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; một số vụ việc người tố cáo bị trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bảo vệ người tố cáo ở một số nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên, sát sao, có hiện tượng phó thác cho cơ quan chức năng; việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ người tố cáo còn thiếu quyết liệt, còn tình trạng thờ ơ, thiếu chủ động phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo; việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa cơ quan chức năng với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc bảo vệ người tố cáo còn lỏng lẻo, hình thức, hiệu quả phối hợp chưa cao; việc biểu dương, khen thưởng người tố cáo đúng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm, còn thiếu kịp thời, có những bất cập, chưa phù hợp… Những hạn chế, bất cập đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, rất cần những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ để giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM


4.1. Quan điểm định hướng đối với việc nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam

Việc nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta trong thời gian tới cần bám sát một số quan điểm mang tính định hướng chủ yếu sau:

4.1.1. Việc bảo vệ người tố cáo phải gắn với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, với tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân

- Phải xác định rõ, bảo vệ người tố cáo không chỉ là một biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tố cáo, mà hơn thế, đây còn là một quyền của người tố cáo, quyền được bảo vệ, quyền con người của người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo vì thế phải gắn với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở thuận lợi cho việc bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, việc bảo vệ người tố cáo cũng phải được quan tâm về mọi mặt trên nền tảng nhận thức và hành động về bảo vệ quyền con người, quyền công dân ngày càng được tăng cường trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Do đó, cơ chế, phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo cũng phải được xây dựng, hoàn thiện sao cho đồng bộ với quá trình này, trình tự, thủ tục bảo vệ phải tạo điều kiện thuận lợi cho người tố cáo cần được bảo vệ. Để từ đó góp phần khuyến khích người dân thực hiện có hiệu quả, đúng pháp luật quyền tố cáo, chủ động, tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống vi phạm pháp luật.

- Mô hình tổ chức, phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo cũng phải phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước theo định hướng cải cách nền hành chính,

cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Mặt khác, cần phát huy dân chủ, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhất là của các cơ quan hành chính nhà nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đồng thời với đó, là việc xây dựng văn hoá trách nhiệm, tính cam kết của tổ chức, văn hoá thúc đẩy lòng can đảm... trong các tổ chức, doanh nghiệp sẽ tạo ra một môi trường tích cực để thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ người tố cáo trên thực tế.

- Việc bảo vệ người tố cáo thể hiện sự tôn trọng quyền, bảo vệ quyền của người tố cáo nhưng phải trên cơ sở thượng tôn pháp luật, bảo đảm kỷ cương, trật tự. Phải kịp thời thực hiện bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tố cáo, những hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp của người tố cáo. Tuy nhiên, đi liền với đó, cũng phải có những biện pháp hữu hiệu, kiên quyết để xử lý thích đáng những hành vi cố ý tố cáo sai sự thật, mang tính vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc những hành vi lợi dụng quyền tố cáo để xuyên tạc, bịa đặt, bôi xấu chế độ; xúc phạm, hành hung cán bộ tiếp công dân, chống người thi hành công vụ; gây rối trật tự công cộng... hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật khác.

4.1.2. Vấn đề bảo vệ người tố cáo phải được đặt trong tổng thể xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Cần có tư duy mới trong xây dựng pháp luật về bảo vệ người tố cáo, không coi đây là một nội dung của pháp luật về tố cáo, gắn với pháp luật về tố cáo mà là một vấn đề xuyên suốt trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật bởi tầm quan trọng của bảo vệ người tố cáo cũng như việc thực hiện quyền tố cáo trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng trong sạch, vững mạnh. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, việc bảo vệ người tố cáo cần đặt trong tổng thể, gắn với bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công

chức, với bảo vệ người tố giác tội phạm. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo phải bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, không chỉ tập trung vào pháp luật hành chính mà cần quan tâm đến cả những ngành luật khác có liên quan, như: dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự... nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các cơ chế, phương thức mang tính chất nhà nước để thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ người tố cáo.

- Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo cũng cần bảo đảm phù hợp với thực tiễn, đáp ứng ngày càng tốt hơn các cam kết quốc tế liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo mà Việt Nam tham gia, ký kết. Quá trình này cần làm tốt việc dự báo dài hạn, đồng thời có lộ trình, bước đi thích hợp. Phải dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá đúng thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở nước ta cũng như nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp của quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

4.1.3. Việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp

Đây là quan điểm quan trọng của Đảng ta được khẳng định tại Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấ u tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Quan điểm này chỉ đạo toàn diện, xuyên suốt đối với toàn bộ công tác bảo vệ người tố cáo, từ khâu xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức thực hiện cho đến kiếm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, việc bảo vệ người tố cáo không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… và mỗi người dân. Việc bảo vệ người tố cáo đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, nhiệm vụ, trách nhiệm chính là thuộc về các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2024