Thực Trạng Công Tác Bảo Vệ Người Tố Cáo

- Ông P.S.L, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá khi tố cáo những sai phạm của cán bộ địa phương trong quản lý đất đai, sử dụng đất nông nghiệp đã bị chính những đối tượng đó đe doạ, cô lập bằng cách tung tin ông là thành phần gây rối, nguy hiểm [8].

- Chị H.T.N, người đứng đơn tố cáo, góp phần phanh phui, đưa ra ánh sáng vụ việc sai phạm, nhân bản hàng nghìn phiếu xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội đã bị đe dọa, nhận được nhiều tin nhắn dọa dẫm, có người đến tận nhà gây sức ép, khi đơn tố cáo chưa được gửi thì đã bị lộ tên người ký, ngay hôm sau ông Giám đốc Bệnh viện đã phân công người xuống gặp để uy hiếp, bắt phải rút đơn [128].

- Ông Nguyễn Đình D, người dân xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết: Tại địa phương, bản thân tôi và các thành viên trong gia đình từ trước tới nay không có mâu thuẫn với ai. Thế nhưng vào đêm ngày 25/1/2019, nhà tôi bị một số đối tượng ném rất nhiều vỏ chai bia vào nhà, mảnh thuỷ tinh vãi tung toé khắp sân hè, cũng may khi đó do sợ hãi nên tôi không ra ngoài, nếu không chẳng biết hậu quả ra sao. Việc này, có lẽ là do tôi đã có đơn gửi các cấp đề nghị xem xét xử lý các sai phạm đối với ông Trưởng xóm; tố cáo ông Chủ tịch UBND xã về việc buông lỏng quản lý về đất đai, không thực hiện đúng chức trách thẩm quyền... [132].

- Ông Đỗ Văn H, một kỹ sư làm việc tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) đã có đơn tố cáo, phanh phui những tiêu cực, sai phạm của một số cán bộ lãnh đạo ngành dầu khí từ những năm 2010. Nhiều vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo PVN ông H từng tố cáo đã bị xét xử, kết án, những tố cáo của ông về hàng loạt sai phạm trong ngành này đã và đang dần được các cơ quan bảo vệ pháp luật chứng minh là có cơ sở. Tuy nhiên, đáng tiếc là tháng 6/2011 ông Đỗ Văn H lại bị khởi tố bị can và bị bắt tạm giam về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”. Mặc dù, sau đó, ngày 20/12/2011, cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông [48].

Những trường hợp trên đã gây bức xúc cho công luận và xã hội, cho thấy những hiểm nguy, thách thức trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật. Song số người dám tố cáo, dám trực diện đấu tranh với tham nhũng, vi phạm pháp luật ngày càng tăng, qua đó thể hiện sáng rõ tinh thần quả cảm, ý chí sắt đá, nghị lực và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi của người tố cáo. Tuy nhiên, thực tế trên cũng cho thấy có độ chênh lớn từ quy định của pháp luật đến thực tiễn bảo vệ người tố cáo, nhất là cơ chế, biện pháp bảo vệ người tố cáo hiện chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa để qua đó tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo, tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật.

3.3.3. Thực trạng công tác bảo vệ người tố cáo

3.3.3.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, triển khai thực hiện chủ trương, quy định của Đảng và Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng và cả xã hội đã ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo vệ người tố cáo. Các cơ quan chức năng đã cố gắng áp dụng những biện pháp theo quy định để bảo vệ người tố cáo. Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tổ chức các Hội nghị biểu dương cá nhân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng các năm 2009, 2010. Nhiều trường hợp người tố cáo được các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ, một số trường hợp được biểu dương, khen thưởng, có trường hợp được Hội đồng thi đua, khen thưởng Trung ương quyết định đặc cách là đại biểu Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc [8].

Sau khi Luật Tố cáo năm 2011 được ban hành, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, công tác bảo vệ người tố cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Theo báo cáo của 26 bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đánh giá thực trạng bảo vệ người tố cáo kể từ sau khi có Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ đến 31/3/2015,

kết quả cho thấy: tổng số người tố cáo đã được bảo vệ bằng các biện pháp bảo vệ theo quy định: 652; số người tố cáo đã được bảo vệ bí mật thông tin: 788; số người tố cáo đã được bảo vệ vị trí công tác, việc làm: 99; số người tố cáo đã được bảo vệ tài sản: 95; số người tố cáo đã được bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác: 266 [23]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nhìn chung công tác tiếp nhận, xử lý yêu cầu bảo vệ và áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo của các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan dần đi vào nền nếp hơn. Theo thống kê của Ban Nội chính Trung ương [9], kết quả thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo ở một số địa phương trong thời gian qua như sau:

- Tiền Giang: 737 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 04 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 05 trường hợp được bảo vệ tài sản; 05 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 04 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 16

- Trà Vinh: 54 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 09 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 09 trường hợp được bảo vệ tài sản; 09 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 09 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

- Bạc Liêu: 29 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 17 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 17 trường hợp được bảo vệ tài sản; 18 trường hợp được bảo vị trí công tác, việc làm; 19 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

- Tây Ninh: 78 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 05 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 04 trường hợp được bảo vệ tài sản; 04 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 04 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

- Nghệ An: 52 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 19 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 18 trường hợp được bảo vệ tài sản; 09 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 17 trường hợp được bảo vệ danh dự,

uy tín và các quyền nhân thân.

- Bắc Ninh: 39 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 36 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 36 trường hợp được bảo vệ tài sản; 36 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

- Hà Nam: 10 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 08 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 08 trường hợp được bảo vệ tài sản; 08 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 08 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

- Ninh Bình: 78 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 34 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 30 trường hợp được bảo vệ tài sản; 30 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 30 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân.

- Nam Định: 26 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 15 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 15 trường hợp được bảo vệ tài sản; 01 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 15 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân...

Việc xử lý vi phạm cũng được chú trọng hơn, cũng theo thống kê của Ban Nội chính Trung ương, Bắc Ninh đã xử lý 01 trường hợp trả thù, trù dập người tố cáo; 01 trường hợp ở Điện Biên, 01 trường hợp ở Tiền Giang bị xử lý do làm lộ, lọt thông tin người tố cáo [9]. Tại Hà Nội, tháng 3/2020, UBND quận Bắc Từ Liêm đã yêu cầu UBND một phường kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân vì để lộ danh tính người tố cáo [46]... Các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội cũng tham gia ngày càng tích cực hơn vào việc bảo vệ người tố cáo, như: Hội Nhà báo Việt Nam thời gian qua tiếp nhận 80 trường hợp yêu cầu bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo, 80 trường hợp yêu cầu bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú; kết quả bảo vệ: 80 trường hợp được bảo vệ bí mật thông tin; 36 trường hợp được bảo vệ tính mạng, sức khỏe; 36 trường hợp được bảo vệ tài sản; 80 trường hợp được bảo vệ vị trí công tác, việc làm; 80 trường hợp được bảo vệ danh dự, uy tín và các quyền nhân thân... [9].

Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra về thực trạng cơ quan có thẩm quyền thực hiện yêu cầu bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cho thấy: (i) Theo đánh giá của người dân: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ chiếm 42%; (ii) Theo đánh giá của cán bộ, công chức: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ chiếm 30,9% [148].

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Tố cáo năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo (Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019), các bộ ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tố cáo, trong đó có các quy định về bảo vệ người tố cáo; các đơn vị truyền thông tăng cường đăng tải giới thiệu các nội dung cơ bản, nhất là những điểm mới của Luật... [36].

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 10/01/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Ngay sau đó, các cấp ủy ở các bộ, ngành, Thành ủy, Tỉnh ủy và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã kịp thời ban hành các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ở các ngành và địa phương.

Có thể thấy, công tác phổ biến, quán triệt Luật Tố cáo năm 2018 và Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị đã được các cấp uỷ và bộ, ngành, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu đối với công tác bảo vệ người tố cáo, người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Các cơ quan chức năng cũng có nhiều cố gắng, chủ động hơn trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, phát hiện, kiểm tra, xác minh, xử lý các vụ việc trả thù, trù dập người tố cáo. Mới đây, tháng 12/2020, TTCP đã áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo tại Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội. TTCP đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội: (i) Chỉ đạo Trưởng Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tạm đình chỉ ngay hiệu lực thi hành các quyết định, văn bản, phục hồi đúng vị trí việc làm của người tố cáo. Xem xét chi trả đầy đủ các khoản lương, thưởng và thu nhập cho người tố cáo. Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội chấm dứt, không được phép có bất cứ hành vi trù dập, kỳ thị, phân biệt, đối xử bất công đối với ông L.X.B (người tố cáo); (ii) Báo cáo, đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đánh giá lại việc không bổ nhiệm lại ông L.X.B chỉ vì chưa đủ phiếu tín nhiệm, do tại thời điểm đó pháp luật của Nhà nước quy định kết quả lấy phiếu chỉ là để tham khảo và việc không bổ nhiệm lại không phải là một hình thức kỷ luật. Đồng thời xem xét lại quả trình công tác để bố trí lại vị trí công tác cho ông B có tính kế thừa và phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm sóc thân nhân liệt sĩ; (iii) Yêu cầu Trưởng Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội tổ chức công khai xin lỗi đối với ông B về các hành vi mang tính trù dập như đã nêu; (iv) Chỉ đạo Thanh tra thành phố Hà Nội xác minh, làm rõ và kết luận, xử lý; báo cáo kết quả về TTCP [47].

Nhìn chung, việc bảo vệ người tố cáo được các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan chức năng và tổ chức hữu quan quan tâm thực hiện tốt hơn, hạn chế được tối đa trường hợp lộ, lọt thông tin về người phản ánh, tố cáo hoặc người phản ánh, tố cáo bị trả thù, trù dập; tính mạng, sức khoẻ, tài sản, chỗ ở,… của người phản ánh, tố cáo về cơ bản được đảm bảo.

3.3.3.2. Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả bước đầu, công tác bảo vệ người tố cáo, như Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị đánh giá: ”vẫn còn những

hạn chế, bất cập, như tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm. Việc biểu dương, khen thưởng người tố cáo đúng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm...” [18].

Cụ thể, công tác bảo vệ người tố cáo còn có những hạn chế, bất cập sau đây:

- Cấp uỷ, chính quyền địa phương ở một số nơi chưa quan tâm đúng mức, thiếu tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ người tố cáo. Chưa chủ động ban ban hành kế hoạch, văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo; chưa kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chưa chú trọng phát huy và tạo điều kiện để MTTQ và các tổ chức chính trị

- xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia bảo vệ người tố cáo. Công tác bảo vệ người tố cáo nhìn chung còn phó thác cho cơ quan chức năng; thiếu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên.

- Thông tin về người tố cáo còn bị lộ, lọt; không ít trường hợp người tố cáo bị đe doạ, trả thù, trù dập với những hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, làm cho họ chưa thực sự an tâm, tin tưởng vào cơ quan chức năng.

- Việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ người tố cáo còn thiếu quyết liệt. Vẫn còn tình trạng thờ ơ, thiếu chủ động phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo. Chưa thực hiện nghiêm biện pháp chế tài đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo nhưng thiếu trách nhiệm, không làm tròn trách nhiệm để xảy ra tình trạng lộ, lọt thông tin về người cáo hoặc người tố cáo bị trả thù, trù dập. Kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra về thực trạng cơ quan có thẩm quyền thực hiện yêu cầu bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cho thấy: (i) Theo đánh giá của người dân: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thực hiện nhưng không thực hiện đến cùng chiếm 30%; im lặng, không thực hiện chiếm 5%; (ii)

Theo đánh giá của cán bộ, công chức: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thực hiện nhưng không thực hiện đến cùng chiếm 55,9%; im lặng, không thực hiện chiếm 1,7% [148].

- Vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân trong việc bảo vệ người tố cáo còn mờ nhạt; chưa có phương thức giám sát hiệu quả đối với hoạt động bảo vệ người tố cáo; chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức thành viên tham gia hoạt động bảo vệ người dân tố cáo; còn hiện tượng né tránh, ngại va chạm với các cơ quan nhà nước. Việc bảo vệ người dân tố cáo chỉ ở mức theo dõi, giám sát, nắm tình hình để nghị cơ quan chức năng. Không ít trường hợp MTTQ và các đoàn thể không nắm và biết được thành viên, hội viên mình có yêu cầu cần được bảo vệ nên cũng không có những biện pháp cần thiết yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ; lòng tin của người dân đối với MTTQ và các tổ chức đoàn thể về vấn đề này còn nhiều hạn chế.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, giữa cơ quan chức năng với MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội trong việc bảo vệ người tố cáo còn lỏng lẻo, hình thức, hiệu quả phối hợp chưa cao, thiếu rõ ràng, cụ thể trong việc phân công trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp.

- Công tác biểu dương, khen thưởng, tôn vinh điển hình nhằm động viên, khuyến khích những người tố cáo đúng, những người tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật còn thiếu kịp thời, chưa tương xứng với công lao của họ; hình thức biểu dương, khen thưởng còn bất cập, chưa phù hợp, thậm chí có trường hợp còn làm lộ, lọt thông tin, gây hậu quả xấu cho người tố cáo. Việc biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc bảo vệ người tố cáo chưa được quan tâm [8].

3.3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

* Nguyên nhân khách quan

- Quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo chưa hoàn thiện, thiếu cụ thể [18]. Các quy định nhìn chung mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, chưa được hướng dẫn cụ thể, nên quá

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 26/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí