Tình Trạng Người Tố Cáo Bị Đe Dọa, Trả Thù, Trù Dập Trong Thời Gian Qua

chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí; tố cáo việc thu, chi tài chính, quản lý, sử dụng ngân sách, kinh phí thiếu công khai, minh bạch, không đúng quy định; tố cáo liên quan đến quyền của người mua nhà ở một số dự án nhà chung cư sai phép, nhà ở trong các khu nghỉ dưỡng; tố cáo cán bộ, công chức tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm người thân, người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, định kiến, trù dập người góp ý, phê bình, người tố cáo về sai phạm trong cơ quan, đơn vị... Thực tế cho thấy, qua tố cáo và giải quyết những nội dung tố cáo đó đã làm cơ sở và góp phần vào việc điều tra và đưa ra xét xử nhiều vụ án điểm, vụ án lớn về các tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”… xảy ra trong một số lĩnh vực, địa phương thời gian qua.

- Thời gian qua, không chỉ có hiện tượng tố cáo đơn lẻ mà còn phát sinh nhiều vụ việc tố cáo đông người có tính chất phức tạp. Có những vụ việc đông người vừa có nội dung khiếu nại, khiếu kiện, đòi quyền lợi vừa có nội dung tố cáo tập thể, cá nhân vi phạm, đề nghị xem xét xử lý. Nhìn chung các vụ việc đông người, phức tạp, bức xúc thường liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội; chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xây dựng chợ, trung tâm thương mại; bảo vệ môi trường, xây dựng các khu xử lý rác thải, chất thải, việc xả thải của doanh nghiệp tại một số khu công nghiệp, việc quy hoạch, xây dựng nghĩa trang, khai thác tài nguyên, khoáng sản; tố cáo cán bộ có biểu hiện tham nhũng, làm trái quy định của nhà nước…

- Nhiều trường hợp từ nội dung khiếu nại quyết định hành chính, bản án có hiệu lực pháp luật đã chuyển sang tố cáo người giải quyết, thậm chí, tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, có một số đoàn đông người xuất phát từ việc khiếu nại không đạt mục đích chuyển sang tố cáo người giải quyết với thái độ

gay gắt, bức xúc; nhiều trường hợp mặc dù đã được Trụ sở tiếp nhiều lần, đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng không trở về địa phương để được giải quyết theo quy định của pháp luật, tiếp tục khiếu kiện dài ngày tại Hà Nội gây mất an ninh, trật tự [34].

- Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư có nhiều tiến bộ, nhiều đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm Cơ sở dữ liệu Quốc gia về KN, TC hoặc các phần mềm riêng của từng đơn vị; sử dụng truyền hình trực tuyến, nhất là trong thời gian cao điểm của dịch bệnh Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền KN, TC, kiến nghị, phản ánh, đồng thời hạn chế tình trạng trùng lắp, chuyển đơn lòng vòng và giúp các cơ quan thuận tiện trong quản lý, theo dõi, thống kê, tổng hợp thông tin về vụ việc.

- Công tác giải quyết KN, TC nói chung, giải quyết tố cáo nói riêng được quan tâm, chất lượng giải quyết tiếp tục được nâng lên. Nhiều địa phương đã có cách làm mới, dân chủ với sự tham gia của đại diện các ban của Đảng, đoàn thể trong giải quyết KN, TC như: thành lập Hội đồng tư vấn để giải quyết KN, TC, qua đó đã giải quyết đúng pháp luật, có lý có tình, dứt điểm nhiều vụ việc ngay từ cấp cơ sở. Giải quyết các vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ cao, như năm 2020 đạt tỷ lệ là 87,5%, cao hơn mục tiêu đề ra (85%). Tỷ lệ thực hiện quyết định, kết luận giải quyết KN, TC đạt cao, năm 2020, khiếu nại đạt 99,2%, tố cáo đạt 97,5% hơn mục tiêu đề ra (90%) và cao hơn nhiều so với năm 2019 (khiếu nại 84,6%, tố cáo 89,3%) [38].

- Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao; công tác xử lý đơn thư còn chậm, tình trạng vi phạm về trình tự, thủ tục, chồng chéo, sai sót trong công tác xử lý đơn thư vẫn còn. Việc giải quyết một số vụ việc KN, TC còn chậm, có nhiều sai sót, nhất là ở cấp cơ sở, theo phân tích kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 cho thấy có 27,8% quyết định giải quyết lần đầu phải sửa đổi hoặc hủy bỏ; phân tích kết quả giải quyết tố cáo

tiếp cho thấy có 12,9% tố cáo tiếp là đúng và 25,7% tố cáo tiếp có đúng, có sai. Một số địa phương chưa tích cực rà soát, giải quyết các vụ việc KN, TC phức tạp, tồn đọng, một số trường hợp phát hiện giải quyết chưa đúng, chưa phù hợp nhưng tránh né, đùn đẩy, không mạnh dạn sửa sai, giải quyết lại; hoặc chậm thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Công tác phối hợp giải quyết trong một số trường hợp còn hạn chế, bất cập và thiếu chặt chẽ; có vụ việc các cơ quan còn có ý kiến khác nhau, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng vụ việc chậm được giải quyết, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổ chức [38].

3.3.1.2. Vệc xử lý tố cáo nặc danh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tố cáo của cá nhân phải thực hiện theo đúng thủ tục do Luật Tố cáo năm 2018 quy định. Trong đó, theo điểm a, khoản 2, Điều 9 của Luật Tố cáo năm 2018, người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này. Cụ thể là: ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung còn phải cung cấp thông tin về họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Đối với thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo (bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp) thì không xử lý theo quy định của Luật Tố cáo (theo khoản 1, Điều 25 của Luật Tố cáo năm 2018). Như vậy, hiện nay, Luật Tố cáo không thừa nhận tố cáo nặc danh (tố cáo giấu tên, không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo), các tố cáo nặc danh không được xem xét, xử lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo. Điều này là nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo để vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,

uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây rối nội bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bảo đảm việc tố cáo được thực hiện có trách nhiệm, đúng quy định của pháp luật, vì lợi ích chung. Thực tiễn công tác xử lý đơn thư thời gian qua cũng cho thấy, đơn thư tố cáo nặc danh thường phát sinh hoặc phát sinh nhiều vào những dịp đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, khi thực hiện quy trình nhân sự, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp…

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 15

Tuy nhiên, để không bỏ lọt nguồn thông tin phản ánh, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, góp phần đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý, theo quy định tại khoản 2, Điều 25 của Luật Tố cáo năm 2018 thì thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật mà có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Trên thực tế, ngoài những đơn thư tố cáo nặc danh mang tính vu khống, bôi xấu, gây rối nội bộ, với động cơ vụ lợi, không lành mạnh, thiếu trong sáng thì cũng có không ít những trường hợp người tố cáo vì sợ bị trả thù đã giấu tên, giấu địa chỉ song đã cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng cụ thể, có cơ sở về những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực. Để từ đó, qua nắm tình hình, các cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh, kiểm tra, thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong thời gian qua, đã có một số vụ việc sai phạm lớn, nghiêm trọng được kiểm tra, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm có xuất phát ban đầu từ những tố cáo nặc danh có cơ sở.

Về việc tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo nặc danh, qua khảo sát công tác xử lý đơn tại Ban Tiếp công dân trung ương từ năm 2018 đến nay cho thấy, mỗi tháng đơn vị tiếp nhận khoảng 30 - 45 đơn tố cáo nặc danh, năm 2018: trên 440 đơn, năm 2019: trên 540 đơn, năm 2020: trên 380 đơn, tháng 1 - 9/2021: trên 180 đơn. Đối với một số đơn tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của người viết đơn nhưng có nội dung rõ ràng, cụ thể, Ban đã chuyển đơn hoặc báo cáo, đề xuất lãnh đạo chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét theo quy định.

Tình hình trên cho thấy, tố cáo nặc danh là một thực tế khách quan, chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá thấu đáo để trên cơ sở đó xây dựng một cơ chế tiếp nhận, xử lý, giải quyết phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật và bảo vệ người tố cáo.

3.3.2. Tình trạng người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập trong thời gian qua

Theo Khảo sát của Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam đối với tham nhũng cũng cho biết, chỉ có 38% số người được hỏi sẵn sàng tố cáo tham nhũng, 51% người dân sợ rằng tố cáo tham nhũng không thay đổi được gì và 28% sợ gánh chịu hậu quả [120].

Theo khảo sát của TTCP và Ngân hàng thế giới, 62% số người được hỏi trả lời lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù” [127, tr.68]. Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - TTCP về những khó khăn, vướng mắc của người dân khi phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cho thấy, có 48,2% người dân được hỏi trả lời là gặp khó khăn, vướng mắc; trong những khó khăn, vướng mắc đó thì “sợ bị tiết lộ thông tin cá nhân” chiếm 50,6%, “sợ bị trả thù, trù dập” chiếm 72,2%... [148].

Thực tế cho thấy, hiện tượng người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập không chỉ là một vài vụ việc đơn lẻ, cá biệt mà xảy ra dưới rất nhiều hình thức, biểu hiện khác nhau, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng, gây bức xúc trong người dân và xã hội. Đó là hình thức trả thù người tố cáo rất tinh vi, không phải chỉ trước mắt mà còn lâu dài; không phải chỉ bằng bạo lực mà còn thông qua nhiều

hình thức tinh vi khác. Người tố cáo ngoài bị đe dọa, xâm phạm về thân thể còn bị phân biệt đối xử. Có người bị quy kết là làm mất đoàn kết, gây rối nội bộ, ít được thừa nhận và rất khó được biểu dương, tôn vinh [10]. Có nhiều trường hợp bị đánh đập; có người bị sa thải, bị buộc thôi việc; có người tố cáo tham nhũng là nông dân thì bị phá hoại hoa màu, con cái bị đe dọa cả tính mạng, người thân lâm vào cảnh hoảng loạn tâm thần; có những người vợ của người đấu tranh chống tham nhũng chết vì không chịu nổi áp lực của sự đe dọa; có người còn bị đánh mìn vào nhà hoặc bị giết hại. Có người bị “khủng bố” bằng vòng hoa, có trường hợp bố mẹ đấu tranh chống tham nhũng con cái bị trù dập, không được bổ nhiệm, bị thôi việc;…

Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2020 của Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra khảo sát với cán bộ, công chức về các biểu hiện của việc đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức cho thấy: có 49,9% người trả lời rằng có biểu hiện là sa thải, cách chức, chuyển đổi vị trí công tác; 34,4% người trả lời rằng có biểu hiện là đe dọa/xâm phạm tính mạng, sức khỏe; 27,5% người trả lời rằng có biểu hiện là đe dọa/xâm phạm tài sản; 39,8% người trả lời rằng có biểu hiện là đe dọa/xâm phạm danh dự, nhân phẩm [148].

Một số trường hợp người tố cáo bị đe dọa, trả thù, trù dập:

- Bà N.T.H, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội tố cáo một số sai phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, đầu tư xây dựng trên địa bàn. Bà H bị nhiều kẻ đe dọa, khủng bố tinh thần, dọa giết cả nhà, nhà bà thường xuyên bị đổ phân, ném chuột chết, bị ném mìn tự tạo, bà bị gây tai nạn giao thông, bị đánh trọng thương… [8], [56].

- Ông L.T.L tố cáo ông Trần Văn Khánh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Vật tư nông nghiệp có các sai phạm như: lãng phí trong việc mua xe, thuê xe, việc quản lý, sử dụng nhà 28 Bis Mạc Đĩnh Chi, quận I, thành phố Hồ Chí Minh; thất thoát trong mua bán vật tư nông nghiệp… Ông L bị đe doạ, trù dập, đình chỉ công tác, cắt bỏ các chế độ chính sách đang được hưởng, hạ bậc lương, chuyển

đổi vị trí công tác, bị ép thực hiện các thủ tục buộc thôi việc… [8].

- Bà D.T.M.A, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã phát hiện và tố cáo nhiều sai phạm của lãnh đạo Đội và Công ty Công trình Đô thị thành phố, như: tham ô tài sản, đưa hối lộ, mua hoá đơn giá trị gia tăng... Cơ quan chức năng của thành phố Cần Thơ đã thanh tra và kết luận, đề nghị thu hồi tài sản bị tham ô và kỷ luật cá nhân sai phạm. Tuy nhiên, bà A bị trù dập, trả thù bằng cách chuyển công tác đến cách nơi ở trên 50 km, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, công việc nặng nhọc, thu nhập thấp, mọi người phân biệt, kỳ thị [8].

- Ông N.K.H, xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh tố cáo tham nhũng đất đai và lập quỹ trái phép tại xã Phú Phong, huyện Hương Khê. Ông H và những người cùng ông đấu tranh chống tham nhũng đã bị trả thù như: tháo nước ruộng lúa; cho thuốc bảo vệ thực vật vào ao cá; rắc mảnh thuỷ tinh vào ruộng lúa; ném gạch đá vào nhà ở; kiểm điểm vợ vì “là đảng viên không biết giáo dục chồng để đi khiếu kiện”; cắt điện thắp sáng… Chính quyền xã, huyện còn cưỡng chế thu hồi đất khai hoang từ trước năm 1993 của gia đình ông [8].

- Ông N.V.V, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, tố cáo về một số vụ việc sai phạm đất đai trên địa bàn quận. Ông V bị chính quyền phường, quận xếp vào diện “gây rối” ở cơ sở, bị theo dõi, mua chuộc, gây sức ép và đe doạ, ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình và công tác của các con ông [8].

- Ông N.V.H, thành phố Cần Thơ tố cáo về những sai phạm xảy ra tại Liên đoàn lao động thành phố, như: tham ô tiền hỗ trợ Tết Nguyên Đán đối với công nhân Khu chế xuất; giữ lại 400 triệu đồng từ thiện ủng hộ nạn nhân sự cố sập đường dẫn cầu Cần Thơ; thu chi các nguồn quỹ sai nguyên tắc; chi tiêu tiếp khách vượt quá định mức tiêu chuẩn; trù dập cán bộ đấu tranh chống tham nhũng... Ông H đã bị khủng bố tinh thần, đe dọa đánh chém, bị trù dập, chuyển công việc và xếp vào vị trí dôi dư không có việc làm [8].

- Bà P.T.H.H, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh tố cáo ông Lê Minh Diện - Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Lê Văn Đông - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mía đường 2 có các sai phạm lừa đảo, lập hồ sơ giả lấy tiền đền

bù của Nhà nước; dự án cồn Tuy Hoà và dự án Cồn Xuân Lộc có nhiều khuất tất; sử dụng đất công trái quy định của Nhà nước; có dấu hiệu khuất tất về giá đền bù 35,5 tỷ đồng tại 34-35 Bến Vân Đồn, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh… Trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, bà H đã bị trù dập, cách chức Kế toán trưởng, chuyển công tác từ kế toán sang tạp vụ, giao nhiệm vụ nhằm mục đích xỉ nhục, gây bức xúc tư tưởng cùng quẫn, đẩy tới phản kháng mất tự chủ, tạo cớ để sa thải. Các đối tượng tham nhũng và liên quan lên “kịch bản” tinh vi để kích động bà H ra khỏi cơ quan và tước bỏ hết thảy chế độ, chính sách hơn 25 năm công tác của bà [8].

- Ông P.T.B, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội tố cáo tiêu cực, tham nhũng đất đai tại phường Nghĩa Đô. Thành phố Hà Nội đã xử lý vụ việc, kỷ luật nhiều cán bộ sai phạm ở quận Cầu Giấy, ở phường Nghĩa Đô; thu hồi diện tích đất bị chiếm dụng. Sau khi gửi đơn thư phản ánh tiêu cực, tham nhũng tại phường, ông B đã bị cho thôi chức vụ, miễn nhiệm chức vụ. Ông còn bị lăng mạ, xỉ nhục, đổ phân vào nhà, đe doạ đánh, chém… [8].

- Bà B.T.Th tố cáo ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Y dược học dân tộc tỉnh Hoà Bình vi phạm luật thuế, gian lận tiền nộp thuế. Bà Th đã bị trù dập như cách chức, hạ bậc lương, hạ tầng công tác, cắt các chế độ chính sách được thụ hưởng chính đáng và luôn bị đe dọa trả thù [8].

- Bà N.T.Đ, tỉnh Kiên Giang tố cáo tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan, vụ việc đã được kết luận, các cán bộ sai phạm đã bị xử lý. Tuy nhiên, bà Đ cũng bị đưa ra kiểm điểm và bị đề nghị xử lý vì “gây mất đoàn kết nội bộ”. Do bà Đ bị quy kết “gây rối nội bộ”, nên con trai bà là nhân viên của một cơ quan của địa phương đã bị buộc thôi việc [8].

- Ông Đ.X.S, thành phố Hồ Chí Minh gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Giám đốc Công ty Hoàng Hải là Ngô Quang Trưởng đến các cơ quan chức năng và nhiều cơ quan thông tấn, báo chí. Để bịt đầu mối, Giám đốc Ngô Quang Trưởng đã thuê giang hồ giết hại ông S [8].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2024