Về Căn Cứ Áp Dụng Biện Pháp Bảo Vệ, Trình Tự, Thủ Tục Bảo Vệ

cáo. Phải xác định được một cách cụ thể trách nhiệm, những công việc phải làm, quy trình thực hiện của các cơ quan chức năng, mối quan hệ giữa các các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý đề nghị, yêu cầu bảo vệ người tố cáo; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo. Nhất là trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo, cơ quan xác minh nội tố cáo trong việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan giải quyết tố cáo trong thực hiện bảo vệ bí mật thông tin, bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ và những nội dung bảo vệ khác thuộc thẩm quyền của mình; trách nhiệm của cơ quan Công an trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động,… Về lâu dài, cần nghiên cứu, xem xét xây dựng cơ quan chuyên trách hoặc mô hình tổ chức một đầu mối có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý đề nghị, yêu cầu bảo vệ và xử lý những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo nhằm tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ người tố cáo, nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo.

4.2.2.4. Về căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ, trình tự, thủ tục bảo vệ

- Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ: Quy định cụ thể hơn căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác, việc làm, biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm trên cơ sở làm rõ những dấu hiệu về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp bảo vệ, tránh sự chủ quan, tùy tiện của cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện.

- Trình tự, thủ tục bảo vệ: Đơn giản hóa thủ tục đề nghị bảo vệ; thủ tục, quy trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; xác định rõ những trường hợp cụ thể phải áp dụng biện pháp bảo vệ dù có hay không đề nghị bảo vệ của người tố cáo; quy định rõ hơn về trình tự, thủ tục bảo vệ. Xây dựng cơ chế “tự động”, trong đó cơ quan có thẩm quyền chủ động xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ của người tố cáo nhằm tạo thuận lợi hơn cho người tố cáo và những người cần bảo vệ. Theo cơ chế này người tố cáo không chỉ được gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ đến người giải quyết tố cáo mà còn có quyền gửi văn bản này đến các cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

4.2.2.5. Về chế tài xử lý hành vi vi phạm

Tăng cường các biện pháp chế tài xử lý đồng bộ, đủ mạnh để bảo vệ người tố cáo một cách có hiệu quả, nhất là các chế tài xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

+ Chế tài xử lý kỷ luật: Bổ sung đối tượng áp dụng, không chỉ quy định rõ về các hình thức xử lý kỷ luật đối với người giải quyết tố cáo mà cả với những chủ thể khác có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo hay có hành vi khác vi phạm pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Có quy định hướng dẫn chi tiết về quy trình xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo.

+ Chế tài xử lý vi phạm hành chính: Ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiếp công dân, KN, TC, trong đó quy định cụ thể về xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo.

+ Chế tài xử lý trách nhiệm vật chất: Tiếp tục hoàn thiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm bảo đảm thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp

luật việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, trong đó có việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do không áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ. Có quy định hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục yêu cầu và trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

+ Chế tài hình sự: Sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bổ sung tội danh trù úm, trả thù người tố cáo hoặc vi phạm quy định về bảo vệ người tố cáo, bên cạnh việc sửa đổi quy định về tội xâm phạm quyền KN, TC tại Điều 166 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) nhằm tạo ra chế tài đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành hành vi trả thù, trù dập người tố cáo.

4.2.2.6. Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 19

Bổ sung các quy định cụ thể về nội dung, phạm vi, đối tượng đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo, chấp hành pháp luật về bảo vệ người tố cáo; hoạt động giám sát việc áp dụng biện pháp bảo vệ, chấp hành biện pháp bảo vệ, thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Gắn với việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, như: Luật Thanh tra, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), Luật MTTQ Việt Nam, Luật Công đoàn,... nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp, hoạt động giám sát của MTTQ, Công đoàn, các tổ chức đoàn thể, của Ban Thanh tra nhân dân, giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

4.2.2.7. Ngoài ra, đối với pháp luật về tố tụng, như: Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính… ngoài việc quy định rõ hơn, cụ thể hơn các biện pháp bảo vệ người tố cáo trong các hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, thì vấn đề quan trọng là cần được tiếp tục hoàn thiện hơn nhằm xây dựng được một cơ chế có hiệu lực, hiệu quả tốt về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ người tố cáo bằng Tòa án.

4.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện

4.2.3.1. Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo

- Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp cần chủ động, kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, xác định công tác bảo vệ người tố cáo là nhiệm vụ chính trị thường xuyên cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt.

- Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo theo quy định, gắn tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, giải quyết tố cáo với bảo vệ người tố cáo.

- Khi phát sinh vụ việc người tố cáo có dấu hiệu bị trả thù, trù dập, phải kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, vị trí công tác, vị trí việc làm của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo, đồng thời xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo. Đối với những đơn vị, địa bàn để xảy ra vụ việc kéo dài, nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, phải chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan, kể cả trách nhiệm trong áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo để xử lý kiên quyết, đúng theo quy định của pháp luật nhằm tạo tính răn đe, phòng ngừa những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo.

- Nắm sát tình hình, kịp thời có ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo.

- Quan tâm bố trí cán bộ đủ về số lượng, vững về chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan chức năng để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo và các nhiệm vụ được giao.

4.2.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo

* Về giải pháp chung:

- Thực hiện nghiêm quy định của Luật Tố cáo năm 2018 và các quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo theo đúng quy định. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra hành vi trả thù, trù dập người tố cáo.

- Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, bao che người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm; người lợi dụng quyền phản ánh, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Làm tốt việc động viên, khen thưởng, biểu dương kịp thời người tố cáo đúng, những gương điển hình, tiêu biểu trong phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật; những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ người tố cáo; nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay trong bảo vệ người tố cáo. Hình thức, nội dung, cách thức tổ chức khen thưởng phải thực sự góp phần tạo động lực, khuyến khích người tố cáo, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhưng không để lộ, lọt thông tin, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người tố cáo.

- Bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí và các nguồn lực khác về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ… cho công tác bảo vệ người tố cáo.

* Trong thực hiện những biện pháp cụ thể để bảo vệ người tố cáo cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đối với việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo:

+ Khi xử lý đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết, cần nghiên cứu kỹ nội dung đơn, áp dụng đúng pháp luật để thực hiện việc chuyển đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhằm tránh lộ, lọt thông tin của người tố cáo.

+ Có cách thức phù hợp để lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo khi giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo.

+ Quá trình làm việc trực tiếp với người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Tổ xác minh hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện đúng nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo, phải bố trí địa điểm, thành phần làm việc, thực hiện cách thức làm việc phù hợp, kể cả việc phát hành giấy mời làm việc nhằm không để lộ, lọt thông tin về người tố cáo.

+ Khi ban hành văn bản chuyển đơn, quyết định thụ lý giải quyết tố cáo, quyết định thụ lý và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, thông báo kết luận nội dung tố cáo, phải hết sức chú ý không được nêu họ tên, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác của người tố cáo vào trong nội dung văn bản, đồng thời có phương thức phát hành văn bản phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.

- Đối với việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ:

+ Cần xây dựng phương án cụ thể khi thực hiện biện pháp bảo vệ, như: phương án đưa người được bảo vệ đến nơi an toàn; phương án bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết; phương án thay đổi lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ trong trường hợp cần thiết; có phương án bảo vệ người được bảo vệ kể cả sau giai đoạn có quyết định xử lý kết luận nội dung tố cáo trong trường hợp tính mạng, sức khỏe, tài

sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ có nguy cơ bị xâm hại; dự trù kinh phí bảo đảm thực hiện các phương án…

+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật - nghiệp vụ, công nghệ vào quá trình bảo vệ.

4.2.3.3. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo

Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo, giữa cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức phối hợp, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể nhân dân.

- Xây dựng quy chế, chương trình phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ người tố cáo theo hướng xác định rõ phương thức phối hợp, nội dung phối hợp và phân công trách nhiệm thực hiện. Nhất là trong áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo phải xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức phối hợp.

- Thực hiện tốt việc trao đổi, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo giữa các cơ quan chức năng, giữa các cơ quan và tổ chức có liên quan.

4.2.3.4. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác bảo vệ người tố cáo

- Các cơ quan Kiểm tra của Đảng, Thanh tra của Nhà nước các cấp đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc bảo vệ người tố cáo; phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo và công khai kết quả xử lý.

- Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp đối với việc thực hiện pháp luật về tố cáo, về bảo vệ người tố cáo.

- Đưa nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát hàng năm; tập trung vào những địa bàn, lĩnh vực phát

sinh nhiều tố cáo, để xảy ra nhiều vụ việc trả thù, trù dập người tố cáo.

- Coi trọng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp, của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo. Hoạt động thanh tra, kiểm tra trách nhiệm phải thực chất, tránh làm hình thức, qua loa, chiếu lệ; kết luận thanh tra, kiểm tra phải chỉ rõ khuyết điểm, sai phạm (nếu có), xác định rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể để xảy ra khuyết điểm, sai phạm trong công tác bảo vệ người tố cáo, đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý trách nhiệm tương xứng, đúng theo quy định của pháp luật.

- Đổi mới phương thức kiểm tra, thanh tra, giám sát, chú trọng vào việc phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm phòng ngừa việc lộ, lọt thông tin về người tố cáo, các hành vi trả thù, trù dập, phân biệt đối xử với người tố cáo.

4.2.3.5. Đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo

- Thể chế hóa thành quy định cụ thể về trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ để kết luận, quy rõ trách nhiệm, trách nhiệm trực tiếp cũng như liên đới, khi để xảy ra việc lộ lọt thông tin về người tố cáo, việc trả thù, trù dập người tố cáo.

- Thực hiện tốt các nội dung của văn hóa công vụ, nhất là về tinh thần, thái độ làm việc; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử; chuẩn mực về đạo đức, lối sống theo Đề án văn hóa công vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018; gắn với với việc chấp hành nghiêm các chỉ thị, quy định về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức.

- Thực hiện thường xuyên, đồng bộ các hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, của thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, đảng viên, công chức trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; đồng thời, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2024