Phát Huy Vai Trò Của Mttq Việt Nam, Các Tổ Chức Chính Trị - Xã Hội, Tổ Chức Xã Hội Trong Công Tác Bảo Vệ Người Tố Cáo

- Tăng cường công tác quán triệt, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo.

- Có chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo để họ yên tâm công tác, tận tụy phục vụ nhân dân.

4.2.3.6. Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ người tố cáo

- MTTQ Việt Nam đẩy mạnh hoạt động giám sát đối với các cơ quan chức năng, các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Tiếp tục đổi mới hình thức giám sát, bên cạnh hoạt động giám sát thường xuyên cần chú trọng hơn đến việc giám sát theo địa chỉ, theo vụ việc thông qua việc tổ chức các đoàn giám sát. Trong thực hiện hoạt động giám sát theo đoàn giám sát cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, gắn giám sát công tác bảo vệ người tố cáo với giám sát thực hiện pháp luật về KN, TC; nâng cao chất lượng báo cáo kết quả giám sát để có những kiến nghị cụ thể, nhất là kiến nghị liên quan đến xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, chưa thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhằm góp phần vào chấn chỉnh, uốn nắn những thiếu sót, khuyết điểm, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ người tố cáo.

- Công đoàn các cấp và các tổ chức khác cần tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng các biện pháp bảo vệ, nhất là khi thực hiện bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.

- MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thực hiện tốt việc vận động đoàn viên, hội viên, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ người tố cáo, giám sát, phát hiện và kiến nghị xử

lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo.

- MTTQ Việt Nam, Công đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội khác; các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thực hiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tố cáo là đoàn viên, hội viên, người lao động theo quy định.

- MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sâu sát thực tế, cơ sở, khắc phục tình trạng “hành chính hoá” trong hoạt động.

4.2.3.7. Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các biện pháp, hình thức thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ người tố cáo, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với công tác này.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tập trung hướng vào xây dựng văn hóa pháp lý trong việc bảo vệ người tố cáo, củng cố, tăng cường ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền tố cáo, ý thức tôn trọng người tố cáo và bảo vệ người tố cáo, ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ý thức tôn trọng pháp luật, sự hiểu biết đúng, đầy đủ quy định pháp luật của người dân trong khi thực hiện quyền tố cáo, trong bảo vệ người tố cáo.

Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam - 20

- Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, thông tin đại chúng, đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương những người tố cáo đúng, những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, những mô hình tốt, cách làm hay trong công tác bảo vệ người tố cáo. Đồng thời, tích cực phát hiện, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, phê phán những hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật.

Làm tốt việc định hướng dư luận xã hội, tạo sức mạnh dư luận xã hội ủng hộ, bảo vệ người tố cáo, lên án, phản đối, đấu tranh với những hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo.

4.2.3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ người tố cáo

- Thực hiện tốt việc đánh giá, tổng kết thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng (UNCAC), trong đó có nội dung về bảo vệ người tố cáo.

- Nghiên cứu, xem xét ký kết với các quốc gia hữu quan các văn kiện, thỏa thuận hợp tác để trao đổi, chia sẻ thông tin có liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên biên giới để phục vụ cho việc xử lý, giải quyết các tố cáo, tố giác có yếu tố nước ngoài.

- Tăng cường việc học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước về công tác bảo vệ người tố cáo.

Tiểu kết Chương 4

Trong Chương này, tác giả Luận án đề xuất những quan điểm mang tính định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới, với những nội dung khái quát sau:

- Các quan điểm mang tính định hướng cho quá trình nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo ở nước ta trong thời gian tới, bao gồm: (i) Việc bảo vệ người tố cáo phải gắn với việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân, với tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; (ii) Vấn đề bảo vệ người tố cáo phải được đặt trong tổng thể xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; (iii) Việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp; (iv) Phải bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ người tố cáo.

- Trên cơ sở những quan điểm mang tính định hướng đó, cần đề ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về trước mắt và lâu dài trên tất cả các mặt: đổi mới tư duy, nhận thức về tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ người tố cáo; hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo và tổ chức thực hiện.

- Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo trên nhiều nội dung theo hướng tập trung vào các biện pháp mang tính chất phòng ngừa, ngăn chặn, tăng cường các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ người tố cáo. Làm rõ và có điều chỉnh hợp lý, cụ thể về các nội dung: phạm vi chủ thể được bảo vệ, điều kiện được bảo vệ; quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ; phạm vi bảo vệ, nội dung các biện pháp bảo vệ; thẩm quyền, trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ; căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ, trình tự, thủ tục bảo vệ; chế tài xử lý hành vi vi phạm; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo. Vấn đề trọng tâm trong dài hạn là nghiên cứu, xây dựng một đạo luật chung, Luật Bảo vệ người tố cáo để điều chỉnh không chỉ vấn đề bảo vệ người tố cáo như hiện nay mà cả việc

bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và việc bảo vệ người tố giác tội phạm. Cần nghiên cứu, xem xét xây dựng cơ quan chuyên trách hoặc mô hình tổ chức một đầu mối có chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý đề nghị, yêu cầu bảo vệ và xử lý những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ người tố cáo nhằm tập trung nguồn lực cho công tác bảo vệ người tố cáo, nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo.

- Đồng thời, cần tập trung thực hiện tốt nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, bao gồm: (i) Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, các cấp, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo; (ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; (iii)Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo; (iv) Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với công tác bảo vệ người tố cáo; (v) Đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo, cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; (vi) Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ người tố cáo; (vii) Tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người tố cáo; (viii) Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

KẾT LUẬN

Bảo vệ người tố cáo có vai trò, đóng góp thực sự quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật. Đây cũng là yêu cầu khách quan trong sự nghiệp bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Ở trong nước và nước ngoài đã có một số công trình nghiên cứu về bảo vệ người tố cáo, tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu đó còn có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được làm rõ. Để góp phần tiếp tục giải quyết những vấn đề đang đặt ra đó, Luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính trên cơ sở tiếp cận vấn đề từ góc độ lý luận về quyền và bảo vệ quyền. Từ đó, Luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính; phân tích, đánh giá khách quan, cụ thể về thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo, thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam; qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

1. Khái niệm bảo vệ người tố cáo cần được tiếp cận dựa trên hai hướng: một là, bảo vệ người tố cáo là một quyền của người tố cáo - quyền tự thân, quyền con người của người tố cáo; hai là, bảo vệ người tố cáo là một chế định của Luật hành chính. Do đó, bảo vệ người tố cáo là một chế định của Luật hành chính quy định về phương thức, biện pháp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện quyền được bảo vệ nhằm bảo đảm những quyền con người của người tố cáo. Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính có các đặc điểm cơ bản sau: thứ nhất, khách thể của bảo vệ người tố cáo chính là quyền con người của người tố cáo; thứ hai, chủ thể bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm trước hết và chủ yếu thuộc về Nhà nước; thứ ba, phạm vi và nội dung bảo vệ người tố cáo có đặc điểm là gắn với quyền con người nhưng liên quan tới việc bảo đảm cho quyền con người không bị những tổn hại, xâm phạm khi thực hiện việc tố cáo.

2. Nội dung điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo gồm có: (i) Các nguyên tắc pháp lý trong việc bảo vệ người tố cáo; (ii) Các vấn đề điều chỉnh cơ bản. Trong đó, các vấn đề điều chỉnh cơ bản của pháp luật bảo vệ người tố cáo gồm có: thứ nhất, chủ thể được bảo vệ, phạm vi, giới hạn, điều kiện được bảo vệ; thứ hai, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người tố cáo; thứ ba, các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đó.

3. Các yếu tố chính tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, bao gồm: (i) Các chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ người tố cáo; (ii) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; (iii) Các yếu tố kinh tế, văn hoá pháp lý, dư luận xã hội.

4. Qua các thời kỳ, đến nay, pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn, quan trọng, góp phần xây dựng cơ chế pháp lý về bảo vệ người tố cáo, phương thức, biện pháp bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính theo hướng đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, pháp luật về bảo vệ người tố cáo hiện nay vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật cũng như yêu cầu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo vệ người tố cáo. Mà nguyên nhân chủ yếu là do chưa có tư duy toàn diện và tầm nhìn dài hạn về xây dựng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; do chính sách điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ người tố cáo còn lúng túng, chưa định hình rõ, còn thiếu tính chiến lược; do chưa quan tâm đúng mức đến việc sơ kết, tổng kết, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo và nghiên cứu, tham khảo hợp lý những kinh nghiệm phù hợp của các nước trên thế giới, của quốc tế về bảo vệ người tố cáo.

5. Thời gian qua, với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, việc bảo vệ người tố cáo ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Mặc dù vậy, việc bảo vệ người tố cáo vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: thông tin về người tố cáo còn bị lộ, lọt; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo vệ, bị trả thù, trù dập; một số vụ việc người tố cáo bị trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm; công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động bảo vệ người tố cáo ở một số nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên, sát sao, có hiện tượng phó thác cho cơ quan chức năng; việc triển khai thực hiện các quy định về bảo vệ người tố cáo còn thiếu quyết liệt, còn tình trạng thờ ơ, thiếu chủ động phát hiện, xử lý hành vi trả thù, trù dập người tố cáo, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo… Những hạn chế, bất cập đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

6. Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam, cần phải đổi mới tư duy, nhận thức để hiểu đúng về tố cáo, giải quyết tố cáo và về bảo vệ người tố cáo. Phải thấy bảo vệ người tố cáo là một quyền của người tố cáo, là quyền tự thân, quyền con người của người tố cáo. Phải đặt vấn đề bảo vệ người tố cáo trong tổng thể bảo vệ quyền con người, quyền công dân, trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN - Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Bảo vệ người tố cáo phải gắn với việc bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về những hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, với việc bảo vệ người tố giác tội phạm. Việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp. Phải hình thành tư duy mới trong xã hội, xác định bảo vệ người tố cáo không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức, không chỉ là công việc mang tính hệ quả mà còn là một nhân tố tích cực làm thay đổi chính sách của nền công vụ, thay đổi chính sách công. Trên cơ sở đó, đề ra và thực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2024