Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 10

đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng. Cục có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra thường niên, cũng như thanh tra các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định, xử lý về thanh tra trong lĩnh vực này rồi tổng hợp báo cáo Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng và chống tham những. Nghị định cũng quy định rõ nhiệm vụ của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước trong hoạt động thanh tra chuyên ngành lĩnh vực đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 14, Điều 15 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội). Đây được coi là một trong những điểm mới của Nghị định số 39/2013/NĐ-CP so với các quy định trước đây nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra chuyên ngành lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý này thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được tốt hơn.

Những năm trở lại đây do những tiêu cực trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài diễn ra phổ biến khiến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động bị xâm phạm nặng nề, số lượng các đơn thư khiếu nại nhiều nên Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tăng cường hoạt động thanh tra và xử lý các đối tượng vi phạm quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, 6 tháng đầu năm 2013, Cục quản lý lao động ngoài nước đã tiến hành 7 cuộc thanh tra, 13 cuộc kiểm tra đối với doanh nghiệp và chi nhánh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Kết quả là phát hiện 06 doanh nghiệp vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính gần 200 triệu đồng,

Cục đã thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động của 41 doanh nghiệp do hoạt động không hiệu quả hoặc doanh nghiệp chấm dứt hợp động [39].

Xử lý vi phạm đối với những hành vi xâm phạm quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài là nội dung cần thiết phải có trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm xâm phạm quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 74 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

* Xử lý vi phạm hành chính:

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định khá cụ thể các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 75), thẩm quyền xử phạt (Điều 76). Trên cơ sở đó ngày 10/9/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2007/NĐ-CP để cụ thể hóa các quy định này. Mới đây, ngày 22/08/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP để thay thế Nghị định số 144/2007/NĐ-CP. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành dựa trên cơ sở tương thích với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, nâng mức phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đồng thời cụ thể hóa thêm nhiều hành vi vi phạm khác trong từng nhóm hành vi vi phạm trước đây.

Hình thức xử phạt chính áp dụng đối với các hành vi vi phạm là phạt tiền (mức phạt tiền thấp nhất là 2.000.000 đồng, cao nhất là 200.000.000 đồng). Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã bỏ quy định hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, đây là một điểm mới tiến bộ xuất phát từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính và quan điểm coi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa

người lao động đi làm việc ở nước ngoài là những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động và kéo theo nhiều hệ lụy xã hội khác, mặt khác hình thức xử phạt cảnh cáo gần như không phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm hành chính sẽ tiếp tục diễn ra và cũng không thể bảo vệ được quyền lợi cho người lao động một cách thỏa đáng. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Tuy chứa đựng nhiều quy định mới tiến độ song trong Nghị định còn tồn tại một số bất cập sau:

Khi đăng ký hợp đồng cung ứng ở Cục quản lý lao động ngoài nước các doanh nghiệp dịch vụ ghi rất rõ là các khoản phí người lao động phải trả trước khi đi là bao nhiêu để được cơ quan nhà nước cấp phép cho các đơn hàng của mình và phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước khi cần thiết, nhưng đối với người lao động họ không hề biết chi tiết các khoản tiền đó mà chỉ biết tổng chi phí phải nộp, các doanh nghiệp cũng không bao giờ công khai Phiếu trả lời của Cục quản lý lao động ngoài nước về việc cấp phép thực hiện hợp đồng cung ứng đó cho lao động xem, các giấy tờ thu nhận tiền của người lao động cũng được hợp pháp hóa sao cho phù hợp với quy định pháp luật và phiếu chấp thuận thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước. Có rất nhiều lao động bị thu thêm vài chục triệu mà vẫn phải chấp nhận để được đi làm việc ở nước ngoài. Để xử phạt hành vi này Nghị định 95/NĐ- CP quy định rất cụ thể mức phạt tiền cho mỗi hành vi vi phạm: thu tiền tuyển chọn của người lao động, thu tiền môi giới không đúng quy định hoặc thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định; thu tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định (Điểm a khoản 1, Điểm a và b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 33). Tuy nhiên việc áp dụng điều khoản này trên thực tế không

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

hề dễ dàng khi người lao động chỉ biết họ bị thu phí trước khi xuất cảnh quá cao so với quy định mà không biết cụ thể từng khoản chi phí là bao nhiêu, vậy muốn xử phạt thì xét hành vi vi phạm đó là thuộc hành vi nào? Cơ quan có thẩm quyền liệu có xác định được chính xác trường hợp mỗi khoản thu, doanh nghiệp vi phạm thu cao hơn so với quy định một ít không? Câu trả lời là không, thực tế, các cơ quan chức năng sẽ chỉ quy kết vào một hành vi vi phạm nào đó mà thôi.

So với Nghị định 144/2007/NĐ-CP thì Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã đề cập đến vấn đề mức phạt tương ứng với tỷ lệ số lượng lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng đăng ký, số lượng càng vượt quá nhiều thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm càng tăng lên, và vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài càng khó khăn, phức tạp gấp nhiều lần. Quy định này phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tuy nhiên cách chia tỷ lệ như trên vẫn chưa đảm bảo tính công bằng cho các chủ thể vi phạm và chưa phản ánh đúng bản chất, hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra. Ví dụ như: Doanh nghiệp A được chấp thuận cho đưa 100 lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng thực tế Doanh nghiệp A đã đưa đi 120 lao động (vượt quá mức được phép là 20%) . Doanh nghiệp B được chấp thuận cho đưa 40 lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng thực tế doanh nghiệp B lại đưa đi 60 lao động (vượt quá mức được phép là 50%). So sánh vi phạm của A và B chúng ta thấy cùng đưa 20 lao động trái phép ra nước ngoài nhưng mức phạt của A là 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, còn B phải chịu phạt từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng, mức phạt như vậy là chưa công bằng đối với B. Một phép toán khác, ví dụ trường hợp này B chỉ được phép đưa đi 10 lao động, nhưng thực tế B đã đưa đi 15 lao động (vượt quá mức được phép là 50%). Xét về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thì chúng ta có thể thấy việc đưa 20 người lao động Việt Nam đi ra nước ngoài trái phép sẽ nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho lao động hơn là việc

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 10

đưa đi 5 người lao động trái phép. Vậy nên việc tính toán mức phạt tiền dựa trên cơ số phần trăm số lao động đưa đi vượt mức cho phép mới chỉ đạt được mục đích quản lý của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chứ chưa nhằm hướng tới việc bảo vệ từng cá thể người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Quy định người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu vi phạm một trong ba hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; (khoản 2, Điều 35 Nghị định 95/NĐ-CP) nhằm ngăn ngừa lao động bỏ trốn, hạn chế những rủi ro mà người lao động phải đối mặt khi bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc đồng thời tạo ấn tượng tốt với bạn bè quốc tế về hình ảnh lao động Việt Nam. Tuy nhiên quy định này có phần hà khắc và chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề bỏ trốn của người lao động là do áp lực về kinh tế, hi vọng kiếm đủ tiền để chi trả các khoản nợ đã vay mượn để đi làm việc nước ngoài vấp phải thực tế bị chủ sử dụng trả lương thấp hơn so với thỏa thuận trước đó, bị nợ lương, cắt giảm, khấu trừ các khoản chi phí,... Nếu tiếp tục làm việc ở đó, người lao động khi về nước có nguy cơ không trả hết nợ, nhiều người lao động đã cầu cứu đến sự bảo vệ của tổ chức, cá nhân đưa mình đi, đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam song có lẽ do sự né tránh hoặc chậm trễ trong việc bảo vệ nên người lao động đã tự mình tìm cách giải quyết, và bỏ trốn là biện pháp đối phó duy nhất mà họ có thể làm, nhưng hành động này thường làm người lao động tiếp tục rơi vào bẫy lạm dụng tiếp theo. Vậy nên có thể nói quy định xử phạt người lao động bỏ trốn hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài trong trường hợp này mới chỉ giải quyết bề nổi, nhiều khi dồn người lao động đến bước đường cùng, vi phạm này đến vi phạm khác. Hiện

tại số lượng lao động Việt Nam bỏ trốn chưa bị bắt lên đến hàng chục nghìn người ở hầu hết các thị trường lao động, khi biết thông tin này, nhiều người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đã có thái độ “thà chấp nhận chịu phạt” còn hơn về nước vừa không có việc làm vừa phải đối mặt với một khối nợ chồng chất.

Xét về kỹ thuật lập pháp, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP chưa có sự thống nhất với nhau, cụ thể: hình thức xử phạt chính chỉ có phạt tiền, song Điều 38 và Điều 39 lại quy định Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự lại có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo, vậy xử phạt cảnh cáo ở đây là xử phạt đối với hành vi nào?. Thiết nghĩ trong cùng một văn bản pháp luật vừa mới ban hành mà có sai sót này là điều không nên có.

Đối chiếu với các quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì những quy định mới về hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP khá tương xứng và phù hợp, song so với Điều 75 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì lại thấy một sự chênh vênh, khác biệt quá lớn. Các quy định mới trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP hiện giờ không phải là để hướng dẫn quy định (Điều 75) của Luật nữa mà là những nội dung hoàn toàn khác với Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Quy định mới trong nghị định về hình thức xử phạt chính đã khiến quy định phạt cảnh cáo trong Luật cũng bị “thừa”, Luật thì quy định: hình thức xử phạt bổ sung là Thu hồi Giấy phép và Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Nghị định thì lại quy định là: Đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài; Đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động (từ

01 tháng đến 03 tháng, 04 tháng đến 06 tháng, 07 tháng đến 12 tháng). Luật

quy định các biện pháp khắc phục hậu quả là: Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động; Đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra; Các biện pháp khác do Chính phủ quy định, trong khi Nghị định lại quy định: Buộc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiếnthức cần thiết cho người lao động hoặc hoàn trả khoản tiền đào tạo đã thu của

người lao động (nếu có); Buộc đóng đủ tiền vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định; Buộc hoàn trả đủ tiền cho người lao động; Buộc nộp số tiền ký quỹ theo đúng quy định; Buộc đưa người lao động về nước theo yêucầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩmquyền của Việt Nam. Xét về nguyên tắc, Nghị định là văn bản dưới luật, hướng dẫn luật, phải phù hợp với luật, thực tiễn áp dụng nếu văn bản hướng dẫn có quy định khác luật thì áp dụng quy định văn bản hướng dẫn. Song sự khập khiễng này làm cho pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài mất tính khoa học, tính hệ thống. Đây là một hạn chế cần phải khắc phục kịp thời.

Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan nhà nước trong thời gian qua chưa nghiêm minh và chưa đủ sức ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể tiếp tục tái diễn. Theo các báo cáo giám sát thực hiện chính sách, pháp luật xuất khẩu lao động của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thì đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm kéo dài, phổ biến ở các doanh nghiệp dịch vụ [43, tr14]. Ví dụ như việc xử phạt 25 triệu đồng Công ty Hợp tác đào tạo và xuất khẩu lao động (LETCO) vì tổ chức đưa 102 lao động đi làm việc ở Libya khi hợp đồng đăng ký chưa được chấp nhận và không trực tiếp tuyển chọn 67 lao động đi làm việc tại nước ngoài ngày 26/5/2010 [26], 35 triệu

đồng đối với Công ty cổ phần Colecto về hành vi tổ chức đưa 23 lao động đi làm việc tại Angola mà không đăng ký hợp đồng cung ứng lao động tại cơ quan có thẩm quyền và lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tuyển chọn, thu tiền của người lao động đi làm việc tại Angola (Quyết định số 35/QĐ-XPHC ngày 13/6/2013). Mức xử phạt đối với các đơn vị này như vậy là quá nhẹ và không tương xứng với với số tiền mà các doanh nghiệp thu của các số lao động trên và những nguy có thể xảy ra với mỗi người lao động.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, các cá nhân có hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là hành vi lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài; Giả mạo giấy tờ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chứng nhận sai các loại giấy tờ để đi làm việc nước ngoài…

Tuy nhiên, pháp luật hình sự hiện nay không quy định từng tội phạm cụ thể trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vậy nên khi áp dụng, các cơ quan nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ hành vi làm giả giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu… được quy định thành các tội danh riêng biệt để xử lý với tất cả các hành vi tương ứng mà không phân biệt mục đích làm giả, sử dụng dấu giả… để làm gì. Chính vì vậy cũng có những quan điểm trái ngược nhau về việc có truy tố, xét xử đối với các hành vi "làm giả, sử dụng dấu giả…" trong các tội liên quan tới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái phép không? Trong thực tiễn xét xử thì nếu việc làm giả giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức, làm giả con dấu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022