Lý Luận Về Bảo Vệ Người Lao Động Trong Lĩnh Vực Việc Làm, Tiền Lương

đến vấn đề này trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp luật về người lao động.

Qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề đời sống của nhân dân và người lao động. Điều này cũng đã thể hiện trong tất cả các văn kiện của Đảng. Do đó, để đảm bảo cho xã hội phát triển một cách ổn định thì tất nhiên cuộc sống của người dân nói chung và nhất là người lao động làm công ăn lương phải được đảm bảo. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cuộc sống của người lao động cũng cần phải từng bước được quan tâm và bảo vệ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển mới có thể đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước đã đề ra, về chính sách bảo vệ con người nói chung và người lao động nói riêng.

Tóm lại bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương vì rất nhiều lí do khác nhau, việc bảo vệ người lao động cần được đặt ra một cách cần thiết. Điều này được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó pháp luật lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là ngành luật liên quan và bảo vệ trực tiếp đến người lao động.

Pháp luật lao động bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương thông qua các qui định cụ thể mối quan hệ chủ yếu với người sử dụng lao động. Ngoài ra, pháp luật còn qui định các biện pháp bảo đảm thực hiện, để sự bảo vệ được thực hiện trên thực tế. Với sức mạnh và ưu thế của mình là có thể đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước, pháp luật lao động là công cụ có thể phát huy tác dụng tốt nhất để bảo vệ người lao động trong lao động nói chung, trong lĩnh vực việc làm, tiền lương nói riêng.

1.3. Lý luận về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương


1.3.1. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm

Việc làm luôn là mối quan tâm của toàn xã hội, khi có việc làm thì người lao động có nguồn thu nhập và có đời sống ổn định. Do vậy việc làm có

ý nghĩa hết sức đặc biệt quan trọng đối với người lao động, nó là một trong các quyền thiêng liêng nhất của con người.

Việc bảo đảm để người lao động có được việc làm và chống thất nghiệp là một vấn đề mang tính toàn cầu, là nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự tại các hội nghị thượng đỉnh cũng như các hoạt động của các tổ chức quốc tế nói chung. Tổ chức lao động quốc tế (ILO), ngay từ khi thành lập tháng 5 năm 1919, trong lời nói đầu, điều lệ của mình đã ghi nhận là “chống nạn thất nghiệp, bảo đảm tiền công đủ sống” [34,tr.10]; Điều 23 Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc 1948, ghi nhận “mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện việc làm thuận lợi và chính đáng, được bảo vệ chống thất nghiệp”. Điều này được cụ thể hóa trong công ước về các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội của Liên Hợp Quốc năm 1996 là “Các quốc gia thành viên của công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp thuận, và các quốc gia sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này” [37,tr.324].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Điều 23 Tuyên ngôn về quyền con người (UDHR) qui định: “Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp và theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi người đều có quyền lao động” “Cá nhân có quyền lao động, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử ”. Pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ quyền lao động của người lao động thông qua các quy định về việc làm, các quy định về quyền tự do lao động, lựa chọn việc làm của người lao động, các quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và sa thải người lao động và các quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi, vi phạm quy định về việc làm và hợp đồng lao động. Theo bộ

luật lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 và được sửa đổi bổ sung 2012 thì việc làm được định nghĩa như sau: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm "

Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương trong pháp luật lao động Việt Nam - 3

Bộ luật lao động đã dành hẳn chương II để quy định về việc làm, giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của cá doanh nghiệp và toàn xã hội. Những văn bản hiện hành đang trực tiếp điều chỉnh vấn đề việc làm của người lao động là nghị định số 39/2003/NĐ-CP và Thông tư số 39/2009/TT- BLĐTBXH

Việc làm là một trong các yếu tố để đảm bảo quyền lao động của con người. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước sẽ định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, xây dựng chính sách hỗ trợ việc làm để người lao động có khả năng lao động giải quyết việc làm cũng như để người sử dụng lao động tạo thêm việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó chương trình việc làm và quỹ việc làm của quốc gia cũng được nhà nước và các cấp chính quyền chú trọng xây dựng. Do đó việc làm là một trong những quyền cơ bản của con người, không phân biệt giới tính, dân tộc…

Để bảo đảm quyền việc làm của người lao động pháp luật đã có qui định hợp lý: “người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, quyền làm việc theo đúng công việc và thời gian đã thỏa thuận với người sử dụng lao động”, đây là một trong những nội dung cơ bản của người lao động, tạo được cho người lao động tâm lý thoải mái và yên tâm đầu tư cho chất lượng của công việc.

Ngoài ra vấn đề trợ cấp mất việc làm cũng được pháp luật đặc biệt quan tâm. Trợ cấp mất việc làm là khoản đền bù cho người lao động và để hỗ trợ họ tìm kiếm công việc mới. Người lao động sẽ được hưởng trợ cấp mất việc

làm trong những trường hợp mà được pháp luật Việt Nam quy định, đây cũng là bước đệm nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động trong thời gian tìm công việc mới.

1.3.2. Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương


Bảo vệ thu nhập tối thiểu nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc người lao động có quyền được hưởng từ các hoạt động lao động của họ trong một khoảng thời gian hoặc một công việc nhất định. Các khoản thu nhập này có thể được tính bằng tiền hoặc hiện vật tương ứng, theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng lao động và không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước công bố. Như vậy thu nhập của người lao động trong quan hệ lao động là tổng hợp các khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà người sử dụng lao động phải trả, được ấn định trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở hợp đồng lao động trong công việc mà người lao động phải thực hiện. Về cơ cấu thu nhập của người lao động có thể bao gồm: tiền lương cơ bản, các khoản thu nhập bổ sung tiền lương cơ bản như: phụ cấp, tiền thưởng, các khoản thu nhập và phúc lợi khác…Nhưng chủ yếu pháp luật lao động bảo vệ người lao động về các khoản thu nhập phải được hưởng theo qui định bắt buộc và trở thành nghĩa vụ của người sử dụng lao động trên cơ sở đã được xác lập thông qua hợp đồng lao động hoặc thực hiện nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.

Tuy vậy, bảo vệ tiền lương và thu nhập cho người lao động của các quốc gia còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cũng có thể khác nhau. Điều này được thể hiện trước hết ở việc quy định về mức lương tối thiểu. Lương tối thiểu là mức lương thấp trả cho việc thực hiện một công việc đơn giản nhất, nhẹ nhàng và trong điều kiện lao động bình thường, để làm căn cứ quy định các mức lương khác trả lương cho người

lao động. Việc quy định mức lương tối thiểu này, nhà nước thường xuất phát từ giá sinh hoạt tối thiểu của cuộc sống trong một giai đoạn nhất định mà người lao động có thể tạm sống được.

Trong Công ước số 95, của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ban hành 1952 có ghi nhận lương tối thiểu là “ nhằm bảo vệ người lao động, chống lại sự trả công thấp một cách quá đáng và đặc biệt là các nước đang phát triển” [36, tr.120]. Với điều kiện lương tối thiểu phải dựa trên cơ sở nhu cầu tối thiểu về đời sống, xét theo giá sinh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cường độ sử dụng lao động vì nó là sự cần thiết bảo vệ mức sống để có thể tái tạo lại sức lao động cho người lao động, nhất là các nước đang phát triển. Bởi các nước này, thường cung lao động lớn hơn cầu và chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo. Vì thế, nhà nước cần thiết phải sử dụng chính sách quy định lương tối thiểu để giới hạn, đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống người lao động không phải chịu trả công thấp hơn giá trị sức lao động. Như vậy, sự điều tiết của nhà nước bằng các quy định lương tối thiểu của các nước đang phát triển là do Chính phủ quy định, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai bên đại diện là người sử dụng lao động và người lao động. Do đó Điều 91 BLLĐ quy định “Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế- xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của hội đồng tiền lương quốc gia”.

Như vậy việc quy định về tiền lương là một nội dung đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động giúp họ có thể tái tạo sức lao động, chống lại việc trả công thấp so với giá trị sức lao động, góp phần giảm thiểu sự chênh lệch đói nghèo quá mức trong xã hội, nhất là các nước kém phát triển đang trên đường hội nhập.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo vệ thu nhập đời sống cho người lao động

Tiền lương là một khoản lợi ích bằng tiền mà người lao động có quyền được hưởng để tái tạo lại sức lao động, là khoản thu nhập đảm bảo cho việc ổn định chi tiêu sinh hoạt cuộc sống hằng ngày của bản thân và gia đình họ. Bởi vậy, trong bất kỳ lúc nào và trường hợp nào cũng luôn được nhà nước quan tâm và quy định trong pháp luật lao động để bảo vệ trước hết là lợi ích của người lao động.

Trong điều kiện thông thường, pháp luật lao động quy định người lao động được nhận lương đầy đủ theo đúng thời hạn để đáp ứng nhu cầu đời sống. Công Ước 95 năm 1949 của ILO về bảo vệ tiền lương cho người lao động có nội dung : “tiền lương đầy đủ là vấn đề quan trọng đầu tiên mà phải đúng mức đã được quy định hoặc đúng với các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không được trả thiếu, trả chậm hoặc khấu trừ lương của người lao động mà không có căn cứ. Nếu trong trường hợp có căn cứ được phép khấu trừ cũng phải nằm trong giới hạn luật định về mức độ khấu trừ với điều kiện người lao động phải được biết trước” [35, tr.270]. Thông thường pháp luật lao động đã quy định giới hạn về mức khấu trừ cho phép theo tỷ lệ phần trăm nhất định của mức lương hiện có, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống tối thiểu của người lao động. Về vấn đề này Điều 101 BLLĐ 2012 quy định: “ người lao động có quyền được biết lí do khấu trừ tiền lương của mình, mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập”.

Trả lương trong trường hợp đặc biệt còn là việc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong những trường hợp làm việc với điều kiện không bình thường như: làm đêm, làm thêm giờ hoặc vì lý do làm ảnh

hưởng trực tiếp đến việc làm thường xuyên và lâu dài của người lao động như: giải thể, phá sản doanh nghiệp…

Trong các trường hợp vì lý do nào đó liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm mà dẫn đến doanh nghiệp phải đóng cửa pháp luật lao động hầu hết các nước đều quy định vấn đề tiền lương, tiền thưởng của người lao động là ưu tiên được xếp vị trí thứ nhất trong thứ tự xếp hạng thanh toán cùng các khoản nợ của doanh nghiệp, chẳng hạn pháp luật lao động của Thái Lan quy định “Trong trường hợp sử dụng lao động quyết định chuyển địa điểm kinh doanh mà chủ yếu ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của một nhân viên hoặc/gia đình của mình, sử dụng lao động phải thông báo cho nhân viên của các di dời ít nhất 30 ngày trước hoặc trả số lượng thay cho thông báo trước bằng tiền lương 30 ngày. Theo đó, nếu nhân viên không chịu di chuyển và làm việc trong vị trí mới, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng một số tiền nhận đặc biệt của không ít hơn 50% mức thu quy định về thôi việc” [45, tr.30]. Theo pháp luật lao động Việt Nam, trong trường hợp ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động vẫn được hưởng lương đầy đủ (Điều 98 BLLĐ).

Việc trả công trong những trường hợp làm việc vào ban đêm hoặc làm việc ngoài giờ quy định cũng được Pháp luật lao động các nước quy định cụ thể. Khoản 2 Điều 97 BLLĐ Việt Nam quy định, người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Còn các trường hợp làm thêm giờ cũng vậy, pháp luật lao động quy định rất chi tiết trong từng trường hợp như làm thêm vào những ngày làm việc bình thường, các ngày nghỉ như: thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết hoặc làm thêm giờ vào ban đêm của những ngày này. Mặc dù vậy, pháp luật lao động của mỗi quốc gia để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mình có quy định

khác nhau về mức trả lương trong các trường hợp đặc biệt này. Ví dụ PLLĐ Việt Nam quy định làm thêm ít nhất 150% vào ngày thường, 200% vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% vào ngày nghỉ lễ, tết (Điều 97, BLLĐ 2012). Như vậy, pháp luật lao động quy định việc trả lương trong những trường hợp đặc biệt là tương đối chặt chẽ nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích kinh tế cho người lao động, tránh các trường hợp người sử dụng lao động lạm dụng sức lao động để tăng thu nhập cho mình một cách tùy tiện.

Người lao động được trả lương đầy đủ theo sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo sự quy định của pháp luật, không được phép khấu trừ khi không có căn cứ. Ngay cả trong trường hợp có lý do khấu trừ, pháp luật vẫn quy định giới hạn để người sử dụng lao động có thể thực hiện được, với điều kiện là phải báo trước cho người lao động để họ có thể tính toán, do dự cân đối chi tiêu đảm bảo sự ổn định cho cuộc sống, gia đình họ.

Tiền lương tối thiểu là cơ sở để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận mức lương trong hợp đồng. Điều đó có thể thấy mức lương tối thiểu do nhà nước định ra chính là nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong lĩnh vực này. Mức lương tối thiểu chính là bảo vệ an toàn về thu nhập của người lao động và là cơ sở pháp lý bảo hộ họ khi tham gia vào các quan hệ lao động. Chính vì vậy, pháp luật lao động luôn hướng tới việc bảo vệ thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Bên cạnh đó hằng năm Chính phủ có kế hoạch điều chỉnh mức lương để trình Quốc hội nhằm cải thiện đời sống cho người lao động và bù vào sự trượt giá trong tình hình kinh tế hiện nay.

Trả lương đúng thời hạn, pháp luật lao động của các nước thường quy định là một tháng ít nhất là một lần, trong trường hợp trả chậm hoặc trả thiếu, người sử dụng lao động phải chịu mức lãi suất trong thời gian trả chậm đó ít nhất là bằng lãi suất ngân hàng cho vay hoặc lãi suất tiền gửi tiết kiệm, tại thời điểm đó. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả lương đầy đủ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022