5.470 triệu đồng; nợ lãi là 69.562,36 USD và 1.408.443.600 đ. Nếu Công ty nông sản không trả được nợ đề nghị phát mãi toàn bộ tài sản đã thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng.
Theo hồ sơ vụ án Công ty nông sản thừa nhận nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay dài hạn và ngắn hạn, nhưng đề nghị Ngân hàng xem xét miễn giảm lãi vay.
Tổng công ty Nông sản cho rằng: Công văn 326 ngày 22/9/2000 chỉ thể hiện chủ trương bảo lãnh mà không phải là cam kết bảo lãnh. Giữa Tổng công ty và Ngân hàng chưa ký kết hợp đồng bảo lãnh. Mặt khác, khoản vay dài hạn đã được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, do vậy Tổng công ty không có nghĩa vụ bảo lãnh.
Khi xét xử sơ thẩm, Bản án sơ thẩm số 84/2006 ngày 11/7/2006 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nợ giữa Ngân hàng với Công ty Nông sản
2. Áp dụng Điều 361, 362, 363 BLDS năm 2005, buộc Tổng công ty Rau quả - Nông sản phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ thay cho Công ty Nông sản số tiền là 20,329 tỷ đồng.
3. Áp dụng Điều 474 BLDS năm 2005, buộc Công ty Nông sản có nghĩa vụ hoàn trả cho Ngân hàng các khoản nợ vay sau:
a) Nợ vay dài hạn:
- Nợ gốc:131.034USD
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 9
- Thực Tiễn Hoạt Động Bảo Lãnh Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Giao Dịch Dân Sự
- Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Có Liên Quan Đến Bảo Lãnh Tại Tòa Án.
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Lãnh Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 14
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Nợ lãi:212.722,86 USD
b) Nợ vay ngắn hạn:
- Vay tiền Việt Nam:
+ Nợ gốc: 5.470.000.000 đ
+ Nợ lãi: 1.408.443.600 đ
- Vay tiền USD:
+ Nợ gốc : 340.624,55 USD
+ Nợ lãi: 69.562,36 USD
4. Xử lý tài sản bảo đảm:
Áp dụng Điều 355 BLDS năm 2005, xử lý bán đấu giá tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay là dây chuyền thiết bị chế biến nước dứa cô đặc. Tiền bán tài sản dùng để thanh toán cho khoản nợ vay dài hạn theo hợp đồng số 29 ngày 8/11/2000 và biên bản bổ sung ngày 8/11/2001.
Xử lý bán đấu giá tài sản bảo đảo cho hợp đồng số 01/13.9.2005, gồm:
+ Xe Toyota biển số 43k-6967;
+ Xe IFA biển số 92k-2891;
+ Xe YAZ biển số 92k-0970.
Tiền bán các tài sản trên dùng để thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn.
Ngày 20/7/2006, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Tổng công ty Rau quả - Nông sản có đơn kháng cáo đề nghị sửa án sơ thẩm theo hướng không có quan hệ bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Bác yêu cầu đòi Tổng công ty trả nợ thay Công ty nông sản số tiền 20,329 tỷ đồng Việt Nam.
Khi xét xử phúc thẩm, Bản án phúc thẩm số 09 ngày 21/11/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã tuyên y án sơ thẩm.
Thông qua vụ việc cụ thể này, chúng ta có thể rút ra được hai vấn đề:
- Thứ nhất, hợp đồng bảo lãnh không nhất thiết phải là hợp đồng được thỏa thuận, ký kết giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh mà có thể chỉ là một cam kết bảo lãnh của người bảo lãnh. Trong vụ án cụ thể này, Tòa án đã coi cam kết bảo lãnh số 326 ngày 22/9/2000 của Tổng công ty Rau quả - Nông sản là đề nghị bảo lãnh được đưa ra từ phía người bảo lãnh sau khi công văn này được gửi cho Ngân hàng. Ngân hàng không có ý kiến phản hồi lại, điều đó có nghĩa là Ngân hàng đã mặc nhiên chấp nhận đề nghị bảo lãnh của
Tổng công ty Rau quả - Nông sản và như vậy đã phát sinh quan hệ bảo lãnh giữa Tổng công ty Rau quả - Nông sản và Ngân hàng.
- Thứ hai, một nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng nhiều biện pháp. Cụ thể trong vụ án này, Tòa án đã công nhận nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng số 29/00/HĐ ngày 8/11/2000 và biên bản bổ sung hợp đồng tín dụng số 01/01/PLHĐ ngày 27/12/2002; phụ lục hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 02/01/PLHĐ ngày 8/11/2003; phụ lục hợp đồng trung dài hạn số 03/01/PLHĐ ngày 20/4/2004 và biên bản bổ sung Hợp đồng tín dụng trung dài hạn số 05/29/00/BSHĐ ngày 3/8/2004 được bảo đảm trước hết bằng chính tài sản sẽ hình thành từ vốn vay; tức là dây chuyền sản xuất nước dứa ép. Ngoài ra, nghĩa vụ này còn được đảm bảo bằng sự bảo lãnh của tổng công ty thông qua công văn cam kết bảo lãnh. Trong trường hợp một nghĩa vụ được đảm bảo bằng hai biện pháp, cả thế chấp và bảo lãnh như trong vụ án này, thì biện pháp bảo đảm bằng thế chấp thông thường sẽ được thực hiện trước và sau đó nếu nghĩa vụ bảo lãnh vẫn còn thì biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh mới được tính đến. Tuy nhiên, về lý thuyết người có quyền hoàn toàn có thể yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trước, sau đó nếu người bảo lãnh không còn đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì mới yêu cầu tiếp người thế chấp thực hiện nghĩa vụ hoặc không yêu cầu nữa.
* Vụ thứ tư có nội dung như sau: về tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và bị đơn là Công ty Hợp Quốc.
Theo hồ sơ vụ án: ngày 8/10/2003 nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết buộc Công ty Hợp Quốc thanh toán các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng, đồng thời cho phép Ngân hàng được phát mại tài sản bảo đảm để thu nợ. Cụ thể như sau:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Công ty Hợp Quốc có ký hợp đồng tín dụng số 247/HĐTD ngày 30/8/2001 với nội dung chính:
- Vốn vay: 6.42.000.000 đồng.
- Lãi suất: 0,8%/ tháng.
- Thời hạn vay: 60 tháng, từ ngày 6/9/2001.
- Tiền nợ gốc chia thành 19 kỳ (1 kỳ 3 tháng), trả mỗi kỳ một lần. Lãi tiền vay trả vào ngày 26 hàng tháng.
Tài sản bảo đảm khoản nợ bao gồm:
Quyền sử dụng lô đất 59.700 m2 trồng cao su, do ông Đặng Văn Tốt và bà Bùi Thị Tư đứng tên chủ sở hữu, theo hợp đồng bảo lãnh nợ vay số 48/HĐBLTS ngày 4/9/2001 cho dư nợ vay tối đa là 3.210.000.000 đồng.
Cầm cố 16 chiếc xe Mercedes – Benz (tài sản hình thành từ nguồn vốn vay từ hợp đồng tín dụng) theo hợp đồng cầm cố tài sản số 82/HĐCC ngày 7/11/2001 bảo đảm cho khoản vay 3.210.000.000 đồng còn lại.
Ngày 6/9/2001, Ngân hàng đã giải ngân số tiền 6.4200.000.000 đồng trả tiền mua xe cho Công ty Hợp Quốc. Thực tế Công ty Hợp Quốc mới thanh toán cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tiền gốc 667.500.000 đồng, tiền bán 2 xe ô tô, tiền lãi 299.592.931 đồng (tính đến tháng 6 năm 2002) và 2.000.000.000 đồng của Bà Tư trả Ngân hàng (ngày 1/12/2003). Do Công ty Hợp Quốc không trả đủ nợ vốn vay định kỳ nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chuyển toàn bộ dư nợ còn lại chưa đến hạn thanh toán coi như đến hạn và đề nghị được chấm dứt hợp đồng trước hạn. Công ty Hợp Quốc còn nợ gốc, lãi đến ngày 30/3/2004 gồm:
- Nợ gốc cho tất cả các kỳ hạn còn lại 3.752.072.000 đồng
- Nợ lãi đến ngày 30/3/2004 là 1.193.446.775 đồng.
Ngày 31/7/2003 giữa các bên có thoả thuận giải pháp giải quyết công nợ của Công ty Hợp Quốc. Bản án kinh tế sơ thẩm số 82/KTST ngày 30.3.2004 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
1- Buộc Công ty Hợp Quốc hoàn trả vốn vay và thanh toán lãi phát sinh cho Ngân hàng tổng số tiền là 4.945.518.755 đồng, 1.193.446.775 đồng. Nếu Công ty Hợp Quốc không trả được nợ thì phải chịu biện pháp cưỡng chế phát mại tài sản thế chấp, cầm cố gồm:
- 16 chiếc xe Mercedes – Benz (tài sản hình thành từ nguồn vốn vay từ hợp đồng tín dụng) thông qua hợp đồng cầm cố tài sản số 82/HĐCC ngày 7/11/2001 bảo đảm cho khoản vay 3.210.000.000 đồng.
- Lô đất 59.700 m2 trồng cao su, do ông Đặng Văn Tốt và bà Bùi Thị Tư
đứng tên chủ sở hữu, theo hợp đồng bảo lãnh nợ vay số 48/HĐBLTS ngày 4/9/2001 cho dư nợ vay tối đa là 3.210.000.000 đồng.
Ngoài ra án Sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự. Sau khi xét xử sơ thẩm các đương sự có đơn kháng cáo. Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 47/KTPT mgày 20/9/2004, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định giữ nguyên án sơ thẩm.
Trong vụ án này chúng ta cần phải phân tích rõ các biện pháp bảo đảm cho tổng số tiền vay 6.420.000.000 đồng của Công ty Hợp Quốc. Bà Tư chỉ bảo lãnh cho Công ty vay số tiền 3.200.000.000 đồng, số còn lại được bảo đảm bằng việc thế chấp 16 chiếc xe ô tô. Thực tế ngày 1/12/2003, bà Tư đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng việc trả Ngân hàng 2 tỷ đồng. Như vậy nghĩa vụ bảo lãnh của bà Tư chỉ còn 1,2 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh trên nợ gốc (nếu có thoả thuận).
Việc Toà án hai cấp không bóc tách rõ các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ chính, từ đó giải quyết, xử lý đối với từng hợp đồng là không chính xác. Trong quá trình xét xử Tòa đã có sự nhần lần giữa bảo lãnh một phần nghĩa
vụ với bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ. Giả sử bà Tư có bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ của Công ty, thì cũng cần phải xem xét yêu cầu của nguyên đơn là Ngân hàng như thế nào, họ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hay yêu cầu được bán phát mại tài sản cầm cố để thực hiện nghĩa vụ?
* Vụ thứ năm là vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai và bị đơn là Xí nghiệp tư doanh Kim Chi. Nội dung vụ án cụ thể như sau: ngày 18/10/2001, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) và Xí nghiệp tư doanh Kim Chi (sau đây gọi tắt là Xí nghiệp Kim Chi) ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 23. Theo đó, Ngân hàng cho Xí nghiệp Kim Chi vay 1.600.000.000 đồng, lãi suất 0,65%/ tháng, thời hạn cho vay là 06 tháng. Để bảo đảm cho khoản nợ vay theo yêu cầu của Ngân hàng, Xí nghiệp Kim Chi và những người bảo lãnh đã bảo đảm bằng các tài sản sau:
1. Nhà và đất ở số 15A Trần Phú, thành phố Pleiku, chủ sở hữu là bà Phan Thị Đại và ông Nguyễn Anh, trị giá 520.000.000 đồng, phạm vi bảo đảm 364.000.000 đồng (tài sản thế chấp).
2. Nhà và đất ở số 15 Trần Phú, thành phố Pleiku của ông Hà Văn Hiến và bà Nguyễn Thị Kim Chi, trị giá 300.000.000 đồng.
3. Nhà và đất ở ở 15C Trần Phú, thành phố Pleiku trị giá 356.000.000 đồng; nhà và đất ở 46 Đinh Tiên Hoàng, thành phố Pleiku trị giá 275.000.000 đồng cả hai tài sản này đều thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Lâm, phạm vi bảo đảm là 427.000.000 đồng (tài sản bảo lãnh).
4. Nhà và đất ở số 10A Võ Thị Sáu, thành phố Pleiku của bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp.
Các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh trên đều có xác nhận của Phòng Công chứng nhà nước tỉnh Gia Lai. Tổng giá trị tài sản bảo đảm được Ngân hàng
định giá là 2.308.000.000 đồng để bảo đảm cho khoản vay là 1.600.000.000 đồng = 69,3% tổng giá trị tài sản thế chấp, bảo lãnh.
Ngày 4/1/2002, Ngân hàng và Công ty Xuất nhập khẩu Gia Lai ký kết hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 03 với nội dung Ngân hàng cho Công ty xuất nhập khẩu Gia Lai vay 40.000.000.000 đồng.
Ngày 9/5/2002 hai bên đã thỏa thuận ký tiếp các hợp đồng bảo lãnh như là các biện pháp bảo đảm bổ sung cho nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, lãi phạt nếu có phát sinh) của số tiền 37.055.455.000 đồng, cụ thể:
Ông Hà Văn Hiến và bà Nguyễn Kim Chi đồng ý bảo lãnh bổ sung bằng tài sản là ngôi nhà và đất ở tại số 2A85 Lý Thái Tổ, thành phố Pleiku bằng hợp đồng bảo lãnh số 10B/5 ngày 10/5/2002.
Ông, bà Nguyễn Anh và Phan Thị Đại đồng ý bảo lãnh bổ sung bằng tài sản là ngôi nhà và đất ở số 15A Trần Phú, thành phố Pleiku bằng hợp đồng bảo lãnh số 975 ngày 9/5/2002.
Bà Nguyễn Thị Lâm đồng ý bảo lãnh bổ sung bằng tài sản là nhà và đất tại 15C Trần Phú, thành phố Pleiku, bằng hợp đồng bảo lãnh số 10A/5 ngày 10/5/2002.
Các hợp đồng bảo lãnh này không được công chứng. Quá trình thực hiện hợp đồng số 23 ngày 18/10/2001:
Ngày 18/10/2001 Ngân hàng đã cho Xí nghiệp Kim Chi vay 1.600.000.000 đồng theo hợp đồng đã ký. Ngày 18/4/2002, hợp đồng tín dụng số 23 của Xí nghiệp Kim Chi đến hạn nhưng được Ngân hàng đồng ý cho gia hạn đến ngày 2/6/2002. Ngày 22/4/2002 Xí nghiệp Kim Chi đã thanh toán cho Ngân hàng 100.000.000 đồng và ngày 13/5/2002 thanh toán 200.000.000 đồng, dư nợ còn 1.300.000.000 đồng.
Ngày 22/4/2002 Ngân hàng và Xí nghiệp Kim Chi ký hai phụ lục hợp đồng rút bớt tài sản đã thế chấp là nhà và đất ở số 10A Võ Thị Sáu, thành phố
Pleiku và 46 Đinh Tiên Hoàng, thành phố Pleiku. Ngày 4/6/2002 Ngân hàng đã chuyển nợ quá hạn món vay trên; đồng thời tiến hành các thủ tục để xử lý nợ và tài sản bảo đảm.
Bà Phan Thị Đại và ông Nguyễn Anh là chủ sở hữu ngôi nhà và đất ở số 15A Trần Phú và bà Nguyễn Thị Lâm là chủ sở hữu ngôi nhà và đất ở 15C Trần Phú đã đồng ý xử lý hai ngôi nhà trên để trả nợ thay thông qua việc bán đấu giá tại trung tâm bán đấu giá tỉnh Gia Lai. Ngày 19/8/2003 Trung tâm bán đấu giá tỉnh Gia Lai đã bán 02 tài sản trên được 1.806.000.000 đồng, số tiền này Ngân hàng đã tự xử lý như sau:
Thu nợ vào hợp đồng tín dụng số 23 của Xí nghiệp Kim Chi gồm nợ gốc 591.000.000 đồng, nợ lãi 96.559.667 đồng (theo tỷ lệ phạm vi bảo lãnh 69,3%). Thu nợ vào hợp đồng tín dụng số 03 của Công ty Xuất nhập khẩu Gia Lai số tiền gốc là 1.080.218.393 đồng.
Theo tính toán trên của Ngân hàng thì cho đến ngày 17/5.2004 dư nợ còn lại của 02 hợp đồng trên như sau: Hợp đồng số 03 ngày 4/1/2002 với Công ty Xuất nhập khẩu Gia Lai dư nợ gốc còn lại 29.085.000.000 đồng và nợ lãi là 5.813.206.313 đồng. Hợp đồng số 23 ngày 18/10/2001 với Xí nghiệp Kim Chi dư nợ gốc còn lại là 709.000.000 đồng, nợ lãi 131.878.131 đồng (tính đến ngày 24/5/2004).
Xí nghiệp Kim Chi lại cho rằng đã trả nợ xong cho Ngân hàng.
Do xẩy ra tranh chấp, ngày 17/5/2004 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã có đơn khởi kiện đến Tòa án Gia Lai với yêu cầu:
Xí nghiệp Kim Chi phải thanh toán hết số nợ còn lại của hợp đồng số 23 ngày 18/10/2001 với số tiền nợ gốc là 709.000.000 đồng và nợ lãi là 131.878.131 đồng. Yêu cầu ông bà Hà Văn Hiến và Nguyễn Thị Kim Chi liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho xí nghiệp Kim Chi.