ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
LÊ HẢI PHƯỢNG
BảO LãNH THựC HIệN HợP ĐồNG
TạI NGÂN HàNG thương mại cổ phần SàI GòN - Hà NộI
Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ HỒNG VÂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
LÊ HẢI PHƯỢNG
BảO LãNH THựC HIệN HợP ĐồNG
TạI NGÂN HàNG thương mại cổ phần SàI GòN - Hà NộI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lê Hải Phượng
MỤC LỤC
Comment [p1]: Đánh lại số trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh 7
1.1.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 11
1.2. PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 21
1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng 21
1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng 22
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về bảo
lãnh thực hiện hợp đồng 23
1.2.4. Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo lãnh thực hiện
hợp đồng 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI 37
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
SÀI GÒN – HÀ NỘI 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 37
2.1.2. Quy định của SHB điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng 39
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHB 51
2.2.1. Về số dư bảo lãnh 51
2.2.2. Doanh thu từ phí bảo lãnh 53
2.3. MỘT SỐ BẤT CẬP LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
TẠI SHB 55
2.3.1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng 55
2.3.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định nội bộ của SHB 58
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, bất
cập trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI 65
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BẢO
LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 65
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về bảo lãnh thực
hiện hợp đồng 66
3.1.2. Hoàn thiện quy định nội bộ điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực
hiện hợp đồng tại SHB 68
3.2. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHB 71
3.2.1. Tăng cường quản lý, chỉ đạo điều hành và hoạch định chiến lược
phát triển bảo lãnh thực hiện hợp đồng 71
3.2.2. Giải pháp về tổ chức cán bộ 72
3.2.3. Giải pháp về công nghệ 73
3.2.4. Năng cao chất lượng thẩm định khách hàng 74
3.2.5. Giải pháp về quản trị rủi ro 75
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ 77
3.2.7. Hoàn thiện quy trình bảo lãnh 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật dân sự
ĐVKD: Đơn vị kinh doanh
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
SHB: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội TCTD: Tổ chức tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ | ||
Số hiệu Bảng, Biểu đồ, Sơ đồ | Tên bảng, Biểu đồ, Sơ đồ | Trang |
Bảng 2.1. | Tổng hợp số liệu bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB từ năm 2011-2013 | 52 |
Bảng 2.2. | Tổng hợp số liệu doanh thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB từ năm 2011-2013 | 53 |
Biểu đồ 2.1. | Số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong tổng số bảo lãnh từ năm 2011 đến năm 2013 | 52 |
Biểu đồ 2.2. | Doanh thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong tổng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh từ năm 2011 đến năm 2013 | 53 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 2
- Khái Niệm Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng
- Phân Biệt Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Với Các Nghiệp Vụ Cấp Tín Dụng Khác Và Các Loại Hình Bảo Lãnh Ngân Hàng Khác
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia và tính toàn cầu hóa của kinh tế thế giới, bên cạnh việc giữ vững và hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, các ngân hàng thương mại không ngừng tiếp cận và mở rộng các dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Việc đa dạng hoá nghiệp vụ sẽ góp phần quan trọng tới sự bền vững của ngân hàng. Đây cũng là phương châm cho các ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay.
Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội nói riêng còn khá mới mẻ, chỉ bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, bảo lãnh ngân hàng đã đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, giúp cho doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong nước phát triển nguồn vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia hội nhập kinh tế quốc tế dễ dàng hơn, đồng thời đem lại khoản thu không nhỏ cho ngân hàng.
Song hành với sự phát triển của hoạt động bảo lãnh, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt này cũng được Nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Sự ra đời của Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/04/1994 về Quy chế bảo lãnh ngân hàng của các Ngân hàng thương mại và Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 21/02/1994 về Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài đã đặt nền móng cho hệ thống pháp luật về bảo lãnh Ngân hàng. Tiếp theo và hoàn thiện các văn bản này là Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25/8/2000, Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 và Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003, Quyết