định số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh Ngân hàng. Đặc biệt, ngày 03/10/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 28/2012/- TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng của các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cho thấy chế định bảo lãnh ngân hàng ngày càng được hoàn thiện.
Sự ra đời của Thông tư 28 đã khắc phục được những hạn chế của Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN và bổ sung những quy định mới làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Thông tư 28/2012/TT-NHNN vẫn tồn tại một số điểm chưa phù hợp, chưa rõ ràng gây vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Chính vì thế, hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam là một trong những yêu cầu hết sức bức thiết bên cạnh vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung hiện nay.
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội hiện là một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. Ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã quan tâm phát triển các hoạt động tín dụng, bao gồm cả hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, để hoạt động này phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của ngân hàng thì việc đi sâu vào phân tích, đánh giá cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội để tìm ra các giải pháp phát triển hoạt động này có ý nghĩa thiết thực đối với ngân hàng.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ Luật học với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động bảo
lãnh thực hiện hợp đồng cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu và tìm hiểu các quy định về bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ lý luận và thực tiễn không phải là vấn đề mới mẻ. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu về việc thi hành pháp luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng đang ngày một tăng, trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tiêu biểu sau: "Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh Ngân hàng" của Nguyễn Thành Long, Đại học Luật Hà Nội, năm 1999, "Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội", của Vũ Hồng Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009, “Pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Techcombank ở Việt Nam” Vũ Thị Khánh Phượng, 2011; “Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay”, TS. Võ Đình Toàn, Tạp chí Luật học, số 3/2002; “Hoàn thiện một số quy định của quy chế bảo lãnh ngân hàng, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2012….
Ngoài ra, trên các tạp chí khác như: Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học cũng có những bài viết nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 1
- Khái Niệm Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng
- Phân Biệt Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Với Các Nghiệp Vụ Cấp Tín Dụng Khác Và Các Loại Hình Bảo Lãnh Ngân Hàng Khác
- Thẩm Quyền Ký Hợp Đồng Cấp Bảo Lãnh/cam Kết Bảo Lãnh Trước Đây, Theo Quy Định Của Quy Chế Bảo Lãnh Ban Hành Kèm Theo
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu nên trên, có công trình thời gian nghiên cứu đã lâu, các văn bản pháp luật nghiên cứu đã hết hiệu lực; có công trình nghiên cứu phạm vi chỉ liên quan đến một hình thức bảo lãnh hay có công trình nghiên cứu thực tiễn tại một ngân hàng thương mại khác.
Như vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu về pháp luật bảo lãnh ngân hàng, cụ thể hơn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo các quy định hiện
hành và thực tiễn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu pháp luật Việt Nam về bảo lãnh thực hiện hợp đồng và thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội. Thông qua việc nghiên cứu, luận văn đưa ra những bất cập trong quy định hiện hành cũng như những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai hoạt động này trên thực tế tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, từ đó đề ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo và hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ khái niệm và đặc điểm của bảo lãnh, bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng; chức năng, vai trò của bảo lãnh thực hiện hợp đồng; các quy định pháp luật hiện hành về bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Đánh giá vai trò hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; phân tích một số quy định nội bộ về bảo lãnh thực hiện hợp đồng; đưa ra những bất cập trong quy định cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội.
- Trên cơ sở những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng cũng như những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài đã phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đưa ra những ưu điểm, hạn chế và hướng hoàn thiện pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong thời gian tới. Đồng thời, đây còn là một đề tài nghiên cứu riêng biệt về thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trên cơ sở đánh giá thực trạng thi hành và kiến nghị giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng nói chung và những quy định về vấn đề này tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội nói riêng và thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng này.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn trọng tâm nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo lãnh Ngân hàng theo Thông tư số 28.
Quá trình phân tích và khảo sát thực tiễn dựa vào hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trong thời gian từ đầu năm 2011 đến cuối năm 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củ Chủ nghĩa Mác – Lê nin, phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, logic, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, chú trọng việc thu thập các số liệu từ các báo cáo thực tế về hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng của SHB.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về bảo lãnh thực hiện hợp đồng và pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội.
Chương 3: Một số giải nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội.
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐÊ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo lãnh
1.1.1.1. Khái niệm bảo lãnh
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm truyền thống, sớm được sử dụng rộng rãi. Khái niệm bảo lãnh dưới góc độ kinh tế xã hội và góc độ pháp lý được hiểu theo các cách khác nhau. Đồng thời, bảo lãnh theo quy định của pháp luật các nước khác nhau cũng có những điểm khác biệt.
Theo từ điển Tiếng Việt, bảo lãnh được hiểu theo hai nghĩa: “Một là: bảo lãnh là bảo đảm người khác thực hiện một nghĩa vụ và chịu trách nhiệm nếu người đó không thực hiện; Hai là: là việc dùng uy tín của mình để bảo đảm cho hành động, tư cách của người khác” [23; tr.37].
Từ định nghĩa trên cho thấy, dưới góc độ kinh tế xã hội, bảo lãnh là việc một người đứng ra bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được thì người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện đó.
“Bảo lãnh” theo giải nghĩa của Từ điển tiếng Việt nêu trên vừa có thể là một hành vi pháp lý mang tính chất đối vật (bảo đảm bằng tài sản), vừa có thể là hành vi pháp lý mang tính chất đối nhân (bảo đảm bằng uy tín). Tính chất đối vật của sự bảo lãnh thể hiện ở chỗ, người đứng ra bảo lãnh có thể cam kết dùng quyền của mình đối với các tài sản xác định để bảo đảm cho nghĩa vụ của một người khác. Còn tính chất đối nhân của sự bảo lãnh lại thể hiện ở chỗ, người đứng ra bảo lãnh có thể cam kết dùng tư cách, phẩm chất, uy tín
của mình đối với người khác để bảo đảm cho hành động hay tư cách của người thứ ba.
Theo phương diện pháp lý, khái niệm bảo lãnh được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận, như:
Trong pháp luật Hoa Kỳ: bảo lãnh là sự thỏa thuận, theo đó người bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ nợ của bên nợ chỉ khi bên nợ không trả nợ, là việc bên bảo lãnh bảo đảm hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện [42].
Pháp luật Pháp quy định: “Người nhận bảo lãnh một nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó đối với người có quyền nếu chính người có nghĩa vụ không thi hành” [22, Điều 2011].
Trong lĩnh vực pháp lý Việt Nam hiện đại, bảo lãnh được quan niệm là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Khái niệm về bảo lãnh cũng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [28, Điều 361].
Như vậy, mặc dù có những định nghĩa khác nhau nhưng nhìn một cách chung nhất, bảo lãnh được hiểu là việc bên thứ ba cam kết với bên có quyền việc sẽ thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi
phạm nghĩa vụ với bên có quyền, sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
1.1.1.2. Đặc điểm của bảo lãnh
Với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo lãnh mang đặc điểm chung của một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự như: phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên, phát sinh từ nghĩa vụ chính và nhằm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ chính, có phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ chính và chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ chính. Ngoài những đặc điểm chung nêu trên, bảo lãnh còn có những đặc trưng riêng để phân biệt nó với các biện pháp bảo đảm khác, cụ thể:
- Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân
Để nhận định biện pháp bảo đảm mang tính đối vật (vật quyền) hay đối nhân (trái quyền) phải dựa trên tiêu chí có hay không có tài sản được đưa ra để đảm bảo và bên có quyền có quyền nào đối với tài sản dùng để đảm bảo hay không. Bảo đảm đối nhân là bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) được quyền yêu cầu đối với chính bên cam kết thực hiện nghĩa vụ thực hiện thay nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (bên bảo lãnh) chứ không được quyền ưu tiên thu nợ từ một tài sản cụ thể nào của bên có nghĩa vụ. Khác với các biện pháp bảo đảm đối vật là bên bảo đảm trao cho bên có quyền (bên nhận bảo đảm) quyền đối với tài sản bảo đảm và quyền ưu tiên thu nợ từ tài sản bảo đảm, cho dù tài sản đó đang nằm trong tay ai và tình trạng thực tế như thế nào [3, tr.10]
Nếu như trong biện pháp cầm cố, thế chấp, bên có quyền (bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp) được bên có nghĩa vụ (bên cầm cố, bên thế chấp) chuyển giao quyền chiếm hữu, quản lý tài sản/giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản, quyền xử lý tài sản bảo đảm đối với một tài sản cụ thể, xác định thì trong quan hệ bảo lãnh, bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) không có bất cứ quyền nào đối với bất kỳ tài sản nào của bên bảo lãnh. Trong quan