đề của đất nước nói chung. Khi hệ thống bảo hộ sáng chế được xác lập, dân chúng mới chỉ hiểu biết chút ít về sáng chế hoặc hệ thống bảo hộ sáng chế. Tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực nâng cao dân trí bằng những sự kiện truyền bá. Hiện này, ngày thành lập hệ thống bảo hộ sáng chế Nhật Bản 18/08/1885 đã được quyết định là “Ngày hội sáng chế” và vào ngày đó, nhiều buổi lễ được tổ chức để nâng cao sự quan tâm của người dân tới sáng chế và hệ thống bảo hộ sáng chế.
Với các yếu tố như đã đề cập ở trên, Nhật Bản đã có những bước tiến rõ rệt trong việc khuyến khích sáng tạo và thúc đẩy việc bảo hộ sáng chế. Qua bản tổng kết số lượng đơn sáng chế quốc tế ở trên, có thể nhận thấy rằng, số lượng đơn sáng chế của Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất rõ rệt. Nếu như vào năm 2000, Nhật Bản chỉ là quốc gia có số lượng đơn đứng ở vị trí thứ 3 sau Mỹ và Đức, thì đến năm 2003 cho đến 2009, Nhật Bản đã vươn lên vị trí thứ hai chỉ sau Mỹ. Bên cạnh đó, tỉ lệ số đơn nộp của Nhật Bản ngày càng cao, theo chiều hướng tăng dần từ 10.26% năm 2000 đến 19.25% trong năm 2009. Và điều đáng nói là bất kể tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến số lượng đơn sáng chế quốc tế 2009 có giảm đi, số lượng đơn quốc tế của các chủ thể Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng.
3.2. Thực tiễn bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế của chúng ta mới thực sự hội nhập quốc tế trong vòng 15 năm trở lại đây.Với việc phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, các vấn đề về sở hữu trí tuệ ngày càng được các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước quan tâm. Các doanh nghiệp nước ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam, đều ý thức và mong muốn việc bảo hộ quyền sở hữu đối với những tài sản vô hình của họ được thực hiện thật tốt. Còn các doanh
nghiệp trong nước, trên đà hội nhập kinh tế, cũng đã ý thức được việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp của mình.
Việc Việt Nam gia nhập các điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ là một trong những thuận lợi cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm kiếm sự bảo hộ của Nhà nước đối với những tài sản trí tuệ của họ. Riêng đối với Hiệp ước hợp tác sáng chế, Việt Nam đã trở thành thành viên từ năm 1993, nghĩa là từ thời điểm khá sớm so với lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Việt Nam đã thực sự có những nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung vào bảo hộ sáng chế nói riêng sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung vẫn luôn đòi hỏi sự đồng bộ và củng cố về mặt luật pháp cũng như các biện pháp thực thi pháp luật. Việc bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế cũng không ngoại lệ.
Đối với việc khai thác và sử dụng cơ chế nộp đơn theo Hiệp ước hợp tác sáng chế cho các chủ thể Việt Nam, có thể nhận thấy rằng chỉ trong vòng 10 năm trở lại, khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập khá sâu với nền kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam bước ra thị trường thế giới, thì vấn đề này mới đươc các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Người nộp đơn Việt Nam cũng đã có những bước tiến đầu tiên trong việc nộp đơn quốc tế, với mong muốn sáng chế được bảo hộ tại các nhiều quốc gia trên thế giới. Một số doanh nghiệp Việt Nam, trong quá trình tìm kiếm đối tác và mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, đã nộp đơn quốc tế như Công ty trách nhiệm hữu hạn gốm sứ Kim Trúc, Công ty TNHH dịch vụ tư vấn kỹ thuật CSC... Các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân. Trong quá trình tìm hiểu thủ tục và tiến hành nộp đơn sáng chế, các doanh nghiệp này đã được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục để nộp đơn và nộp yêu cầu tra cứu quốc tế theo đúng những quy định thể hiện trong Thông tư 01/2007 và trong Hiệp ước hợp tác sáng chế. Tuy nhiên,
số lượng đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam là rất ít. Theo thống kê của văn phòng quốc tế, số đơn sáng chế nộp của người Việt Nam nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ khiêm tốn như sau:
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Số lượng | 1 | 0 | 2 | 7 | 2 | 0 | 9 | 3 | 4 | 4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Mỹ Và Nhật Bản.
- Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Nhật Bản
- Thực Tiễn Và Xu Hướng Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới.
- Phương Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Nói Riêng Và Bảo Hộ Sáng Chế Nói Chung Tại Việt Nam
- Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 12
- Nguyễn Bá Diến (2006), Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Cơ Chế Thực Thi Quyền Sở Hữu Trí Tuệ , Tạp Chí Nhà Nước Và Pháp Luật. Viện Nhà Nước Và Pháp Luật,
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Nếu so sánh với số lượng đơn quốc tế về sáng chế của nhiều quốc gia khác, thì đây thực sự là một con số quá nhỏ bé.
Những số liệu trên có thể chỉ ra rằng các chủ thể Việt Nam vẫn còn chưa thực sự quan tâm và chưa có nhiều cơ hội sử dụng cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các nước khác trong khi hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chúng ta lại được các chủ thể nước ngoài rất chú trọng khai thác. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ xem xét một số những thống kê của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam như sau:
Số lượng đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế tại Việt Nam từ 1981 đến 2008 [53]
Đơn yêu cầu bảo hộ cấp bằng độc quyền sáng chế | |||
Việt Nam | Nước ngoài | Tổng | |
1981 – 1988 | 453 | 7 | 460 |
1989 | 53 | 18 | 71 |
1990 | 62 | 17 | 79 |
1991 | 39 | 25 | 64 |
1992 | 34 | 49 | 83 |
1993 | 33 | 194 | 227 |
1994 | 22 | 270 | 292 |
1995 | 23 | 659 | 682 |
1996 | 37 | 971 | 1008 |
1997 | 30 | 1234 | 1264 |
1998 | 25 | 1080 | 1105 |
1999 | 35 | 1107 | 1142 |
2000 | 34 | 1205 | 1239 |
2001 | 52 | 1234 | 1286 |
2002 | 69 | 1142 | 1211 |
2003 | 78 | 1072 | 1150 |
2004 | 103 | 1328 | 1431 |
2005 | 180 | 1767 | 1947 |
2006 | 196 | 1970 | 2166 |
2007 | 219 | 2641 | 2960 |
2008 | 205 | 2994 | 3199 |
[53] Theo Báo cáo thường niên năm 2008 – Cục Sở hữu trí tuệ
Số lượng đơn yêu cầu cấp bằng giải pháp hữu ích tại Việt Nam từ 1981 đến 2008[54]
Đơn yêu cầu bảo hộ cấp bằng độc quyền sáng chế | |||
Việt Nam | Nước ngoài | Tổng | |
1989 | 25 | - | 25 |
1990 | 39 | 25 | 64 |
1991 | 52 | 01 | 53 |
1992 | 31 | 01 | 33 |
1993 | 38 | 20 | 58 |
1994 | 34 | 24 | 58 |
1995 | 26 | 39 | 65 |
1996 | 41 | 38 | 79 |
1997 | 24 | 42 | 66 |
1998 | 15 | 13 | 28 |
1999 | 28 | 14 | 42 |
2000 | 35 | 58 | 93 |
2001 | 35 | 47 | 82 |
2002 | 67 | 64 | 131 |
2003 | 76 | 51 | 127 |
2004 | 103 | 62 | 165 |
2005 | 182 | 66 | 248 |
2006 | 160 | 76 | 236 |
2007 | 120 | 100 | 220 |
2008 | 115 | 169 | 284 |
[54] Báo cáo thường niên 2008 – Cục Sở hữu trí tuệ.
Trong số lượng đơn sáng chế nói trên, số lượng đơn là đơn quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia tại Việt Nam chiếm khoảng 80%.
Theo như hai bảng số liệu trên đây, có thể nhận thấy một xu hướng rõ rệt là khối lượng đơn sáng chế nộp vào Việt Nam càng ngày càng nhiều. Điều đó thể hiện rằng nhu cầu vế việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam ngay càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, nhìn vào số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng số đơn sáng chế của người Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số đơn đăng ký sáng chế đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Mặc dù vậy, cũng vẫn có một tín hiệu đáng mừng là số đơn của người Việt Nam đang ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, như đã đề cập trong các phần trên của luận văn, Hiệp ước hợp tác sáng chế chỉ quy định các thủ tục về nộp và xử lý đơn cho đến khi đơn nộp vào giai đoạn quốc gia, nên các thủ tục cấp bằng và bảo hộ cho các sáng chế đã nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế hoàn toàn thực hiện theo thủ tục quy định tại các quốc gia. Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề thủ tục nộp và xử lý đơn không thể tách rời khỏi vấn đề làm thế nào để đơn được cấp bằng độc quyền và thực thi quyền đó như thế nào. Do đó, trong phần này, luận văn sẽ đề cập đến một số vấn đề trong việc xét nghiệm, bảo hộ và thực thi quyền đối với sáng chế tại Việt Nam, bao gồm cả những sáng chế đã nộp thông qua con đường Hiệp ước hợp tác sáng chế.
Thứ nhất là vấn đề xét nghiệm đơn sáng chế. Hiện này, thời hạn quy định trong pháp luật Việt Nam cho việc thẩm định nội dung đơn sáng chế là 18 tháng kể từ ngày yêu cầu xét nghiệm nội dung [55]. Đây là thời hạn được coi là trung bình so với thời hạn xét nghiệm nội dung quy định tại nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thẩm định một đơn sáng chế thường phải kéo dài hơn do nhiều điều kiện khách quan.
[55] Điều 119.2 (a) Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi
Một vấn đề trong quá trình xét nghiệm đơn sáng chế hiện nay trong pháp luật Việt Nam đang vướng mắc là hiện tại, trong quá trình thẩm định nội dung đơn sáng chế, tất cả các giải pháp về việc sử dụng một đối tượng đã biết (sản phẩm, chất, cơ cấu..) theo chức năng mới đều không được chấp nhận. Đối tượng này đã từng được chấp nhận trước khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ra đời. Tuy nhiên, khi có sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ và một loạt các Nghị định thông tư sau đó, thì điểm 25.3 (b) của Thông tư 01/2007 đã có quy định đối tượng bảo hộ sáng chế có hai dạng là sản phẩm và quy trình, dẫn đến một cách hiểu là các giải pháp đề cập đến sử dụng một chất, quy trình… theo chức năng mới thì không được coi là một sản phẩm hay một quy trình, và kết quả là không được chấp nhận bảo hộ như một đối tượng sáng chế tại Việt Nam. Điều này đã làm cho rất nhiều đơn sáng chế có đối tượng bảo hộ là sử dụng đã không được bảo hộ tại Việt Nam.
Đối với vấn đề thực thi quyền, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có những quy định về vấn đề này trong những văn bản pháp luật cụ thể. Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung, trong đó có thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, đã được quy định rõ trong Luật sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản pháp luật liên quan [56]. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trên thực tế còn nhiều vấn đề tồn tại.
Thứ nhất, rất nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, do đó đôi khi lại dẫn đến sự chồng chéo, phối hợp không chặt chẽ, chưa đồng bộ. Biện pháp xử lý hành chính thì áp dụng mức phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Biện pháp dân sự thì chưa đuợc sử dụng một cách hiệu quả. Một phần vì cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam vẫn có tâm lý ngại đưa các thủ tục ra tòa vì sợ phiền phức. Bên cạnh đó, hệ thống tòa án của Việt Nam vẫn còn quá ít những thẩm phán và chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực sở hữu trí
[56] Điều 199 khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự”.
tuệ. Đặc biệt, đối với các vụ việc vi phạm sáng chế, thì vấn đề đánh giá và kết luật vi phạm sáng chế thực sự là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã đưa ra được quy định về một tổ chức giám định độc lập, có trách nhiệm đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến các vụ việc tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vai trò của cơ quan giám định này hiện nay còn mờ nhạt. Vấn đề nổi cộm là hiện nay số lượng giám định viên còn quá ít. Đặc biệt, công tác giám định liên quan đến sáng chế sẽ đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia có chuyên môn về các lĩnh vực kỹ thuật, đồng thời lại có chuyên môn về pháp luật bảo hộ sáng chế thì mới có thể đưa ra được những kết luận giám định chính xác, phục vụ cho mục đích thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế một cách hiệu quả.
Một ví dụ về việc xử lý vi phạm sáng chế không hiệu quả như sau: Tập đoàn Pfizer Inc. của Mỹ - một tập đoàn lớn về dược phẩm, có rất nhiều đơn sáng chế nộp vào Việt Nam. Tập đoàn này có một bằng sáng chế số 1507 cấp ngày 02/10/2000 cho hoạt chất Atorvastatin dạng tinh thể - một hoạt chất dùng để sản xuất thuốc. Bằng sáng chế này vẫn được duy trì hiệu lực hàng năm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Năm 2007, tập đoàn Pfizer phát hiện một số loại thuốc của một số công ty khác của Ấn Độ có chứa hoạt chất này được lưu hành trên thị trường Việt Nam. Tập đoàn Pfizer, thông qua một đại diện pháp lý tại Việt Nam, đã tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam yêu cầu các bên có liên quan ngừng lưu hành các sản phẩm thuốc có chứa hoạt chất đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam theo bằng độc quyền sáng chế số 1507. Tuy nhiên, việc đánh giá xem các thuốc do Pfizer nêu ra có đúng là có chứa hoạt chất Artovastatin dạng tinh thể như Pfizer cáo buộc không lại nằm ngoài khả năng của các cơ quan chuyên môn của Việt Nam. Việc nhờ đến kết quả phân tích của một cơ quan chuyên môn về dược phẩm nào đó cũng không có kết quả vì Pfizer được trả lời rằng các cơ quan chuyên môn về phân tích thuốc tại Việt Nam không đủ cơ sở