ngược lại, người không phải là người nộp đơn cũng không được nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung khi chưa hết hạn nộp đơn vào giai đoạn quốc gia theo quy định của luật.
Cơ quan sáng chế Nhật Bản có áp dụng hệ thống xét nghiệm nhanh đối với các đơn thỏa mãn các yêu cầu như sau:
- Sáng chế yêu cầu bảo hộ được người nộp đơn khai thác hoặc ký hợp đồng li-xăng;
- Yêu cầu xét nghiệm nội dung đã được nộp cho cơ quan sáng chế Nhật Bản
- Đơn đó chưa được bắt đầu xét nghiệm nội dung;
- Đơn đồng dạng đã được nộp ở nước ngoài bất kể người nộp đơn đã khai thác sáng chế đó hay chưa.
Đơn sẽ được xét nghiệm nhanh theo trình tự như sau: Sau khi đã nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung, người nộp đơn phải nộp các tài liệu trình bày về hoàn cảnh liên quan đến việc yêu cầu xét nghiệm nhanh, trong đó nêu rõ tình trạng khai thác sáng chế, mẫu hữu ích, kết quả tra cứu tư liệu, và phần mô tả so sánh chỉ rõ các dấu hiệu khác biệt của yêu cầu bảo hộ so với giải pháp kỹ thuật đã biết. Sau đó Cơ quan sáng chế Nhật Bản sẽ xem xét xem đơn đó có được xét nghiệm nhanh hay không. Nếu thấy được, xét nghiệm viên thụ lý đơn đó sẽ tiến hành ngay lập tức việc xét nghiệm để đưa ra kết luận về đơn đó trong thời hạn 36 tháng tính từ ngày nhận được yêu cầu xét nghiệm nhanh.
Nhìn chung, các quy định về xử lý đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được quy định trong luật pháp của Nhật Bản là chi tiết và chặt chẽ. So với Luật sáng chế của Mỹ, Luật sáng chế của Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với luật Việt Nam hơn về cách thức và thủ tục xử lý đơn sáng chế. Tuy nhiên, với những phân tích và so sánh như trên, có thể nhận thấy rằng các quy định về xử lý đơn sang chế nói chung và đơn quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế nói riêng của hai
quốc gia trên là cụ thể và chi tiết hơn so với các quy định trong luật sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng các quy định như đã phân tích trên đây là quy định của những nước phát triển. Tại các nước đó, nền công nghiệp đã phát triển từ rất lâu, do đó họ có đủ cơ sở vật chất và các phương tiện kỹ thuật để đảm bảo rằng các quy định đó có lợi thực sự cho sự phát triển khoan học kỹ thuật nói riêng cũng như sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước họ. Có những quy định không thể phù hợp với điều kiện phát triển của một đất nước đang phát triển như Việt Nam, ví dụ như một số quy định sau đây:
Tại Mỹ, các yêu cầu bảo hộ ở dạng phương pháp điều trị bệnh đều được chấp nhận là đối tượng bảo hộ của sáng chế. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp với một đất nước đang phát triển như ở Việt Nam, vì một số lý do như: việc này sẽ phần nào làm tăng chi phí điều trị bệnh cho người dân. Tại một đất nước mà thu nhập của người dân còn chưa cao, thì đây cũng là một vấn đề các nhà lập pháp Việt Nam đã cân nhắc khi đưa ra những quy định về đối tượng bảo hộ sáng chế. Lý do thứ hai là đối với sáng chế về phương pháp điều trị bệnh, việc thực thi quyền đối với các sáng chế đó sẽ rất khó khăn. Với cơ chế kiểm soát các hoạt động chữa bệnh chưa thực sự chặt chẽ như ở Việt Nam, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng này gần như là không thể thực hiện.
Lý do tương tự cũng được áp dụng để giải thích cho đối tượng sáng chế về phần mềm. Theo Hiệp ước hợp tác sáng chế, đối tượng phần mềm là đối tượng không cần tra cứu và xét nghiệm sơ bộ quốc tế. Các nước Mỹ và Nhật Bản đều quy định đây là đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, đây là đối tượng loại trừ trong pháp luật Việt Nam hiện hành.
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng không phải quy định nào trong pháp luật của các quốc gia phát triển cũng phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam.
Xu hướng nộp đơn quốc tế Nguồn: Số liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Tháng 3/2010 Số lượng đơn quốc tế | |||||||||||
Năm | Tháng 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 1 |
2000 | 5,525 | 6,694 | 8,573 | 7,151 | 8,185 | 8,356 | 7,244 | 7,850 | 7,863 | 8,457 | 8 |
2001 | 7,494 | 8,654 | 10,616 | 8,554 | 9,684 | 9,368 | 8,769 | 8,638 | 8,586 | 9,490 | 9 |
2002 | 7,746 | 8,392 | 10,383 | 9,183 | 9,449 | 9,340 | 9,487 | 8,560 | 9,002 | 9,687 | 9 |
2003 | 7,971 | 8,896 | 9,982 | 9,685 | 9,563 | 9,672 | 9,953 | 8,511 | 9,680 | 10,433 | 9 |
2004 | 7,280 | 8,926 | 11,653 | 9,902 | 9,620 | 11,179 | 10,789 | 9,220 | 10,967 | 10,697 | 1 |
2005 | 8,792 | 10,339 | 13,466 | 11,023 | 10,956 | 12,692 | 10,900 | 10,699 | 12,159 | 10,942 | 1 |
2006 | 9,592 | 10,959 | 14,392 | 11,680 | 12,466 | 13,723 | 11,773 | 11,903 | 12,528 | 12,935 | 1 |
2007 | 11,303 | 11,844 | 16,027 | 12,484 | 13,199 | 13,651 | 12,535 | 12,915 | 12,827 | 14,541 | 1 |
2008 | 11,831 | 12,793 | 14,879 | 13,648 | 13,195 | 14,312 | 13,573 | 12,093 | 14,059 | 14,808 | 1 |
2009 (to date) | 10,752 | 11,944 | 14,539 | 12,895 | 11,979 | 14,001 | 13,032 | 11,229 | 13,538 | 13,302 | 1 |
Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của số lượng đơn quốc tế (trên cơ sở xu hướng nộp đơn) | |||||||||||
Năm | Tháng 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 1 |
2000 | 34.0 | 28.3 | 15.4 | 16.0 | 18.3 | 18.0 | 17.4 | 20.3 | 20.2 | 21.4 | 2 |
2001 | 23.5 | 24.0 | 24.2 | 24.2 | 22.8 | 21.5 | 22.3 | 20.6 | 19.9 | 18.7 | 1 |
2002 | 13.9 | 11.4 | 8.8 | 8.0 | 6.1 | 5.1 | 4.2 | 3.4 | 3.1 | 2.3 | 1 |
2003 | 2.0 | 2.7 | 2.5 | 2.4 | 2.7 | 3.1 | 2.8 | 2.8 | 3.1 | 3.6 | 3 |
2004 | 3.5 | 3.1 | 5.0 | 4.7 | 4.6 | 5.7 | 6.0 | 6.6 | 7.1 | 6.7 | 7 |
2005 | 8.4 | 9.6 | 9.6 | 10.4 | 11.5 | 11.3 | 10.6 | 11.2 | 11.0 | 11.0 | 1 |
2006 | 10.8 | 10.0 | 9.2 | 8.8 | 8.8 | 8.3 | 8.9 | 8.6 | 7.9 | 9.2 | 9 |
2007 | 10.1 | 10.2 | 10.6 | 10.7 | 10.0 | 9.2 | 9.1 | 8.8 | 8.8 | 8.4 | 7 |
2008 | 6.0 | 6.0 | 4.1 | 4.4 | 3.9 | 4.3 | 4.5 | 3.3 | 3.9 | 3.0 | 2 |
2009 | 1.1 | -0.1 | 0.4 | -0.8 | -1.5 | -2.1 | -3.1 | -3.0 | -3.8 | -4.6 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tương Thích Giữa Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Với Các Quy Định Của Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế
- Các Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Mỹ Và Nhật Bản.
- Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Nhật Bản
- Thực Tiễn Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Tại Việt Nam
- Phương Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Bảo Hộ Sáng Chế Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế Nói Riêng Và Bảo Hộ Sáng Chế Nói Chung Tại Việt Nam
- Bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế - 12
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Chương III:
THỰC TIỄN BẢO HỘ SÁNG CHẾ THEO HIỆP ƯỚC HỢP TÁC SÁNG CHẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ TẠI VIỆT NAM – VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VỀ
BẢO HỘ SÁNG CHẾ
3.1. Thực tiễn và xu hướng bảo hộ sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế tại một số quốc gia trên thế giới.
Thế giới ngày càng phát triển và hội nhập, vấn đề sở hữu trí tuệ cũng không phải là một ngoại lệ. Trong thế giới hiện đại, việc sáng tạo ra, có được và sở hữu công nghệ mới mang lại rất nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp. Sở hữu công nghệ mới đồng nghĩa với việc việc doanh nghiệp có thể tung ra những sản phẩm tốt nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng… với giá cả hợp lý. Nếu như bên cạnh việc sở hữu, doanh nghiệp lại còn được độc quyền, nghĩa là có quyền ngăn chặc các doanh nghiệp khác sử dụng, khai thác, mua bán, xuất nhập khẩu những sản phẩm liên quan đến công nghệ đó thì doanh nghiệp thực sự đã có một lợi thế vô cùng lớn. Đó là lý do vì sao cơ chế nộp đơn sáng chế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế, một cơ chế được coi là mang lại nhiều thuận lợi cho người nộp đơn và cơ quan sáng chế của các quốc gia, ngày càng được sử dụng nhiều trong những năm gần đây.
Theo một học giả nghiên cứu về sở hữu trí tuệ, số lượng đơn quốc tế tính từ năm 1978, phải mất 18 năm để đạt đến con số 250.000, nhưng chỉ cần 4 năm tiếp con số đó đã tăng lên gấp đôi [52]. Điều này chứng tỏ sự phát triển của nền khoa học công nghệ thế giới, cũng như vai trò ngày càng rõ rệt của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Từ năm 2000 đến năm 2009, số lượng đơn sáng chế nộp theo cơ chế của Hiệp ước hợp tác sáng chế được thống kê như sau:
[52] Tham khảo thêm Intellectual property: a power tool for economic growth, WIPO 2003
Theo số liệu trên, có thể thấy rằng số lượng đơn quốc tế không ngừng tăng cho đến năm 2008. Năm 2009, khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho số lượng đơn quốc tế có chiều hướng giảm. Điều này càng chứng minh rằng việc bảo hộ sáng chế có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu sở hữu và độc quyền công nghệ mới càng cao. Điều đó cũng lý giải vì sao, những nước có nền kinh tế phát triển là những nước có số lượng đơn sáng chế nộp theo Hiệp ước hợp tác sáng chế cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây là mối quan hệ tác động qua lại, có nghĩa là khi số lượng sáng chế yêu cầu được bảo hộ càng nhiều, thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ đó và hệ quả là nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Số liệu thống kê của Văn phòng quốc tế về số lượng đơn quốc tế cho thấy từ năm 2003 cho đến nay, Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia có số lượng đơn quốc tế nhiều nhất. Nếu tính theo tỉ lệ đơn nộp, số lượng đơn quốc tế của các chủ thể Mỹ giảm so với tổng số đơn quốc tế, nhưng nếu xét về số lượng đơn thì con số này vẫn tiếp tục tăng (theo thống kê của văn phòng quốc tế về số lượng đơn năm 2009 – năm khủng hoảng kinh tế thế giới mà Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng rất nặng nề). Còn số đơn quốc tế có nguồn gốc Nhật Bản thì vẫn tiếp tục xu hướng tăng. Thông tin này thể hiện tại bản thống kê dưới đây:
Số lượng đơn sáng chế tính theo nguồn gốc quốc gia – Các quốc gia dẫn đầu | |||||||||
Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Tháng 3 / 2010 | |||||||||
Năm | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | ||
Tên nước/Mã nước | - | - | - | - | - | - | - | ||
Tổng | Tổng | 93,243 | 108,236 | 110,403 | 115,206 | 122,634 | 136,753 | 149,669 | 159 |
Canada | CA | 1,801 | 2,114 | 2,260 | 2,272 | 2,106 | 2,320 | 2,573 | 2 |
Trung Quốc | CN | 787 | 1,731 | 1,021 | 1,296 | 1,713 | 2,512 | 3,937 | 5 |
Pháp | FR | 4,140 | 4,712 | 5,090 | 5,168 | 5,185 | 5,756 | 6,264 | 6 |
Đức | DE | 12,588 | 14,036 | 14,325 | 14,655 | 15,217 | 15,987 | 16,734 | 17 |
Italy | IT | 1,394 | 1,623 | 1,982 | 2,165 | 2,189 | 2,349 | 2,702 | 2 |
Nhật Bản | JP | 9,567 | 11,904 | 14,062 | 17,413 | 20,266 | 24,870 | 27,023 | 27 |
Hà Lan | NL | 2,928 | 3,410 | 3,977 | 4,479 | 4,284 | 4,504 | 4,550 | 4 |
Hàn Quốc | KR | 1,580 | 2,324 | 2,520 | 2,948 | 3,556 | 4,689 | 5,946 | 7 |
Thụy Điển | SE | 3,091 | 3,422 | 2,990 | 2,610 | 2,851 | 2,887 | 3,333 | 3 |
Thụy Sỹ | CH | 1,995 | 2,352 | 2,757 | 2,864 | 2,900 | 3,294 | 3,613 | 3 |
Anh | GB | 4,801 | 5,488 | 5,383 | 5,209 | 5,038 | 5,096 | 5,093 | 5 |
Mỹ | US | 38,010 | 43,057 | 41,304 | 41,040 | 43,378 | 46,857 | 51,296 | 54 |
Tỉ lệ đơn có nguồn gốc từ mỗi quốc gia trên tổng số đơn quốc tế (%) – Các quốc gia dẫn đầu Nguồn: Cơ sở dữ liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Tháng 3 / 2010 | |||||||||
Năm | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | ||
Tên nước / Mã nước | - | - | - | - | - | - | - | ||
Canađa | CA | 1.93 | 1.95 | 2.05 | 1.97 | 1.72 | 1.70 | 1.72 | |
Trung Quốc | CN | 0.84 | 1.60 | 0.92 | 1.12 | 1.40 | 1.84 | 2.63 | |
Pháp | FR | 4.44 | 4.35 | 4.61 | 4.49 | 4.23 | 4.21 | 4.19 | |
Đức | DE | 13.50 | 12.97 | 12.98 | 12.72 | 12.41 | 11.69 | 11.18 | 1 |
Italy | IT | 1.50 | 1.50 | 1.80 | 1.88 | 1.79 | 1.72 | 1.81 | |
Nhật Bản | JP | 10.26 | 11.00 | 12.74 | 15.11 | 16.53 | 18.19 | 18.06 | 1 |
Hà Lan | NL | 3.14 | 3.15 | 3.60 | 3.89 | 3.49 | 3.29 | 3.04 | |
Hàn Quốc | KR | 1.69 | 2.15 | 2.28 | 2.56 | 2.90 | 3.43 | 3.97 | |
Thụy Điển | SE | 3.32 | 3.16 | 2.71 | 2.27 | 2.32 | 2.11 | 2.23 | |
Thụy Sỹ | CH | 2.14 | 2.17 | 2.50 | 2.49 | 2.36 | 2.41 | 2.41 | |
Anh | GB | 5.15 | 5.07 | 4.88 | 4.52 | 4.11 | 3.73 | 3.40 | |
Mỹ | US | 40.76 | 39.78 | 37.41 | 35.62 | 35.37 | 34.26 | 34.27 | 3 |
Để tìm hiểu lý do vì sao các quốc gia có nền kinh tế phát triển là Mỹ và Nhật Bản lại có luôn có số lượng đơn sáng chế quốc tế rất cao như vậy, chúng ta sẽ xem xét một số khía cạnh sau đây:
Về khía cạnh luật pháp, như đã phân tích và so sánh ở Chương 2, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các quy định về xử lý đơn sáng chế, kể cả đơn sáng chế quốc tế nộp có nguồn gốc hay đơn sáng chế quốc tế nộp vào giai đoạn quốc gia, cả ở Mỹ và Nhật Bản, đều được quy định rất chi tiết, cụ thể và chặt chẽ. Các quy định có tính tương thích và phù hợp cao với những quy định của Hiệp ước hợp tác sáng chế. Tất cả các chủ thể, khi có như cầu nộp đơn quốc tế vào cơ quan nhận đơn hay nộp đơn vào cơ quan được chỉ định tại quốc gia đó, đều có thể tìm hiểu và thực hiện theo các quy định rất chi tiết và chặt chẽ của luật pháp quốc gia. Với việc quy định pháp luật chi tiết và chặt chẽ như vậy, các chủ thể nộp đơn sẽ dễ dàng nhận thức được các thủ tục họ phải tiến hành và các lợi ích thu được từ việc sử dụng hệ thống nộp đơn theo Hiệp ước hợp tác sáng chế.
Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tổng quát, thì thực tế này còn bắt nguồn từ các yếu tố sau đây:
- Thứ nhất là vấn đề thực thi quyền: tại Mỹ và Nhật Bản, các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có lịch sử bảo hộ sở hữu trí tuệ lâu đời, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được thực hiện rất tốt. Khi một người nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền nghĩa là họ mong muốn có được sự bảo hộ từ phía nhà nước. Nhật Bản và Mỹ là những quốc gia đã thực hiện rất tốt vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế.
- Thứ hai là việc các quốc gia này luôn có cơ chế thúc đẩy sáng tạo, khuyến khích phát triển sáng chế. Ví dụ như tại Nhật Bản, các biện pháp sau đây đã được sử dụng để thúc đẩy hoạt động sáng chế của đất nước:
+ Phát triển nguồn nhân lực: Vì sáng chế là hoạt động sáng tạo trí tuệ của con người, việc phát triển nguồn nhân lực là rất quan trọng. Nhật Bản đã
chú trọng phát triển số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực, những người quan tâm tới khoa học và công nghệ, đồng thời lựa chọn lĩnh vực khoa học và công nghệ là đường đi trong tương lai cho họ, và xác định lĩnh vực đó là một nội dung lớn trong hệ thống giáo dục, dạy nghề.
+ Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ thông tin kỹ thuật: Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng của dịch vụ thông tin liên quan tới sự phát triển công nghệ là một trong những biện pháp quan trọng của Nhật Bản. Từ lâu, các ngành công nghiệp đã mong muốn điều này với mục đích tiếp cận với các thông tin về sáng chế được bảo hộ có chứa đựng các công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng hơn, chính xác hơn. Nhận thức được sâu sắc vấn đề đó, Cơ quan Sáng chế Nhật Bản đã thực hiện các biện pháp khác nhau bao gồm việc thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ (hoàn thiện hệ thống tìm kiếm thông tin về sáng chế được bảo hộ ở các cơ sở), việc chuẩn bị một bản đồ sáng chế được bảo hộ (phân tích và hệ thống hóa các thông tin về sáng chế được bảo hộ và phân loại theo lĩnh vực công nghệ) và việc thành lập Thư viện kỹ thuật số về Sở hữu công nghiệp, cho phép truy cập trực tuyến các thông tin về sáng chế được bảo hộ qua mạng Internet.
+ Nhập khẩu công nghệ: Nhập khẩu công nghệ là một trong những biện pháp được khuyến khích phát triển đối với các nước đang phát triển. Sự phát triển trước đây của Nhật Bản dựa nhiều vào công nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài. Và có thể nói rằng các nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp tư nhân đã thành công.
+ Hướng dẫn kỹ thuật: Nhật Bản nhận thức được rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các cá nhân cần những lời khuyên về kỹ thuật liên quan tới việc hoàn thiện kỹ thuật hoặc các hoạt động sáng chế. Đồng thời, hệ thống kỹ sư tư vấn được ủy quyền hoặc hệ thống cố vấn kỹ thuật có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Từ nhận thức đó, các địa phương đều thành lập các trung tâm công nghệ để tiến hành các hoạt động hỗ trợ như cung cấp
tư vấn kỹ thuật, cho thuê cơ sở vật chất để thử nghiệm sản xuất các sản phẩm của sáng chế.
+ Khai thác các sáng chế được bảo hộ và thúc đẩy chuyển giao: Cơ quan Sáng chế Nhật Bản đã mở rộng các biện pháp phân phối sáng chế được bảo hộ nhưng chưa sử dụng, hoặc thúc đẩy việc chuyển giao chúng. Các công việc cụ thể là: (i) Nâng cấp các cơ sở dữ liệu đầy đủ; (ii) Duy trì các hội chợ phân phối các sáng chế được bảo hộ và; (iii) Thiết lập hệ thống tư vấn phân phối sáng chế được bảo hộ.
+ Hỗ trợ tài chính: Ở Nhật Bản, khoảng 80% tổng giá trị đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai là do khu vực tư nhân cung cấp. Nhiều biện pháp hỗ trợ như ưu đãi về thuế, cung cấp các khoản vay hoặc trợ cấp, đã được thực hiện nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư phát triển của tư nhân, nếu bản thân các hoạt động đó liên quan tới các vấn đề được công nhận là đặc biệt quan trọng đối với đất nước như năng lượng mới, công nghệ sinh học…. Các biện pháp tài trợ đặc biệt và giảm thuế đặc biệt cũng được triển khai theo quan điểm thúc đẩy công nghệ trong nước và đưa chúng áp dụng vào thực tế.
+ Tuyên dương và tôn vinh: Việc tuyên dương và tôn vinh những người đã đóng góp vào việc khuyến khích sáng chế hoặc khoa học và công nghệ rất có hiệu quả trong việc nâng cao ý chí tiếp tục nghiên cứu của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản có chính sách tuyển chọn các sáng chế xuất sắc, có triển vọng phát triển thành các công nghệ tự phát triển, coi chúng như các sáng chế đáng giá và công bố chúng để các kết quả nghiên cứu và triển khai xuất sắc được mọi người biết đến, nhờ đó nâng cao ý chí và sự nhiệt tình của các nhà nghiên cứu.
+ Nâng cao dân trí: Ngoài việc giáo dục tại các trường học, các hoạt động khác nhau đã được tiến hành nhằm tăng cường sự quan tâm tới khoa học – công nghệ và các sáng chế và đề cao ý thức của người dân đối với các vấn