Các Đối Tượng Không Được Pháp Luật Bảo Hộ Với Danh Nghĩa Là Kiểu Dáng Công Nghiệp

Có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam về tính mới là khá tương thích với pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các nước trên thế giới. Trước đây, quy định về tính mới của pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều những thiếu sót so với pháp luật trên thế giới (quy định tại Điều 5 Nghị định 63/CP và Thông tư 29/2003/BKHCN) tuy nhiên sau này với Luật SHTT 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể, pháp luật Việt Nam đã bổ sung và sửa đổi đáng kể những điểm hạn chế, ví dụ như việc bổ sung những trường hợp tại khoản 4 Điều 65 Luật SHTT và việc thay đổi từ cụm từ “khác biệt cơ bản” sang cụm từ “khác biệt đáng kể”. Theo pháp luật của các quốc gia, trong điều khoản quy định về tính mới, hầu hết các nước, đặc biệt là những nước có hệ thống SHTT hiện đại như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức... đều yêu cầu tính mới mang tính chất tuyệt đối tức là KDCN đó phải mới đối với bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo quy định của những nước này, KDCN được coi là không có tính mới khi đối tượng nêu trong đơn đăng ký bảo hộ đã bị bộc lộ hoặc sử dụng công khai dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (trong trường hợp đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên). Nguồn thông tin được sử dụng để đánh giá tính mới của một kiểu dáng bao gồm các đơn đăng ký KDCN được công bố trước ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên của đơn), các sản phẩm hoặc ấn phẩm về các hình dạng bên ngoài trùng hoặc tương tự với KDCN yêu cầu bảo hộ. Đa số pháp luật của các nước trên thế giới quy định hai KDCN được cho là tương tự hoặc không khác biệt về cơ bản với nhau nếu chỉ khác nhau ở những đặc điểm không dễ dàng nhận biết được và căn cứ vào những đặc điểm của hai kiểu dáng đó thì không phân biệt được chúng với nhau. Theo quy định của EU, KDCN được coi là độc đáo so với các kiểu dáng khác nếu ấn tượng về tổng thể của kiểu dáng đó đối với người sử dụng đã được thông báo trước khác với ấn tượng về tổng thể của người đó đối với kiểu dáng đã bộc lộ cho công chúng trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nộp đơn. Thêm nữa, nhiều quốc gia quy định rằng KDCN không bị coi là mất tính mới nếu bị người khác tự ý công bố mà không được phép của người nộp đơn và ngày người đó công bố nằm trong một thời hạn nhất định trước ngày nộp đơn đăng ký KDCN (thời hạn này là 6 tháng theo quy định của Nhật Bản, Trung Quốc; 12 tháng theo quy định của Hoa Kỳ và EU).

2.1.2. Tính sáng tạo

Cụ thể theo pháp luật Việt Nam, một KDCN được coi là có tính sáng tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau (Điều 66 Luật SHTT 2005):

+ Không thể do người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng tạo ra một cách dễ dàng. KDCN bị coi là được tạo ra một cách dễ dàng nếu người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được KDCN tương tự, căn cứ vào các KDCN đã bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn (hoặc ngày ưu tiên của đơn). Nếu hình dáng bên ngoài của sản phẩm chỉ đơn thuần là tập hợp các đặc điểm tạo dáng đã biết. Các đặc điểm tạo dáng đã biết được sắp đặt với nhau một cách thuần túy mà không chứa đựng bất kỳ một thay đổi nào, nghĩa là không có sự sáng tạo mới như: kiểu dáng mô phỏng hoàn toàn hay một phần các đối tượng có sẵn trong tự nhiên như các con vật, cây cối, hoa quả,…Kiểu dáng mô phỏng hình dạng của các hình học đơn giản như hình vuông, hình tròn,…hoặc hình lăng trụ có mặt cắt như vậy. Kiểu dáng sao chép toàn bộ sản phẩm, công trình văn hóa hoặc cao ốc đã được biết đến rộng rãi mà không cách điệu. Kiểu dáng mô phỏng KDCN thuộc lĩnh vực khác nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế như đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy…

+ Không phải là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (chỉ sắp đặt lại, thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng…), không có sự sáng tạo mới.

+ Không phải là sự mô phỏng, sao chép hoàn toàn hay một phần các đối tượng sẵn có trong tự nhiên (con vật, cây cối, hoa quả); hoặc các hình học đơn giản (hình vuông, tròn, ê líp, lăng trụ có mặt cắt…); hoặc sao chép hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi ở Việt Nam và thế giới, không có sự cách điệu đủ mức; mô phỏng KDCN thuộc lĩnh vực khác đã được biết đến rộng rãi (đồ chơi mô phỏng ô tô, máy bay, xe máy…).

2.1.3. Khả năng áp dụng công nghiệp

Pháp luật Việt Nam về SHTT lấy “khả năng áp dụng công nghiệp” là một điều kiện để bảo hộ KDCN.Theo quy định tại Điều 67 Luật SHTT 2005 thì KDCN được công nhận là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để

chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Điều kiện này bao hàm hai nội dung: KDCN phải có thể được áp dụng để chế tạo hàng loạt sản phẩm bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp; các sản phẩm thu được phải như nhau, có thể chế tạo nhiều lần với số lượng đáng kể.

Điểm 35.6 Thông tư 01/2007/TT- BKHCN cũng quy định: trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, lỏng…);

- Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;

- Các trường hợp với lý do xác đáng khác.

Như vậy, một KDCN được bảo hộ và được gọi theo đúng nghĩa là KDCN thì nhất thiết phải có khả năng tạo ra sản phẩm hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, nhằm mục đích đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trong xã hội.

Việc quy định KDCN phải có khả năng áp dụng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp là một tiêu chí rất quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp cũng như trong hệ thống pháp luật bảo hộ SHCN trong đó có KDCN. Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật bảo hộ quyền SHCN nói riêng đều có sự thống nhất coi KDCN phải là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.Như đã phân tích bên trên, việc đặt ra yếu tố áp dụng công nghiệp còn nhằm mục đích phân biệt bảo hộ KDCN với bảo hộ bản quyền khi mà bảo hộ bản quyền chỉ đơn giản là quan tâm đến những sáng tạo mang tính nghệ thuật, tuy nhiên không phải lúc nào ranh giới cũng rõ ràng như vậy, thực tế có những kiểu dáng mang bản chất công nghiệp nhưng nếu được sử dụng vào mục đích khác thì hoàn toàn có thể mang bản chất khác, trong số đó kiểu dáng dệt may là một ví dụ tiêu biểu. Một sản phẩm thời trang ra đời thường có hai

xu hướng, một là tung ra thị trường và sản xuất hàng loạt, hai là được đưa ra các triển lãm hay sàn diễn thời trang và coi như những tác phẩm nghệ thuật. Với xu hướng thứ nhất, thường sản phẩm sẽ được bảo hộ dưới danh nghĩa KDCN và xu hướng thứ hai thì bảo hộ theo luật bản quyền là hợp lý.

2.1.4. Các đối tượng không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp

Như đã đề cập, một KDCN được bảo hộ khi nó đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ. Từ đó, có thể chỉ ra một số các trường hợp cơ bản, các đối tượng sẽ không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là một KDCN. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể những đối tượng không có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa KDCN tại Điều 64 Luật SHTT 2005 bao gồm:

- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật. Trên thực tế, có nhiều sản phẩm mà kiểu dáng của chúng không mới và được sản xuất bởi những nhà sản xuất khác nhau ví dụ như: đinh ốc, pit tông…

Nếu kiểu dáng của một sản phẩm như chiếc ốc vít được tạo ra chỉ thực 1

Nếu kiểu dáng của một sản phẩm như chiếc ốc vít, được tạo ra chỉ thực hiện chức năng thông thường mà được bảo hộ thì điều này sẽ ngăn cản tất cả hoạt động sản xuất của chủ thể khác nhằm sản xuất ra sản phẩm cùng chức năng như vậy do đặc tính kỹ thuật đòi hỏi phải có như vậy mới hình thành một sản phẩm. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà sản xuất, kinh doanh, các KDCN được tạo ra do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật không phải là đối

tượng của bảo hộ KDCN. Điều này cũng được pháp luật thế giới áp dụng, ví dụ như Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định: “Các thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kỹ thuật và chức năng quyết định”, Điều 10 Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ quy định: “Việc bảo hộ nói trên không áp dụng cho những kiểu dáng được xác định chủ yếu bởi các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng”.

- Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp. Theo quy định của Luật SHTT 2005 thì chỉ những bản vẽ, thiết kế sơ đồ của các công trình xây dựng mới được bảo hộ dưới góc độ của quyền tác giả còn hình dáng bên ngoài của chúng thì không được bảo hộ. Việc loại trừ đối tượng này khỏi sự bảo hộ với danh nghĩa KDCN có thể xuất phát từ nguyên nhân là nó không đáp ứng được tiêu chí về “khả năng áp dụng công nghiệp” tức là khả năng được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp. Bởi lẽ, có thể kiểu dáng của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp là giống nhau nhưng sản phẩm mang kiểu dáng đó – các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp trên thực tế không thể giống nhau hoàn toàn.

- Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm. KDCN chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà không đề cập đến chức năng của nó và hình dáng bên ngoài chỉ có thể lôi cuốn người mua sản phẩm và thúc đẩy nhu cầu mua nếu nó thực sự được nhìn thấy. Do đó, yêu cầu về thị giác là một trong những điều kiện cho việc bảo hộ KDCN và các KDCN không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng không phải là đối tượng của bảo hộ KDCN. Như vậy, đối với các loại sản phẩm mà khi đưa vào sử dụng thì không còn giữ được hay bị mất đi hình dáng bên ngoài như lúc ban đầu thì cũng sẽ không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ. Chủ yếu các sản phẩm mang đặc tính của vật không tiêu hao thì mới có thể được yêu cầu bảo hộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm.

2.2. Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

2.2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp

Đề cập tới quyền SHCN đối với KDCN chúng ta cần đề cập tới hai vấn đề,

bao gồm: quyền sở hữu đối với KDCN và quyền của tác giả KDCN, trong một số trường hợp, hai nội dung này là đồng nhất (khi tác giả đồng thời là chủ sở hữu). Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 thì “quyền sở hữu công nghiệp đối kiểu dáng công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 121 Luật SHTT 2005 và Điều 15 Nghị định 103/2006/NĐ-CP thì chủ sở hữu KDCN là chủ thể được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng SHCN tương ứng hoặc được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu. Như vậy, để xác lập quyền SHCN với KDCN thì có thể thực hiện thông qua hai con đường: xin cấp văn bằng bảo hộ hoặc nhận chuyển giao quyền sở hữu KDCN. Trong phạm vi đề tài, tác giả xin được tập trung phân tích nội dung chủ yếu về việc xác lập quyền SNCN đối với KDCN thông qua việc xin cấp văn bằng bảo hộ KDCN.

Theo pháp luật Việt Nam, việc xác lập quyền sở hữu đối với KDCN được thực hiện thông qua trình tự, thủ tục như sau: nộp và tiếp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ; xét nghiệm hình thức đơn; công bố đơn; xét nghiệm nội dung đơn; cấp văn bằng bảo hộ. Các yêu cầu của quy trình xác lập quyền SHCN đối với KDCN cơ bản tập trung trong nội dung sau đây:

* Chủ thể có quyền đăng ký KDCN

Do đối tượng quyền SHCN là KDCN có tính sáng tạo là đặc trưng nổi bật nên bên cạnh chủ sở hữu pháp luật còn ghi nhận tác giả đã sáng tạo ra chúng. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng kí KDCN (Điều 86 Luật SHTT 2005):

- Tác giả đã tạo ra các đối tượng trên bằng công sức và chi phí của mình.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và trong trường hợp có quy định khác của pháp luật.

- Trường hợp nhiều người, nhiều tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc cùng nhau đầu tư để tạo ra KDCN thì tất cả những người, tổ chức đó có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

- Trong trường hợp KDCN được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ cơ sở vật chất, kinh phí thì quyền đăng kí sẽ thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền đăng kí này. Nếu Nhà nước chỉ góp một phần vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kĩ thuật) hoặc có kí kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu – phát triển với các tổ chức, cá nhân khác thì một phần quyền đăng kí KDCN tương ứng với tỉ lệ đóng góp thuộc về Nhà nước (Điều 9 Nghị định 103/2006).

- Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép những người có quyền đăng ký KDCN có thể chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Việc quy định về quyền đăng ký như trên là một nội dung quan trọng nhằm xây dựng nguyên tắc phân chia quyền và lợi ích thu được sau khi đã tạo ra các sản phẩm trí tuệ. Nguyên tắc này có nghĩa là: ai đầu tư tạo ra tài sản thì tài sản thuộc về người đó. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc khuyến khích đầu tư cho sáng tạo và thể hiện chính sách bảo hộ quyền SHTT thực chất là bảo hộ đầu tư cho sáng tạo trí tuệ. Thực chất, đây là quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa người sáng tạo ra sản phẩm (tác giả) với người đầu tư (trong trường hợp tác giả không tự đầu tư) và những người khác.

* Đơn đăng ký KDCN

Đơn yêu đăng ký KDCN là tập hợp các tài liệu thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp văn bằng bảo hộ KDCN với nội dung, phạm vi bảo hộ tương ứng. Pháp luật hiện hành (Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành) quy định rất chi tiết về vấn đề này.

Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể những yêu cầu đối với đơn đăng ký KDCN tại Điều 100, Điều 103 Luật SHTT và điểm 33 mục 4 Thông tư số 01/2007 giống với hầu hết các nước trên thế giới đều quy định về hình thức, nội dung của đơn đăng ký KDCN phải bao gồm một số tài liệu tối thiểu như: tờ khai, bản mô tả KDCN, bộ ảnh chụp hay bản vẽ, tuyên bố của người nộp đơn về tính mới và/hoặc

tính nguyên gốc (đối với những nước thuộc hệ thống không đăng ký kiểu dáng), mẫu sản phẩm mang kiểu dáng (nếu có). Pháp luật Việt Nam quy định việc nộp đơn (do chủ đơn tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam) có thể thực hiện tại Cục SHTT hoặc tại hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục SHTT thiết lập, đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên (Điều 89 Luật SHTT, điểm 3 và điểm 12 mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007).

* Chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ KDCN

Một vấn đề phức tạp đặt ra là khi có hai hay nhiều chủ thể cùng nộp đơn xin đăng ký cùng một KCN hay các KDCN tương tự nhau, có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng dẫn đến việc cơ quan đăng ký sẽ phải xem xét cấp cho ai. Quyền sở hữu đối với KDCN là “độc quyền”, trường hợp có từ hai chủ thể trờ lên cùng xin cấp một văn bằng bảo hộ cho một KDCN thì một bằng độc quyền sẽ được cấp và đơn kia sẽ bị từ chối. Để giải quyết vấn đề này có hai nguyên tắc có thể áp dụng, đó là: nguyên tắc người sáng tạo đầu tiên (first to use) theo đó cơ quan đăng ký sẽ xem xét và cấp văn bằng bảo hộ cho người sáng tạo ra đầu tiên; nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên (first to file) theo đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn sớm nhất. Trên thực tế, việc áp dụng nguyên tắc first to use là khá khó khăn, do đó, hầu hết các nước đều áp dụng nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên và pháp luật Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc này: “văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ”(Điều 90 Luật SHTT). Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc này với cách xác định thời điểm là theo ngày (không phải theo giờ, phút) sẽ có thể dẫn đến trường hợp có hai chủ thể trở lên trong một ngày cùng nộp đơn độc lập về cùng một KDCN. Để giải quyết tình huống này, pháp luật Việt Nam quy định trường hợp có nhiều đơn khác nhau đăng ký KDCN trùng nhau hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp Bằng độc quyền KDCN và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022