Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Tên Thương Mại

điểm này dường như chế độ pháp lý đối với tên thương mại có những nét tương đồng với một số đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, nhãn hiệu. Tuy nhiên, sự hạn chế về đối tượng và không gian của quyền đối với tên thương mại được xem xét cụ thể như sau:

Tại Pháp, trong một tranh chấp về tên thương mại “OPEC” giữa một công ty sản xuất và tiêu thụ giấy và các sản phẩm về giấy với một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực in và phát hành sách. Công ty thứ nhất bị công ty thứ hai kiện với lý do đã sử dụng tên thương mại “OPEC” trùng với những chữ cái đầu tiên trong tên đầy đủ của công ty thứ hai. Tòa án nhân dân thành phố Mác Xây đã từ chối công nhận đơn kiện nói trên với lý do: Thứ nhất, đối tượng bảo hộ ở đây phải là tên đầy đủ của công ty chứ không phải là những thành phần của nó; thứ hai, phạm vi hoạt động của bị đơn và nguyên đơn là khác nhau, do đó không thể nói đến vi phạm quyền đối với tên thương mại trong trường hợp này [14].

Ranh giới về lãnh thổ: Quyền đối với tên thương mại chỉ có hiệu lực trong một phạm vi không gian nhất định nơi tên thương mại được đăng ký. Tuy nhiên, theo pháp luật tại một loạt các nước bảo hộ tên thương mại trên cơ sở sự kiện sử dụng tên thương mại, thì tên thương mại được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ từng nước đó không phụ thuộc vào mức độ được biết đến của nó tại các vùng lãnh thổ khác nhau trong nước. Như vậy, tùy thuộc vào pháp luật của các nước, tên thương mại có thể được bảo hộ trên toàn bộ lãnh thổ hoặc chỉ trong một phạm vi vùng nhất định của một quốc gia, nơi mà tên thương mại được đăng ký và trở nên phổ biến đối với mọi người. Những điều kiện bảo hộ tên thương mại của công dân nước sở tại cũng được áp dụng với tên thương mại của nước ngoài (trừ điều kiện về đăng ký). Nếu tại nước sở tại, tên thương mại nội địa được bảo hộ trên cơ sở nó đã được biết đến trên toàn

bộ lãnh thổ hoặc một vùng lãnh thổ nhất định thì tên thương mại nước ngoài cũng chỉ được bảo hộ nếu như nó đã có danh tiếng tại nước đó. Và ngược lại, nếu như tại nước sở tại điều kiện tên thương mại đã được biết đến không phải là một trong các tiêu chí bảo hộ thì tên thương mại nước ngoài sẽ được bảo hộ không phụ thuộc vào mức độ được biết đến của nó tại nước này. Do đó, có thể tồn tại những trường hợp nghịch cảnh khi tại nước xuất xứ tên thương mại chỉ được bảo hộ trên một phần lãnh thổ (nơi nó đã được biết đến), nhưng tại một nước khác, nơi không đưa ra điều kiện bảo hộ tên thương mại phải được biết đến, thì cũng tên thương mại đó lại được bảo hộ trên toàn lãnh thổ (mặc dù nó chưa được biết đến tại nước này).

Bên cạnh đó, nếu như pháp luật thường dành sự bảo hộ cao hơn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì trong khoa học pháp lý không tồn tại khái niệm tên thương mại nổi tiếng và chế độ bảo hộ cao hơn đối với những tên thương mại được biết đến một cách rộng rãi, có uy tín hơn cũng không tồn tại.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường với đặc tính cơ bản là cạnh tranh như hiện nay, thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm đến việc tạo ra công cụ pháp lý cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến tên thương mại, bởi lẽ, sự phát triển ổn định của các doanh nghiệp là tiền đề cho một nền kinh tế lớn mạnh.

1.3.2. Pháp luật Việt Nam về tên thương mại

Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về tên thương mại có thể chia ra làm 3 giai đoạn là: Giai đoạn trước năm 2000; Giai đoạn từ năm 2000 – 2005; Giai đoạn từ năm 2005 đến nay.

* Giai đoạn trước năm 2000

Cho đến trước khi Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 thì vấn đề bảo hộ tên thương mại được đề cập trong một số văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

lực từ ngày 1/7/1996 đã công nhận và bảo hộ quyền tự do sáng tạo của cá nhân và quyền sở hữu công nghiệp (Điều 26 về quyền nhân thân, Điều 27 về bảo vệ quyền nhân thân, Điều 97 tên gọi của pháp nhân, Điều 780); Luật Thương mại (Điều 20 về nội dung đăng ký kinh doanh; Điều 24 về tên thương mại, biển hiệu; Điều 32 về thuê, cho thuê, chuyển nhượng sản nghiệp thương mại), Luật Doanh nghiệp năm (Điều 24 về tên trụ sở và con dấu của doanh nghiệp), Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng (Điều 7 về nghiêm cấm một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh), sau khi ban hành Bộ luật Dân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (Điều 6 về tiêu chí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá). Tuy nhiên, việc bảo hộ tên thương mại thông qua các quy định nêu trên còn đạt hiệu quả thấp, bởi lẽ:

Ở giai đoạn này, pháp luật chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về tên thương mại, do đó tên thương mại chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua những quy định về quản lý tên thương mại, tên gọi của pháp nhân, nội dung đăng ký kinh doanh của thương nhân…

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 6

Bên cạnh đó, mỗi văn bản pháp luật lại chỉ áp dụng cho một loại đối tượng nhất định: Bộ luật Dân sự năm 1995 không đề cập tới vấn đề tên gọi của tổ hợp tác, hộ gia đình; Luật Thương mại chỉ áp dụng cho các chủ thể kinh doanh thương mại (buôn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại); Luật Doanh nghiệp không áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị và các cá nhân, chủ thể kinh doanh nhỏ; "Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng chỉ áp dụng cho việc tiêu dùng trong sinh hoạt chứ không áp dụng cho tiêu dùng trong sản xuất, dịch vụ" [13].

Ngoài ra, tập hợp tất cả các quy định tại các văn bản pháp luật nêu trên cũng chưa đề cập một cách đầy đủ, toàn diện việc bảo hộ tên thương mại. Cụ

thể: Không có quy định về nguyên tắc xác lập quyền đối với tên thương mại (tên thương mại chưa đăng ký hoàn toàn chưa được bảo hộ); không có quy định về nội dung quyền đối với tên thương mại; phạm vi bảo hộ tên thương mại còn rất hạn hẹp, chưa bảo đảm ngăn cấm việc sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào xung đột với tên thương mại, kể cả việc sử dụng tên thương mại không đăng ký, nhãn hiệu hàng hoá không đăng ký (mới chỉ bảo đảm được các tên thương mại đăng ký sau không bị trùng với các tên thương mại đăng ký trước và nhãn hiệu hàng hoá đăng ký bảo hộ không được nhầm lẫn với tên thương mại đang được bảo hộ).

* Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005

Để khắc phục tình trạng kém hiệu quả của việc bảo hộ tên thương mại đã nêu trên và nhất là đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, ngày 3/10/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ- CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Có thể nói, đây là văn bản pháp luật đề cập một cách khá đầy đủ việc bảo hộ tên thương mại. Cụ thể, Nghị định có quy định về điều kiện bảo hộ tên thương mại, chủ sở hữu tên thương mại, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, thời hạn bảo hộ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, quyền yêu cầu xử lý việc xâm phạm, trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại.

So với giai đoạn trước năm 2000 thì sự ra đời của Nghị định số 54/2000/NĐ-CP đã tạo nên cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng của sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về tên thương mại trong giai đoạn này vẫn còn chung chung, chưa

cụ thể và toàn diện, ví dụ như: Nghị định này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về tên thương mại, không có quy định về nguyên tắc xác lập quyền đối với tên thương mại, quy định về việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại không rõ ràng, cụ thể.

* Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Có thể nói, đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển của pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ nói chung và về lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng, trong đó có pháp luật về tên thương mại, với sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản pháp luật khác như: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 88/2006/NĐ-CP (về đăng ký kinh doanh), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP (về đăng ký doanh nghiệp). Những văn bản pháp luật trên ra đời đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc bảo hộ tên thương mại ở Việt Nam, vì các văn bản này đề cập tương đối đầy đủ và chi tiết vấn đề bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Những quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật nói trên cho thấy, việc bảo hộ tên thương mại của Việt Nam được tiến hành tương đối phù hợp với thông lệ của nhiều nước trong lĩnh vực này. Theo đó, tên thương mại ở Việt Nam được hình thành theo nguyên tắc “tự do lựa chọn” [13]. Các cá nhân, tổ chức hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chỉ dẫn thương mại là tên thương mại mà dưới nó họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế nhất định đối với việc lựa chọn tên thương mại, chẳng hạn như: Tên thương mại không được là tên của các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tên thương mại của doanh nghiệp Việt Nam phải được viết bằng tiếng Việt và có thể bổ sung thêm bằng một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn… Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện theo quy

định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự kiện sử dụng tên thương mại, không phụ thuộc tên thương mại đó có được đăng ký hay không. Tên thương mại tại Việt Nam được bảo hộ theo nguyên tắc “sự thật” [13]. Tên thương mại phải thể hiện đúng loại hình tổ chức kinh doanh, phạm vi trách nhiệm pháp lý của các chủ thể sử dụng tên thương mại đó. Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ nhân tên thương mại đó. Những văn bản pháp luật này quy định cụ thể về các quyền của chủ sở hữu tên thương mại, các hành vi vi phạm, các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


2.1. Thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ lâu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các tác giả sáng tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp, của các chủ sở hữu các đối tượng đó mà còn là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nơi, những khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển. Sở dĩ như vậy là vì các đối tượng sở hữu công nghiệp là sản phẩm của hoạt động sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất, kinh doanh, không chỉ là loại tài sản có giá trị lớn mà còn tạo cho người sử dụng nó sức mạnh, ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, pháp luật các nước luôn quan tâm và có những quy định cụ thể đối với các đối tượng này.

Ở Việt Nam, cho đến nay, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, bảo hộ tên thương mại nói riêng đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Khung pháp lý quan trọng cho hoạt động bảo hộ tên thương mại giúp Việt Nam có thể hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới .

2.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Trước khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời, vấn đề bảo hộ tên thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 1997, Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng năm 1999, Nghị định số 63/CP quy định chi tiết về quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, tên thương mại chỉ được bảo hộ gián tiếp thông qua các quy định rải rác trong các văn bản này, do đó, hiệu quả của việc

bảo hộ tên thương mại không cao. Để hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại phù hợp với thực tiễn khu vực và thế giới trong tiến trình hội nhập, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Nghị định này là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định tương đối đầy đủ và chi tiết về bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Sau đó, Nhà nước ta đã hoàn thiện và ban hành một số văn bản pháp quy phạm luật khác liên quan đến bảo hộ tên thương mại như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005, đặc biệt, sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 tạo sự phát triển lớn trong bảo hộ tên thương mại, cụ thể: Chế độ pháp lý đối với tên thương mại ở Việt Nam đã hoàn thiện hơn một cách đáng kể, phù hợp hơn với thực tiễn, tương ứng với thông lệ của nhiều nước.

Theo quy định của các văn bản pháp luật nói trên, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói một cách khác, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự kiện sử dụng tên thương mại, mà không phụ thuộc vào việc tên thương mại đó có được đăng ký hay không. Bên cạnh đó, cần phân biệt việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và đăng ký kinh doanh là khác nhau. Việc đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc đối với mọi chủ thể có nhu cầu kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trong đó, tên thương mại là một trong những nội dung đăng ký kinh doanh. Còn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với một đối tượng nào đó là thủ tục bắt buộc (ví dụ: Đối với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022