đơn sớm nhất thì KDCN nêu trong đơn vẫn được coi là đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nếu tất cả những người nộp đơn đạt được thoả thuận về việc đứng tên người nộp đơn trong một đơn duy nhất trong số các đơn đó để được cấp một Bằng độc quyền KDCN (điểm 35.9 Thông tư 01/2007) và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN tại khoản 8 Điều 1 Sửa đổi, bổ sung điểm 35.9 của Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN như sau:
Đối với những đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được kết luận là đáp ứng các điều kiện bảo hộ, trước khi ra thông báo dự định cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm 15.7.a (iii) của Thông tư này, Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra để bảo đảm nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ theo các quy định sau đây:
a) Để kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, phải tiến hành tra cứu thông tin trong nguồn bắt buộc quy định tại điểm 35.4.b (iv) của Thông tư này.
b) Việc tra cứu là để tìm ra trường hợp có nhiều đơn (kể cả đơn đang được thẩm định) đăng ký các kiểu dáng công nghiệp của bộ phận sản phẩm và/hoặc sản phẩm trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau và xác định đơn có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất.
c) Nếu có nhiều đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b trên đây thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
d) Trong số các đơn thuộc trường hợp nêu tại điểm 35.9.b, nếu có nhiều đơn cùng có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm nhất thì Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có thể được cấp cho kiểu dáng công nghiệp của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì tất cả đối tượng tương ứng của các đơn đó đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.”
Nhìn chung, quy định về nguyên tắc chấp nhận đơn của Việt Nam về cơ bản là hợp lý và tương đồng với pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới.
* Quyền ưu tiên
Quyền ưu tiên là một quy định rất quan trọng trong vấn đề nộp đơn và chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ KDCN, đồng thời quyền này cũng liên quan đến nguyên tắc nộp đơn đầu tiên như đã nêu ở trên. Vấn đề về quyền ưu tiên được quy định rõ ràng trong pháp luật Việt Nam tại Điều 91 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009. Cụ thể, quyền ưu tiên được quy định trong pháp luật Việt Nam như sau:
Người nộp đơn đăng ký KDCN có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện như:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp
- Điều Kiện Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp
- Các Đối Tượng Không Được Pháp Luật Bảo Hộ Với Danh Nghĩa Là Kiểu Dáng Công Nghiệp
- Quyền Độc Quyền Sử Dụng Kiểu Dáng Công Nghiệp
- Nghĩa Vụ Của Chủ Sở Hữu Kiểu Dáng Công Nghiệp
- Thực Trạng Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
- Điều kiện thứ nhất: Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
- Điều kiện thứ hai: Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác như điều kiện thứ nhất cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác như điều kiện thứ nhất.
- Điều kiện thứ ba: Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điều kiện thứ nhất cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác như điều kiện thứ nhất.
- Điều kiện thứ tư: Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong một đơn đăng ký KDCN, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn. Đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Quyền ưu tiên là một trong các quy định then chốt tạo cơ sở thuận lợi cho công dân một nước nộp đơn xin bảo vệ quyền SHTT tại quốc gia khác. Tinh thần của quyền ưu tiên là: nếu một người có một KDCN muốn khai thác ở nhiều nước, do đó muốn được xác lập và bảo hộ quyền ở nhiều nước thì sau khi làm thủ tục nộp
đơn ở một nước (thường là nước xuất xứ), người đó được dành một thời gian để làm thủ tục ở các quốc gia khác với điều kiện nội dung đơn không thay đổi. Nếu đơn nộp sau được nộp trong thời hạn nói trên thì nước nhận được đơn sau sẽ coi đơn đó được nộp vào ngày sớm hơn tương ứng với ngày nộp đơn đầu tiên. Quy định về quyền ưu tiên trong pháp luật Việt Nam hiện hành là khá phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới và Công ước Paris (Điều 4). So với quy định trước đây tại Điều 17 Nghị định 63/CP, những quy định mới theo Luật SHTT 2005 và Nghị định 103/2006/NĐ-CP đã chứng tỏ sự hoàn thiện hơn khi loại bỏ trường hợp ưu tiên đối với “KDCN được trưng bày tại một triển lãm quốc tế tổ chức chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức tổ chức tại Việt Nam hoặc nước khác” (Điều 17 Nghị định 63/CP) và ghi nhận trường hợp này là trường hợp KDCN được coi là chưa bị mất tính mới trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày trưng bày (Điều 65 Luật SHTT). Quy định hiện hành phù hợp với pháp luật của nhiều nước và cũng tương thích với Công ước Paris, bởi lẽ tại Điều 4 và Điều 11 của Công ước cũng chỉ yêu cầu quốc gia thành viên dành sự bảo hộ tạm thời cho KDCN được trưng bày chứ không phải dành quyền ưu tiên.
* Thẩm định hình thức đơn
Trên cơ sở đơn đăng ký KDCN, Cục SHTT sẽ tiến hành công việc đầu tiên đó là kiểm tra về hình thức của đơn. Nếu đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu, Cục SHTT gửi cho người nộp đơn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nếu đơn không đủ điều kiện, Cục SHTT có thể yêu cầu người nộp đơn sửa chữa các thiếu sót hoặc từ chối chấp nhận đơn. Việc thẩm định hình thức đơn và đơn được coi là hợp lệ được quy định tại Điều 109 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009.Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định rất chi tiết các vấn đề khác như: đơn có nhiều đối tượng, việc sửa chữa thiếu sót của đơn, thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối chấp nhận đơn...Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục SHTT tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho việc sửa chữa, bổ sung tài liệu.
Có thể thấy, việc quy định về thẩm định hình thức đơn của pháp luật Việt Nam là khá chặt chẽ, chi tiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định về thủ tục này như một thủ tục bắt buộc, đặc biệt là đối với những nước theo hệ thống không thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký KDCN (như các nước Châu Âu: Anh, Đức, Italia, Pháp,...). Việc thẩm định hình thức đơn theo quy định của các nước đều là việc cơ quan SHTT tiến hành xem xét về mặt hình thức đối với đơn (kiểm tra các tài liệu trong đơn về số lượng, tài liệu, về một số thông tin bắt buộc, ngôn ngữ, trình bày,…). Việc chấp nhận đơn, sửa chữa, bổ sung, từ chối chấp nhận đơn của các nước cũng khá tương đồng với quy định của pháp luật Việt Nam. Công ước Paris, Hiệp định TRIPs và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về việc thẩm định hình thức đơn đăng ký KDCN, mà dành điều đó cho luật quốc gia quy định.
* Công bố đơn hợp lệ
Pháp luật Việt Nam quy định việc công bố đơn hợp lệ được tiến hành như sau (theo Điều 110 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009):
Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục SHTT công bố trên Công báo SHCN. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn. Đơn đăng ký KDCN được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố: Các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ, kể cả đối với đơn tách được công bố trên Công báo SHCN, gồm các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ (chuyển nhượng đơn, tách đơn, số đơn gốc của đơn tách...); bản tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có); bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN; mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ kèm theo; tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và tên sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng nêu trong đơn được công bố trên Công báo SHCN hoặc yêu cầu Cục SHTT cung cấp các thông tin đó và phải nộp phí cung cấp thông tin theo quy định.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Điều 9) có quy định yêu cầu
Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ bí mật các dữ liệu được đệ trình nhằm đảm bảo chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu. Việc bảo mật thông tin này cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 111 Luật SHTT: “Bảo mật đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi công bố”.
* Thẩm định nội dung đơn
Sau khi đơn đã hợp lệ về mặt hình thức, đơn sẽ tiếp tục được tiến hành thẩm định về mặt nội dung. Mục đích của việc này là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Pháp luật Việt Nam quy định việc thẩm định nội dung đơn rất rõ ràng tại Điều 114 Luật SHTT. Cụ thể như sau:
Việc thẩm định nội dung đơn được Cục SHTT tiến hành đối với đơn đăng kí KDCN đã được công nhận là hợp lệ và người nộp đơn nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định.
Việc xét nghiệm nội dung đơn đăng ký KDCN được quy định chi tiết tại điểm c khoản 2 Điều 119 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký KDCN là không quá 07 tháng tính từ ngày công bố đơn.
Nhìn chung, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về xét nghiệm nội dung đơn đăng ký KDCN là phù hợp với thông lệ của các nước theo hệ thống xét nghiệm nội dung.
* Văn bằng bảo hộ KDCN
Quyền SHCN đối với KDCN theo quy định của pháp luật Việt Nam được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (Cục SHTT). Văn bằng bảo hộ KDCN là Bằng độc quyền KDCN – văn bằng duy nhất của Nhà nước xác nhận quyền SHCN đối với KDCN.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục SHTT tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 118 của Luật SHTT. Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn
bằng bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục SHTT sửa chữa văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm 20.2 và điểm 18.2 của Thông tư 01/2007.
Nội dung của Văn bằng bảo hộ KDCN: Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu KDCN; tác giả KDCN; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ (khoản 1 Điều 92 Luật SHTT).
Văn bằng bảo hộ KDCN có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm và để gia hạn hiệu lực chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định của Chính phủ (Điều 93, Điều 94 Luật SHTT). Một trong các khác biệt cơ bản giữa quyền sở hữu tài sản và quyền SHTT là quyền SHTT chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định. Sau thời gian đó, quyền tương ứng sẽ chấm dứt. Mặc dù đối tượng của quyền SHTT đối với KDCN vẫn tồn tại nhưng quyền SHTT không tồn tại nữa. Kể từ khi quyền SHTT không tồn tại, đối tượng (tài sản) tương ứng trở thành của toàn xã hội. Đây là nguyên tắc then chốt của cơ chế bảo hộ KDCN nhằm khuyến khích việc tạo ra các quyền SHTT với xã hội. Như vậy, quy định của Việt Nam về thời hạn bảo hộ KDCN là tương đối thống nhất và hợp lý.
Như vậy, việc xác lập quyền sở hữu đối với KDCN trải qua nhiều giai đoạn từ khi tiếp nhận đơn đến khi cấp văn bằng bảo hộ. Toàn bộ quá trình trên được tóm lược trong sơ đồ sau:
Thẩm định nội dung đơn (không quá 7
tháng)
Trình tự cấp văn bằng bảo hộ
Tiếp nhận đơn
Thẩm định hình thức đơn
(1 tháng)
Công bố đơn (2 tháng)
Cấp văn bằng bảo hộ
2.2.2. Chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
Khác với quyền tác giả, quyền SHCN đối với KDCN không tồn tại mãi mà sẽ bị chấm dứt theo quy định của pháp luật. Quyền SHCN liên quan trực tiếp và quan hệ mật thiết đối với chủ sở hữu KDCN.Theo đó quyền SHCN đối với KDCN có thể bị chấm dứt khi hết thời hạn bảo hộ, chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ KDCN trước thời hạn hay văn bằng bảo hộ KDCN bị hủy bỏ. Cụ thể:
* Chấm dứt quyền SHCN khi hết thời hạn bảo hộ
Quyền SHCN đối với KDCN chỉ giới hạn trong một thời gian nhất định mà pháp luật cho phép. Tức là hiệu lực của văn bằng phụ thuộc vào số lần xin gia hạn của chủ sở hữu văn bằng. Đối với quyền SHCN với KDCN thì nếu sau 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ mà chủ văn bằng không nộp đơn xin gia hạn thì quyền này sẽ chấm dứt. Nếu gia hạn hiệu lực văn bằng thì tối đa sau 15 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, quyền SHCN của chủ văn bằng và quyền tác giả sẽ bị chấm dứt và KDCN sẽ thuộc về công chúng.
* Chấm dứt hiệu lực của Văn bằng bảo hộ trước thời hạn:
- Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt giữa chừng khi (Điều 95 Luật SHTT):
+ Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền SHCN, cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ.
+ Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại mà không có người thừa kế hợp pháp.
* Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ KDCN (Điều 96 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009):
+ Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, KDCN, thiết kế bố trí, nhãn hiệu.
+ Đối tượng SHCN không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.
- Hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần khi có căn cứ để khẳng định rằng phần tương ứng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Khi bị hủy bỏ, hiệu lực của phần bị hủy bỏ coi như không phát sinh hiệu lực.
Trước đây, pháp luật không có quy định về quyền khiếu nại và khiếu kiện quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của cục SHTT tuy nhiên pháp luật hiện hành đã bổ sung quy định về quyền này cụ thể là: “Nếu không đồng ý với nội dung quyết định xử lý yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, người yêu cầu hoặc bên liên quan có quyền khiếu nại quyết định hoặc thông báo liên quan theo thủ tục quy định tại điểm 22 của Thông tư 01/2007”(khoản d điểm 21.3 Thông tư 01/2007). Quyết định chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo SHCN và được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về SHCN trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN
2.3.1. Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp
Khác với các loại tài sản hữu hình, quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp là một loại tài sản vô hình, chính vì vậy quyền chiếm hữu đối với KDCN hầu như không có ý nghĩa trên thực tế.Với tính chất là một loại tài sản vô hình, KDCN được coi là thuộc về người có quyền sở hữu nhờ sự tôn trọng các chuẩn mực xử sự trong cộng đồng người có tổ chức, các chuẩn mực mà pháp luật đặt ra cho người thứ ba. Chính vì vậy, trong trường hợp quyền sở hữu đối với KDCN bị vi phạm thì chủ thể có quyền đối với KDCN không thể kiện đòi lại tài sản mà chỉ có thể khiếu kiện, khiếu nại trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hưởng sự bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp mà mình sở hữu.
Quyền hưởng sự bảo hộ pháp lý đối với KDCN nói chung sẽ thuộc về người sáng tạo ra KDCN đó (trong trường hợp này người sáng tạo đồng thời là chủ sở hữu). Tuy nhiên trong thực tế hai đối tượng này đôi khi không đồng nhất với nhau. Chẳng hạn như trong trường hợp KDCN được một người làm công tạo ra theo nhiệm vụ công việc của mình, thông thường pháp luật đa số các quốc gia sẽ quy định quyền được bảo hộ pháp lý KDCN thuộc về người chủ sử dụng lao động hay thuộc về người yêu cầu thực hiện KDCN đó. Hoặc trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp do một nhà thiết kế tự do sáng tạo thì việc thoả thuận giữa hai bên có thể dẫn đến việc chuyển giao KDCN, khi đó bên được chuyển giao sẽ là chủ sở hữu KDCN khi họ đã chi trả cho bên sáng tạo các khoản thù lao tương ứng.