ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THANH MAI
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP QUYỀN ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự
Mã số: 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thanh Mai
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 5
1.1. Khái quát về kiểu dáng công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm kiểu dáng công nghiệp 5
1.1.2. Phân loại kiểu dáng công nghiệp 8
1.1.3. Mối quan hệ giữa kiểu dáng công nghiệp và sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả, 10
1.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 11
1.1.5. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 14
1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo các Điều ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia 15
1.2.1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo
các Điều ước quốc tế 15
1.2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật của một số quốc gia 19
1.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 29
1.3.1. Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 29
1.3.2. Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ 2005 32
Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 39
2.1. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 39
2.1.1. Tính mới 39
2.1.2. Tính sáng tạo 43
2.1.3. Khả năng áp dụng công nghiệp 43
2.1.4. Các đối tượng không được pháp luật bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp 45
2.2. Xác lập và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp 46
2.2.1. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 46
2.2.2. Chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp. 56
2.3. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN 57
2.3.1. Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp 57
2.3.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp 66
2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 66
2.4.1. Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 67
2.4.2. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp 70
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 79
3.1. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng
công nghiệp ở Việt Nam 79
3.1.1. Tình hình đăng ký, khiếu nại về KDCN 79
3.1.2. Sử dụng, khai thác quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN 83
3.1.3. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN 86
3.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp 92
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự nước CHXHCN Việt Nam | |
Công ước Paris | Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp |
ĐƯQT | Điều ước quốc tế |
EU | Liên minh châu Âu |
GATT | Hiệp định chung về thuế quan và thương mại |
Hiệp ước Locarno | Hiệp ước Locarno về thiết lập Phân loại quốc tế đối với KDCN năm 1968 |
KDCN | Kiểu dáng công nghiệp |
Luật SHTT 2005 | Luật sở hữu trí tuệ nước CHXHCN Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 |
MFN | Nguyên tắcđối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation) |
NT | Nguyên tắcđối xử quốc gia (National Treatment) |
SHCN | Sở hữu công nghiệp |
SHTT | Sở hữu trí tuệ |
Thỏa ước Lahay | Thỏa ước Lahay về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp được thông qua trong khuôn khổ Công ước Paris ngày 6/11/1925 và có hiệu lực từ ngày 01/06/1928, Thỏa ước đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần, hai văn kiện của Thỏa ước hiện có hiệu lực là: Văn kiện London 1934 và Văn kiện Lahay 1960, trong phạm vi luận văn chỉ tập trung nghiên cứu Văn kiện Lahay 1960 |
TRIPs | Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ |
WTO | Tổ chức thương mại thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp theo pháp luật Việt Nam - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Kiểu Dáng Công Nghiệp Và Sáng Chế, Nhãn Hiệu, Quyền Tác Giả,
- Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng Công Nghiệp Theo Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đơn đăng ký KDCN đã được nộp từ 1988 đến 2012 80
Bảng 3.2. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được cấp từ 1989 đến 2012 81
Bảng 3.3. Giải quyết khiếu nại về SHCN 83
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểu dáng công nghiệp là một đối tượng quan trọng trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến khía cạnh mỹ thuật, hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Chính hình dáng bên ngoài đó làm cho sản phẩm thu hút và hấp dẫn đối với người tiêu dùng và sự hấp dẫn trực quan là yếu tố chính mà người tiêu dùng cân nhắc trong việc lựa chọn sản phẩm khi mua sắm hàng hóa. Kiểu dáng công nghiệp cũng giúp cho các công ty phân biệt sản phẩm của các đối tượng cạnh tranh trên thị trường và cải thiện, nâng cao hình ảnh sản phẩm của họ. Cũng trong tình trạng như đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp cũng ngày càng phức tạp và phổ biến hơn. Việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Mục đích của việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là để giải quyết hiệu quả các vụ việc cụ thể trong công tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Vấn đề bảo hộ quyền SHCN nói chung và bảo hộ KDCN nói riêng vẫn không ngừng vận động và phát triển cùng với hoạt động giao lưu thương mại quốc tế theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ. Bảo hộ SHCN không chỉ mang ý nghĩa riêng lẻ đối với từng quốc gia mà còn mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại. Khi nhu cầu hội nhập là vấn đề mang tính tất yếu khách quan, kinh tế tri thức chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế toàn cầu thì việc bảo hộ SHCN càng trở nên bức thiết đối với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là Việt Nam.
Trong sự vận động và phát triển của xã hội, KDCN có vai trò to lớn, phục vụ ngày càng tốt và hoàn hảo hơn cho nhu cầu của con người. Xã hội càng phát triển cao, thẩm mỹ và nhu cầu của con người về kiểu dáng càng đòi hỏi khắt khe và tinh vi hơn, các nhà sản xuất phải làm sao cho sản phẩm của mình mới lạ, hấp dẫn và chất lượng.