Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Bmkd 48730

động trực tiếp quản lý và áp dụng thông tin bí mật vào quá trình sản xuất kinh doanh; … Ngoài những chủ thể này ra, bất kỳ ai sử dụng BMKD mà không có căn cứ hợp pháp đều bị coi là chủ thể xâm phạm BMKD. Do đó các hành vi như sử dụng BMKD mà không được phép của chủ sở hữu; sử dụng BMKD do mình tiếp cận, thu thập một cách bất hợp pháp; sử dụng BMKD dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết BMKD đó do người khác thu được bằng các hình thức bất hợp pháp đều là hành vi xâm phạm BMKD dưới dạng sử dụng BMKD bất hợp pháp. Những hành vi này đều trái với ý muốn của chủ sở hữu BMKD, nhằm gây thiệt hại cho chủ sở hữu và đều mang lỗi cố ý dù biết rõ nếu sử dụng BMKD đó là vi phạm pháp luật.

Chủ thể của hành vi sử dụng BMKD bất hợp pháp chắc chắn phải là các thương nhân, các doanh nghiệp muốn tạo ra lợi thế kinh doanh cho mình nhưng lại không thông qua con đường hợp pháp. Họ đã đi ngược lại tập quán trung thực trong hoạt động thương mại, phá vỡ các chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình bằng mọi giá. Đây cũng là một biểu hiện của mặt trái của nền kinh tế thị trường. Chủ thể vi phạm này thường là bạn làm ăn của công ty, đối thủ cạnh tranh hay bất kỳ người nào biết hoặc có nghĩa vụ phải biết BMKD đó do người khác thu thập bất hợp pháp mà vẫn cố tình sử dụng.

Tuy nhiên, sự độc quyền sử dụng của chủ sở hữu đối với BMKD chỉ là tương đối, có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu hay người được chủ sở hữu cho phép được sử dụng BMKD nếu biết được BMKD trên cơ sở các căn cứ hợp pháp thì vẫn có quyền sử dụng. Đó là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật SHTT và mục c khoản 3 Điều 125 – Luật SHTT (hành vi sử dụng dữ liệu bí mật của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyền trong các hoạt động phi thương mại sẽ không bị coi là hành vi bất hợp pháp).

2.5.1.2 Phương thức xác định hành vi xâm phạm BMKD

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để bảo vệ các quyền về sở hữu trí tuệ, chúng ta phải xác định được hành vi xâm phạm. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, BMKD nói riêng thường ở dạng ngăn cản quyền sử dụng bình thường của chủ sở hữu và việc xác định các hành vi này rất phức tạp. Do cấu trúc quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ phức tạp, đan xen, có yếu tố thuộc độc quyền của chủ sở hữu có yếu tố thuộc quyền sử dụng của chủ thể khác, có những giới hạn của chủ thể quyền đối với tài sản trí tuệ của mình (đối với BMKD việc hạn chế quyền của chủ sở hữu được quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật SHTT) nên việc xác định hành vi xâm phạm rất khó khăn.

Để xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, theo Điều 5 Nghị định 105, chúng ta cần phải dựa vào các yếu tố sau đây: đối tượng bị xem xét có phải là BMKD không, tức là có đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không; có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 125 – Luật SHTT; hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Về yếu tố đầu tiên, muốn biết đối tượng bị xem xét có thuộc các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không, có phải là BMKD đang được bảo hộ không, chúng ta phải dựa vào các căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ. Theo quy định tại Điều 6 – Nghị định 105, đối với BMKD, đối tượng được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của BMKD và thuyết minh, mô tả về biện pháp bảo mật tương ứng, trong đó việc chứng minh chủ thể quyền có áp dụng biện pháp bảo mật cần thiết hay không có giá trị rất quan trọng trong việc để cho một BMKD được bảo hộ. BMKD là thông tin cho nên nó được chứa đựng trong các tài liệu dưới dạng tập hợp các ký tự, ký hiệu hoặc công thức… Nếu xác định được tài

liệu chứa đựng thông tin là BMKD đang được áp dụng các biện pháp bảo mật bị xâm phạm thì đó chính là BMKD, đối tượng đang được bảo hộ.

Để xác định được hành vi xâm phạm BMKD, cần xác định được có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét hay không. Yếu tố xâm phạm là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm. Đối với BMKD thì Nghị định 105 không quy định yếu tố xâm phạm quyền đối với BMKD nhưng dựa vào phạm vi bảo hộ của chủ sở hữu ta có thể hiểu các yếu tố xâm phạm đó là yếu tố được tạo ra từ hành vi tiếp cận, thu thập thông tin BMKD bất hợp pháp, bộc lộ BMKD bất hợp pháp, sử dụng BMKD bất hợp pháp. Ví dụ như có bản sao tài liệu thể hiện nội dung, bản chất của BMKD, có hành vi chống lại các biện pháp bảo mật, có sản phẩm được sản xuất ra do áp dụng BMKD một cách bất hợp pháp…

Về yếu tố địa điểm, hành vi xâm phạm BMKD phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Như vậy, khi xác định được các yếu tố nói trên, chúng ta có thể xác định được hành vi xâm phạm BMKD. Và khi đã xác định được hành vi xâm phạm BMKD, chủ thể quyền chỉ còn việc yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2.5.2 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 11

Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nhà nước và chủ văn bằng sở hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này. Đặc trưng của các sản phẩm trí tuệ là dễ bị xâm phạm, để bảo vệ chúng, pháp luật quy định

nhiều phương thức như là quyền tự bảo vệ, xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự, xử lý hành vi xâm phạm bằng các biện pháp khác.

Riêng đối với BMKD, do có đặc thù là tính bí mật nên việc chủ động bảo vệ tính bí mật của chủ sở hữu có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy mà việc tự bảo vệ là phương thức cơ bản đầu tiên mà chủ sở hữu BMKD ưu tiên áp dụng.

Tự bảo vệ BMKD là việc chủ thể quyền đối với BMKD áp dụng mọi biện pháp, cách thức cần thiết để bảo vệ BMKD đó chống lại các hành vi xâm phạm từ phía các chủ thể khác. Tự bảo vệ BMKD trước hết xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của chủ thể quyền trong việc bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra, tự bảo vệ BMKD còn là một trong những điều kiện để bí mật đó được pháp luật bảo hộ.

Luật SHTT quy định quyền tự bảo vệ trước hết cho chủ thể quyền tại khoản 1Điều 198 như sau:

“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Chủ thể quyền một mặt có quyền bảo vệ BMKD của mình bằng các biện pháp công nghệ cần thiết; mặt khác khi có hành vi xâm phạm BMKD xảy ra, việc đầu tiên chủ thể quyền có thể làm là yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm BMKD phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc cải chính, xin lỗi công khai hoặc bồi thường thiệt hại. Yêu cầu của chủ thể quyền phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu việc thực hiện quyền yêu cầu không có hiệu quả thì chủ thể có thể thực hiện quyền tiếp theo để tự bảo vệ BMKD của mình là đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm hoặc có thể đưa vụ việc ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài yêu cầu giải quyết trên cơ sở có đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 198 cũng cho phép các tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền tự bảo vệ của mình. Theo đó, nếu tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm đó theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới BMKD có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 – Luật SHTT và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Tuy còn một số hạn chế như việc liệt kê các quyền tự bảo vệ là chưa đầy đủ (mục a khoản 1 Điều 198), một số quyền về tự bảo vệ lại mang bản chất của biện pháp hành chính (mục c khoản 1 Điều 198) nhưng những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về quyền tự bảo vệ như trên là tương đối chặt chẽ, đảm bảo cho chủ thể quyền thực hiện được tối đa các quyền để tự bảo vệ BMKD của mình.

Như vậy, bên cạnh tác dụng ngăn chặn các hành vi xâm phạm, quyền tự bảo vệ còn là một phương thức hữu hiệu có ý nghĩa trong việc bảo vệ một cách nhanh chóng kịp thời các BMKD, hạn chế được tối đa các thiệt hại xảy ra khi có hành vi xâm phạm. Đây cũng là ưu điểm của phương thức này so với các phương thức khác, chính vì vậy mà nó được các chủ sở hữu BMKD tích cực, ưu tiên thực hiện.


Ngoài quyền tự bảo vệ, pháp luật sở hữu trí tuệ còn quy định những biện pháp bảo vệ BMKD mạnh hơn đó là biện pháp dân sự và các biện pháp khác. Nếu như quyền tự bảo vệ có tác dụng chính là để ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các quyền dân sự của chủ thể quyền thì biện pháp dân sự và các biện pháp khác nói trên là để xử lý các hành vi xâm phạm đã xảy ra nhằm bảo vệ quyền cho chủ sở hữu.


2.5.2.1 Biện pháp dân sự


Khi có vi phạm quyền đối với bí mật kinh doanh thì có ba cách giải quyết là sử dụng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Người ta chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự. Việc lựa chọn biện pháp xử lý này là do bí mật kinh doanh khi bị bộc lộ thì ít ảnh hưởng tới người tiêu dùng và xã hội, mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó.

Xuất phát từ các quyền dân sự đối với BMKD, pháp luật có quy định phương thức xử lý các hành vi xâm phạm BMKD bằng biện pháp dân sự (các chế tài dân sự).


Việc xử lý hành vi xâm phạm BMKD bằng cách áp dụng biện pháp dân sự bắt đầu từ việc chủ thể bị xâm phạm nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm lên tòa án có thẩm quyền giải quyết. Người có quyền nộp đơn yêu cầu xử lý

vi phạm là chủ sở hữu hợp pháp BMKD hoặc chủ thể khác được phép sử dụng BMKD hoặc người có nghĩa vụ quản lý và bảo mật cho BMKD.

Về thẩm quyền giải quyết của tòa án, theo quy định tại Điều 25 và 29 – Luật TTDS 2004, tòa án có thẩm quyển giải quyết những tranh chấp dân sự về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và những tranh chấp kinh doanh, thương mại về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Theo khoản 1 Điều 34 Luật TTDS quy định, những tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, Điều 35 quy định, tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi cư trú, làm việc của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn là cá nhân hoặc tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.

Về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự, kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm, nguyên đơn cần phải nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ, hiện vật để chứng minh cho các yêu cầu của mình (Điều 203 - Luật SHTT đã được quy định chi tiết tại các Điều 23, 24, 25 - Nghị định 105). Theo đó, chủ sở hữu khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án phải nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh mình là chủ thể quyền và các chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền bao gồm:

Một là: tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với BMKD. Do BMKD căn cứ xác lập quyền không phải là các văn bằng bảo hộ nên tài liệu chứng minh chủ thể quyền là do doanh nghiệp tự lập nên, bao gồm: tài liệu gốc chứa đựng nội dung của BMKD, bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải có các tài liệu, chứng cứ

chứng minh các thông tin liên quan đến bí quyết kỹ thuật (các know-how) hay bí mật về thương mại (phương án sản xuất, kinh doanh, danh sách khách hàng…) là do doanh nghiệp tạo dựng lên bằng công sức và chi phí của mình đang mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ và hiện đang được doanh nghiệp bảo mật bằng những biện pháp cần thiết. Nếu BMKD có được là do chuyển giao thì người nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm BMKD phải nộp cho tòa án bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu BMKD hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu BMKD, hợp đồng sử dụng BMKD hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng BMKD, văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa BMKD.

Hai là, tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm BMKD (yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm BMKD) bao gồm: bản gốc hoặc bản sao tài liệu mô tả BMKD mà bên vi phạm có được một cách bất hợp pháp, các vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ xâm phạm, bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm làm ra do áp dụng BMKD trái pháp luật với sản phẩm do chủ thể quyền áp dụng BMKD tạo ra; biên bản, lời khai hay tài liệu khác nhằm chứng minh cho hành vi xâm phạm… Các tài liệu, hiện vật trên đây phải lập thành danh mục và bảo đảm tính pháp lý, trung thực của từng tài liệu, chứng cứ, để tránh trường hợp lợi dụng quyền yêu cầu xử lý xâm phạm nhằm mục đích không lành mạnh, gây thiệt hại cho tổ chức, doanh nghiệp khác.

Ba là, tài liệu, chứng cứ chứng minh về thiệt hại do hành vi xâm phạm của nguyên đơn gây nên.

Các cơ quan có thẩm quyền hay tòa án không có trách nhiệm phải tìm các chứng cứ, mà đó là nghĩa vụ của doanh nghiệp, chủ sở hữu BMKD.

Về các biện pháp dân sự (các chế tài dân sự), khi xét xử tòa án có thể áp dụng các chế tài dân sự để xử lý các chủ thể xâm phạm BMKD như

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí