Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 12

buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm BMKD với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu. (Điều 202 – Luật SHTT).

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm là tổng hợp những biện pháp, cách thức tác động vào người có hành vi xâm phạm BMKD nhằm chấm dứt hành vi xâm phạm đó. Biện pháp này luôn được ưu tiên áp dụng đối với những hành vi xâm phạm về tài sản nhằm chấm dứt hành vi đó, hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu.


Tòa án quyết định buộc người có hành vi xâm phạm BMKD phải xin lỗi, cải chính công khai, nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng cho chủ thể quyền BMKD bị xâm phạm. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện việc xin lỗi, cải chính đó mà thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau về nội dung, cách thức thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện thì tòa án căn cứ vào tính chất hành vi xâm phạm và mức độ, hậu quả do hành vi đó gây ra quyết định về nội dung, thời lượng xin lỗi, cải chính công khai và chi phí thực hiện. Việc xin lỗi, cải chính công khai có thể được thực hiện trực tiếp tại nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại hoặc đăng công khai trên báo hằng ngày của cơ quan trung ương, báo địa phương nơi có địa chỉ chính của người bị thiệt hại trong ba số liên tiếp.

Việc gây thiệt hại do hành vi xâm phạm BMKD là một căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự. Do đó, khi xác định có hành vi xâm phạm BMKD, tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự ở đây có thể là công việc phải làm như giao tài liệu, giao vật, trả tiền…


Buộc bồi thường thiệt hại là một chế tài dân sự hay được áp dụng nhất trong các vụ xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây là việc xâm phạm BMKD và gây thiệt hại. Buộc bồi thường thiệt hại là chế tài dân sự có thể bù đắp một cách tốt nhất những thiệt hại gây ra cho chủ thể quyền BMKD bởi hành vi xâm phạm. BMKD khi bị xâm phạm có thể gây ra tổn thất rất lớn cho chủ sở hữu do đó mức bồi thường thiệt hại cũng có thể rất lớn.


Khi xâm phạm BMKD, người xâm phạm có thể có những nguyên liệu, vật liệu hoặc phương tiện nhất định để sản xuất, kinh doanh hàng hóa mà họ làm ra. Tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện đó với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu. Chế tài này giúp cho việc xử lý hành vi xâm phạm BMKD một cách triệt để, vừa bảo vệ được tối đa quyền của chủ thể quyền vừa không gây lãng phí, đem lại lợi ích nhất định cho xã hội.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong số các biện pháp trên, biện pháp buộc bồi thường thiệt hại là khó thực hiện nhất vì đặc trưng về tính giá trị của thông tin bí mật là khó định lượng dẫn đến việc xác định một mức bồi thường tương xứng không phải là dễ. Chính vì vậy mà pháp luật đưa ra nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ

xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm BMKD và một số quy định nhằm giúp đỡ các bên đương sự có thể tự thương lượng hoặc giúp Thẩm phán có thể ấn định một mức bồi thường thiệt hại thỏa đáng nhất.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 12

Về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm BMKD, thiệt hại được xác định cho chủ thể quyền sở hữu đối với BMKD là các tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra:

Thiệt hại vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;

Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất mát về giá trị tính được thành tiền của BMKD. Giá trị tính được thành tiền có thể là giá chuyển nhượng quyền sở hữu, giá chuyển giao quyền sử dụng BMKD hoặc giá trị góp vốn kinh doanh bằng quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD, …

Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận có thể xác định trên cơ sở so sánh thực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm hoặc so sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, …

Tổn thất về cơ hội kinh doanh có thể là khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp BMKD, khả năng thực tế cho người khác sử dụng BMKD, khả năng thực tế chuyển nhượng BMKD, …

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại gồm chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi; chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí hợp lý để thuê các dịch vụ giám định, … (Điều 204 – Luật SHTT).

Tổn thất về tinh thần là tổn thất về danh tiếng, uy tín của chủ sở hữu, doanh nghiệp sử dụng BMKD. Khi BMKD bị xâm phạm, danh tiếng, uy tín

của chủ sở hữu, doanh nghiệp sử dụng BMKD đó chắc chắn có bị ảnh hưởng. BMKD là tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp, đem lại lợi thế cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nhờ có BMKD mà có danh tiếng và uy tín trên thị trường. Nay BMKD bị xâm phạm, người tiêu dùng, khách hàng, bạn hàng của doanh nghiệp có thể không ưa chuộng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nữa vì cho rằng doanh nghiệp không còn gì nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Bí mật không còn giữ được có nghĩa là các doanh nghiệp khác cũng có thể có bí quyết đó, có khi họ còn cải tiến để nó tiến bộ hơn BMKD cũ. Điều này ảnh hưởng đến vai trò, uy tín của doanh nghiệp trước công chúng. Đấy chính là tổn thất về tinh thần của chủ sở hữu, của doanh nghiệp khi có hành vi xâm phạm BMKD của họ.

Về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHCN đối với BMKD.

Thông thường các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm: yếu tố lỗi của chủ thể hành vi, hành vi xâm phạm, thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và thiệt hại đó. Trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý hành vi xâm phạm BMKD, nó quyết định việc bảo vệ của pháp luật đối với đối tượng là BMKD có triệt để hay không. Luật SHTT tại Điều 205 đã có quy định cụ thể về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT trong đó có BMKD, theo đó,

Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm BMKD đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu tòa án quyết định mức bồi thường thiệt hại theo một trong các căn cứ sau: Tổng bồi thường thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với BMKD, nếu khoản lợi nhuận giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

Giá chuyển giao quyền sử dụng BMKD với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng chuyển nhượng BMKD trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện. Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ nói trên thì mức thiệt hại về vật chất do tòa án định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá 500 triệu đồng.

Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm BMKD gây thiệt hại cho danh tiếng của mình thì có quyền yêu cầu tòa án quyết định mức bồi thường thiệt hại từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại (khoản 2 Điều 205 Luật SHTT).

Ngoài các khoản bồi thường thiệt hại nói trên, chủ thể quyền đối với BMKD còn có quyền yêu cầu tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHCN phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

Bên cạnh các chế tài dân sự vừa nêu, pháp luật SHTT còn quy định quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho chủ thể quyền BMKD. Khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện nếu thấy tình hình đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền BMKD hoặc thấy hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm BMKD hay chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm có nguy cơ bị tẩu tán, bị tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời thì chủ thể quyền SHCN đối với BMKD có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (khoản 1 Điều 206). Như vậy việc tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp trên cũng là một biện pháp dân sự hữu hiệu để kết hợp cùng với các biện pháp khác xử lý hành vi xâm phạm BMKD. Theo đó, tòa án có thể áp dụng các biện pháp như thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấm dịch chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN đối với BMKD (khoản 1 Điều 207 Luật SHTT). Người yêu cầu áp dụng biện

pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ chứng minh quyền yêu cầu của mình bằng các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền đối với BMKD đang bị xâm phạm. Nếu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được tòa án kết luận là không xâm phạm BMKD thì được người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bồi thường thiệt hại. Đây cũng là nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, để đảm bảo cho nghĩa vụ này thì người yêu cầu phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay tối thiểu 20 triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hóa đó hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

Khi người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chứng minh được việc áp dụng biện pháp đó không có căn cứ xác đáng thì đương nhiên tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng. Quyết định hủy bỏ này cũng được tòa án ban hành khi người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ việc áp dụng đó hoặc khi người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản là hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm BMKD hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm.

2.5.2.2 Các biện pháp khác

Khi có hành vi xâm phạm BMKD xảy ra, nếu chỉ có một biện pháp là biện pháp dân sự để xử lý thì chưa đủ. Trong một số trường hợp nhất định, việc áp dụng biện pháp dân sự lại không xử lý được hoặc xử lý không triệt để hành vi xâm phạm BMKD. Chính vì vậy, tuy biện pháp dân sự có nhiều ưu điểm trong việc xử lý các hành vi xâm phạm tài sản thuộc lĩnh vực SHTT nhưng bên cạnh nó pháp luật vẫn phải có thêm các biện pháp khác để áp dụng cho phù hợp với từng trường hợp vi phạm cụ thể, bảo vệ tốt nhất các đối tượng SHTT. Theo Điều 199 – Luật SHTT thì ngoài biện pháp dân sự, tổ

chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự hoặc biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ…

Thứ nhất, về biện pháp hành chính, việc áp dụng các biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm BMKD được thực hiện trong các trường hợp nhất định, đó là: Thứ nhất, trong một số trường hợp, hành vi xâm phạm BMKD cũng là hành vi xâm phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về SHTT nên việc xử lý vi phạm chỉ bằng biện pháp dân sự sẽ không đủ để khắc phục được những thiệt hại mà hành vi xâm phạm gây ra cho nhà nước, người tiêu dùng và xã hội; Thứ hai, việc thực hiện một số hành vi xâm phạm BMKD chưa hẳn đã gây thiệt hại cho chủ sở hữu ngay lập tức như: hành vi đang tiếp cận thu thập thông tin BMKD bằng cách chống lại những biện pháp bảo mật của người kiểm soát thông tin, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – đối với những dạng hành vi xâm phạm mang tính chất ít nghiêm trọng hoặc vi phạm có nhiều tình tiết giảm nhẹ hoặc người thực hiện hành vi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì việc xử lý bằng biện pháp hành chính là hợp lý nhất; Thứ ba, biện pháp xử phạt hành chính còn đảm bảo được tính chất răn đe, giáo dục góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật cho mọi người.

Luật SHTT đã quy định hành vi xâm phạm BMKD có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với BMKD gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội (Khoản 1 Điều 211). Tại Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có BMKD bị xử phạt hành chính được bổ sung thêm hành vi “xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu” , đồng thời bỏ quy định về hành vi “Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo

bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó. Như vậy, với quy định mới này, chỉ cần một tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu đã có thể bị xử phạt hành chính mà không cần chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải có bất kỳ khuyến cáo nào từ chủ thể mang quyền hay chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ.

Ngoài các hành vi trên, hành vi xâm phạm nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm cũng có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính, bao gồm: Hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật của công chức nhà nước có thẩm quyền khi người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm có yêu cầu bảo mật; Hành vi cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm cho người nộp đơn muộn mà không được phép của người nộp đơn đầu tiên (Điều 128 – Luật SHTT). Hành vi bộc lộ kết quả giám định, các thông tin, tài liệu giám định của những người giám định cũng có thể bị xử lý bằng các biện pháp hành chính (mục e khoản 4 Điều 44 Nghị định 105). Theo quy định tại Điều 211.3 – Luật SHTT: “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHTT thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”. Quy định này nhằm bù đắp những thiếu sót cho pháp luật về SHTT trong việc quy định và liệt kê những hành vi xâm phạm BMKD.

Sau khi phát hiện thấy có hành vi xâm phạm BMKD, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm đó. Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 198 – Luật SHTT thì các chủ thể không phải là chủ thể quyền đối với BMKD cũng có quyền yêu cầu xử lý bằng các biện pháp hành chính đó là: tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với BMKD gây thiệt hại

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí