Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 17


và hiệu quả trong hoạt động giải quyết khiếu nại ở cấp Cục SHTT, và sẽ hạn chế được tình trạng khiếu nại vượt cấp, gây mất thời gian, công sức và tiền của chủ thể khiếu nại và các cơ quan giải quyết khiếu nại. Giải quyết được điều này chính là một bước trong tiến trình cải cách hành chính tại các cơ quan nhà nước của Việt Nam hiện nay.

3.3.4. Thành lập Toà án chuyên trách về sở hữu trí tuệ


Ý nghĩa, vai trò của Toà án trong việc bảo hộ quyền SHTT nói chung và quyền nhãn hiệu nói riêng là không điều không còn bàn cãi. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của các vụ việc liên quan đến SHTT không giống với các vụ việc thông thường nên cần phải có sự chuyên môn hoá trong hệ thống toà án của Việt Nam. Thực tế, kể từ khi toà án được xác định là một cơ quan thực thi trong lĩnh vực SHTT, hiệu quả hoạt động của cơ quan này rất mờ nhạt. Có rất nhiều lý do giải thích cho hiện tượng, tuy nhiên, theo chúng tôi, lý do chính là do hệ thống toà án hiện hành không phải là toà án được tổ chức và thành lập theo mô hình toà án chuyên trách. Chỉ khi nào có được toà án chuyên trách riêng trong lĩnh vực SHTT, thì khi đó hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng con đường toà án mới có thể phát huy được tác dụng. Đây là mô hình các quốc gia Châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Nhật… áp dụng rất thành công. Bởi vậy, theo chúng tôi, trong một tương lại gần Việt Nam cần xây dựng toà án chuyên trách về lĩnh vực SHTT.


KẾT LUẬN


Pháp luật của Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu là một vấn đề khá mới và phức tạp bởi sự đan xen giữa nhiều hệ thống pháp luật: pháp luật riêng của mỗi quốc gia thành viên của liên minh; pháp luật chung của cộng đồng; và các điều ước quốc tế đa phương liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu. Mặc dù không thể làm sáng tỏ và thấu đáo mọi vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu, nhưng luận văn đã khái quát một cách tổng thể và có hệ thống pháp luật của Liên minh châu Âu về bảo hộ nhãn hiệu, từ nguồn luật điều chỉnh, các khái niệm, định nghĩa về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu, cơ chế và cách thức xác lập và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu cho đến việc là rõ một số điểm cơ bản về hệ thống Toà án NHCĐ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền của chủ sở hữu NHCĐ, trong đó tập trung làm rõ được tính phân biệt của nhãn hiệu theo quy định hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ.

Đặc thù của hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ được xây dựng và xoay quanh hai phạm trù cơ bản đó là “Cơ sở từ chối tuyệt đối” và “Cơ sở từ chối tương đối”. Đây là hai phạm lõi của hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ. Hai phạm trù này xuyên xuốt toàn bộ hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ và liên quan đến hầu hết các chế định bảo hộ NHCĐ như tiêu chuẩn bảo hộ, căn cứ phản đối, căn cứ huỷ bỏ quyền đối với NHCĐ và thẩm quyền của Toà án NHCĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Không giống như hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, chế độ xét nghiệm nội dung NHCĐ là dựa trên chế độ xét nghiệm các đơn phản đối do bên thứ ba tiến hành. OHIM – cơ quan quản lý đăng ký NHCĐ không tự động xét nghiệm nội dung đơn. Đơn yêu cầu đăng ký NHCĐ chỉ được xét nghiệm về mặt nội dung để xác định liệu hay không NHCĐ có tương tự gây nhầm lẫn hoặc xung đột với nhãn hiệu có trước chỉ trên cơ sở đơn yêu cầu phản đối, và chỉ trong phạm vi yêu cầu phản đối nêu ra mà thôi. Nếu không có phản đối từ chủ sở hữu nhãn hiệu có trước (bên thứ ba) được nộp trong thời hạn quy định, NHCĐ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ. Bởi vậy, về mặt lý thuyết, ngay cả khi NHCĐ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ, vẫn không thể đảm bảo NHCĐ là không có sự xung đột với nhãn hiệu có trước. Nguy cơ NHCĐ bị yêu cầu tuyên bố vô hiệu


Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu - 17

sau khi được đăng ký, vì thế, vẫn rất lớn. Điều đó, đòi hỏi chủ sở hữu NHCĐ phải luôn sẵn sàng đối mặt với các tranh chấp, xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời hiệu 5 năm kể từ ngày được đăng ký.

Tiêu chuẩn về đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu theo hệ thống pháp luật về bảo hộ NHCĐ là “rất mở”, có tính khái quát cao, nhưng rất chặt chẽ, thống nhất và lô gíc. Từ các quy định cho đến các án lệ đều khẳng định “Bất cứ một dấu hiệu nào cũng có thể đăng ký trở thành NHCĐ miễn là dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt”. Ngược lại, so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam rất chi tiết nhưng không chặt chẽ và không lô gíc.

Khả năng phân biệt của NHCĐ vẫn tồn tại ngay cả khi mà theo Luật SHTT Việt Nam sẽ không được bảo hộ như trường hợp nhãn hiệu là một kết hợp của các dấu hiệu mang tính mô tả miễn là một kết hợp như vậy có thể mang nhiều hàm nghĩa khác nhau và quan trọng là hàm nghĩa mô tả không ngay lập tức khiến người tiêu dùng liên tưởng đến tính chất, chất lượng và nguồn gốc của hàng hoá mang nhãn hiệu. Cũng vậy, đối với các nhãn hiệu là một hoặc hai chữ cái ghép lại cũng có khả năng phân biệt, ngoại trừ trường hợp là một chữ cái đơn thuần không có bất cứ một dấu hiệu khác lạ nào. Tương tự như vậy, các trường hợp còn lại cũng được coi là có khả năng phân biệt như nhãn hiệu là các từ chỉ nguồn gốc địa lý nếu không có sự liên tưởng giữa chỉ dẫn địa lý với hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu là dấu hiệu đã trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hiện tại và thương mại nếu nó không mang tính mô tả thông thường của hàng hoá.

Trình tự, thủ tục và cách thức giải quyết đơn phản đối, khiếu nại và huỷ bỏ quyền của chủ sở hữu theo pháp luật NHCĐ là rất chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan và công bằng.

Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ mang tính lý thuyết mà có tính thực tiễn rất cao, bởi quá trình nghiên cứu chúng tôi không chỉ nghiên cứu trên các quy định của luật thực định, mà phần lớn nghiên cứu qua các án lệ. Chính các án lệ


này đã làm sáng tỏ các quy định của pháp luật nhãn hiệu NHCĐ. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận văn, một mặt làm rõ hơn các quy định của pháp luật thành văn, mặt khác có giá trị soi chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu để tìm ra những điểm phù hợp và những điểm chưa phù hợp, và đồng thời là cơ sở lý luận cho việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT hiện hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Bộ luật Dân sự ngày 27/6/2005


2. Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15/6/2004


3. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005.


4. Luật Thương mại ngày 14/6/2005


5. Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996

6. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp.

7. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

8. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

9. Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

10. Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

11. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 2/7/2002


12. Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 3/5/2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) về hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP

Các tài liệu tham khảo khác


13. Cục Sở hữu trí tuệ (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, NXB Bộ Văn hóa thông tin, Hà Nội.

14. TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2001), Giáo trình Tư pháp Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội .

15. TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Tiếng Anh


16. Act No. 441/2003 on Trademarks of Czech Republic, in force from 1 April 2004 of Czech Republic.

17. Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (TRIPS Agreement).

18. Commission Regulation (EC) 216/96 of 5 February 1996 laying down the rules of procedure of the Boards of Appeal of the Office for Harmonization in the Internal Market (Trade Marks and Designs).

19. Commission Regulation (EC) No 1041/2005 of 29 June 2005 amending Regulation (EC) No 2868/95 implementing Council Regulation (EC) No 40/94 on the Community trade mark.

20. Commission Regulation (EC) No 2868/95 of 13 December 1995 implementing Council Regulation (EC) No 40/94 on the Community trade mark.

21. Convention on Jurisdiction and the Enforcement of Judgements in Civil and Commercial Matters, signed in Brussels on 27 September 1968.

22. Council Regulation (EC) No 40/94 of 20 December 1993 on the Community trade mark.

23. Court of First Instance (2000), Case R 0422/1999-1. http://oami.europa.eu/legaldocs/boa/1999/DE/R0422_1999-1.pdf

24. Court of First Instance (2001), Case No. 2309/2001.


http://oami.europa.eu/en/mark/aspects/ecjcases.htm


25. Court of First Instance (2002), Case R 67/2002-2. http://oami.europa.eu/en/mark/aspects/ecjcases.htm

26. Court of Justice of the European Communities (1997), Case C-251/95. http://oami.europa.eu/en/mark/aspects/ecjcases.htm

27. Court of Justice of the European Communities (1999), Case C-108/97. http://oami.europa.eu/en/mark/aspects/ecjcases.htm

28. Court of Justice of the European Communities (2003), Case C-191/01. http://curia.eu.int/jurisp/cgi-bin/gettext

29. First Council Directive (EC) 89/104 of 21 December 1988 to approximate the laws of the Member States relating to trade marks.

30. Julian Gyngell, Allan Poulter (1999), The Community Trade Mark – Regulations Practice and Procedure, International Trademark Association.

31. Law No 92-597 of 1 July 1992 of France, on the Intellectual Property Code.


32. OHIM (1998), Case R 20/97-1.

http://oami.europa.eu/EN/mark/aspects


33. OHIM (1999), Case R 91/1998-2

http://oami.europa.eu/search/LegalDocs/la/en


34. OHIM (2000), Decision No 2513/2000.

http://oami.europa.eu/search/legaldocs/la/en_Opposition


35. OHIM (2001), Decision No 110/2001 http://oami.europa.eu/search/legaldocs/la/en_Opposition

36. OHIM (2001), Decision No 244/2001 http://oami.europa.eu/search/legaldocs/la/en_Opposition

37. Paris Convention of March 20, 1883, effective July 7, 1884 as amended at Stockholm on July 14, 1967, and October 2, 1979, effective June 3, 1984.


38. Rules of Procedure of the Court of First Instance of the European Communities of 2 May 1991.

39. Tibor Gold (Kilburn & Grose), Richard Abnett (Reddie & Grose), Keith Farwell (Phillips & Leigh) (2001), The Community Trade Mark Handbook, London Sweet & Maxwell.

40. Trade Marks Act 1994 of United Kingdom


41. Trademark Law Treaty (1994) and Regulations


42. WIPO (1993), Introduction To Trademark Law & Practice, GENEVA.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí