Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Thông Qua Hoạt Động Của Các Cơ Quan Liên Minh Châu Âu

cộng đồng. Trong đó: Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu xác định phạm vi các quyền được trao thông qua việc đăng ký trong mối liên hệ với các quyền có trước. Khoản 3 Điều 4 giải quyết vấn đề bảo hộ một Nhãn hiệu cộng đồng trước sự lu mờ của nhãn hiệu đó; điểm a khoản 4 Điều 4 bảo hộ nhãn hiệu quốc gia trước sự lu mờ của nhãn hiệu đó; và Điều 5 xác định các quyền được trao thông qua việc đăng ký. Quy chế về Nhãn hiệu cộng đồng của Châu Âu quy định các cơ sở để từ chối việc đăng ký nhãn hiệu mới và hủy bỏ các nhãn hiệu đã đăng ký thuộc phạm vi quy định tại Điều 8 và Điều 52 của Quy chế.

Điều 8 Quy chế Nhãn hiệu cộng đồng của châu Âu thể hiện sự bảo hộ NHNT (Điều 8 (2) (c)) và nhãn hiệu danh tiếng (Điều 8(5). Mặc dù trong thực tế, nhãn hiệu danh tiếng có thể được xem như NHNT hoặc ngược lại nhưng biên giới giữa Điều 8(5) và 8(2)(c) CTMR có thể hiểu theo cách sau đây:

Về nguyên tắc, nhãn hiệu nổi tiếng mà không được đăng ký trong lãnh thổ có liên quan, sẽ không thể được bảo hộ theo quy định tại Điều 8(5) chống lại hàng hóa không tương tự. Chúng chỉ có thể được bảo hộ chống lại hàng hóa trùng hoặc tương tự theo Điều 8(1)(b), Điều 8(2)(c) đã được đề cập để xác định phạm vi bảo hộ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến thực tế rằng nhãn hiệu nổi tiếng, ở mức độ không cần đăng ký vẫn được bảo hộ, cũng được bảo hộ theo Điều 8(5) CTMR. Vì vậy, nếu pháp luật quốc gia liên quan có đủ khả năng bảo vệ chúng chống lại hàng hóa và dịch vụ không tương tự, như là tăng cường việc bảo vệ cũng có thể được xem như bảo hộ theo điều 8(5). Trên mặt khác, ở nơi mà nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký, hoặc như là một nhãn hiệu cộng đồng, hoặc như nhãn hiệu quốc gia trong một quốc gia thành viên khác, chúng có thể được gọi theo quy định tại Điều 8(5) là nhãn hiệu danh tiếng, nhưng chỉ khi chúng thực hiện đầy đủ các yêu cầu của "danh tiếng". Mặc dù thuật ngữ "nổi tiếng" (một thuật ngữ truyền

thống được sử dụng trong Điều 6 bis của Công ước Paris) và "danh tiếng" biểu thị khái niệm pháp lý riêng biệt, có sự chồng chéo đáng kể giữa chúng, như được hiển thị bằng cách so sánh cách nhãn hiệu nổi tiếng được định nghĩa trong khuyến nghị WIPO, với cách danh tiếng đã được mô tả bởi Tòa án trong vụ General Motors. Vì vậy, sẽ không là bất thường cho một nhãn hiệu đã đạt được sự nổi tiếng, cũng đạt đến ngưỡng quy định của Tòa án trong vụ General Motors là nhãn hiệu liên quan tới danh tiếng. Và rằng các ngưỡng cần thiết cho mỗi trường hợp được thể hiện khá giống nhau ("được biết đến" hoặc " nổi tiếng") tại khu vực có liên quan. Sự chồng chéo giữa các nhãn hiệu có danh tiếng và nhãn hiệu nổi tiếng được đăng ký sẽ tạo thêm không gian pháp lý cho phe đối lập, theo ý nghĩa rằng nó không phải vấn đề về áp dụng Điều 8(5) nếu đối thủ gọi đăng ký trước đó của nhãn hiệu là một nhãn hiệu nổi tiếng thay vì một nhãn hiệu có danh tiếng. Vì lý do này, thuật ngữ được sử dụng phải được cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong thực tiễn bảo hộ [35].

Nhìn chung, pháp luật nhãn hiệu Châu Âu có rất ít quy định cụ thể về việc bảo hộ NHNT để có thể tạo thành một mục riêng về vấn đề pháp lý mà chủ yếu thông qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, các quy định về bảo hộ nhãn hiệu rất nổi tiếng hoặc NHNT được áp dụng ở cấp độ quốc tế (văn bản pháp luật quốc tế và quy định khu vực) và cấp độ quốc gia cũng được coi trọng áp dụng.

2.3.3. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua hoạt động của các cơ quan Liên minh Châu Âu

2.3.3.1. OHIM- Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu

OHIM là tên viết tắt cuả cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Cộng đồng Châu Âu.

Hệ thống nhãn hiệu cộng đồng được bắt đầu thiết lập từ năm 1959 với mục đích tạo ra sự thống nhất pháp luật về bảo hộ sở hữu

trí tuệ trong toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Năm 1976, một bản ghi nhớ về việc hình thành hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng được công bố với mục đích xoá bỏ sự khác biệt trong pháp luật quốc gia thành viên đồng thời tạo ra một hệ thống bảo hộ nhãn hiệu thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một thị trường kinh tế duy nhất trong Cộng đồng. Sau nhiều năm đàm phán và sửa đổi, đến 20/12/1993, Hội đồng Châu Âu đã ban hành Quy chế số 40/94 về thành lập hệ thống Nhãn hiệu Cộng đồng và quy định này có hiệu lực từ 15/3/1994. Theo đó, cơ quan đăng ký có tên là "The Office for Harmonization in the Internal Market" viết tắt là OHIM đã được thành lập và mở ra Văn phòng Nhãn hiệu Cộng đồng để thống nhất quản lý việc đăng ký nhãn hiệu Cộng đồng. OHIM có trụ sở đóng tại Tây Ban Nha và chính thức đi vào hoạt động từ 1/4/1996 [26, tr.50].

Đây là cơ quan góp phần quan trọng trong việc bảo hộ NHNT. Bằng việc từ chối không cho đăng ký những nhãn hiệu có những dấu hiệu được xem là trùng hoặc tương tự NHNT, đã góp phần bảo vệ quyền lợi của các nhãn hiệu này trước nguy cơ bị xâm phạm.

Để nhận biết NHNT, OHIM cũng đã đưa ra những tiêu chí riêng. Theo đó, một nhãn hiệu được OHIM xem là NHNT phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Mức độ biết đến- nhận biết

- Thời gian, quy mô và khu vực sử dụng

- Thời gian, quy mô và khu vực tiếp thị

- Giá trị liên kết với nhãn hiệu

- Các vụ việc thực thi thành công

Những tiêu chí trên rất phù hợp với điều 2(1) khuyến nghị cuả WIPO. Theo Bản khuyến nghị này cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khi đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không cần dựa vào các tiêu chí (có thể còn

các tiêu chí khác): Mức độ nhãn hiệu được biết đến hoặc thừa nhận của một bộ phận công chúng liên quan; thời gian và vùng địa lý của việc sử dụng nhãn hiệu; thời gian và vùng địa lý của các hoạt động xúc tiến nhãn hiệu (bao gồm quảng cáo, xuất bản hoặc giới thiệu các sản phẩm tại hội chợ, triển lãm); thời gian và vùng địa lý mà nhãn hiệu được đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký nhằm chứng minh việc sử dụng hoặc thừa nhận nhãn hiệu; các kết quả về chống vi phạm quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm cả các quốc gia đã công nhận nhãn hiệu đó là NHNT); giá trị được đánh giá của nhãn hiệu.

OHIM đã căn cứ vào những tiêu chí xác định NHNT của mình để từ chối cho đăng ký những nhãn hiệu được xem là trùng hoặc tương tự hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cao với các NHNT. Có thể thấy cơ quan đăng ký nhãn hiệu của EU đã đã hoạt động rất hiệu quả và thông qua thực tiễn hoạt động của mình đã góp phần quan trọng trong việc bảo hộ các NHNT. Điều này được minh họa qua một số vụ việc cụ thể của Phòng giải quyết phản đối và Hội đồng giải quyết khiếu nại, hai bộ phận quan trọng của OHIM.

Các ví dụ về quyết định của Phòng giải quyết phản đối:

- Vụ OD 002/2000 (ES):

Trong vụ này nhãn hiệu có trước là PLANETA (ngành nghề: xuất bản phẩm) đã đệ đơn phản đối đơn xin đăng ký nhãn hiệu pl@netX (ngành nghề: phim, sản xuất phim, các đĩa CD).

Phòng giải quyết phản đối nhận định, nhãn hiệu có trước là PLANETA đã có danh tiếng cao trong số những nhà xuất bản lớn của EU, được công chúng biết đến rộng rãi ở Tây Ban Nha. Còn loại hàng hóa trong đơn đăng ký có ký tự X thông thường chỉ tài liệu dành cho người lớn và cũng hỗ trợ cho sự tiêu dùng như nhãn hiệu hàng hóa đã có trước. Nếu đơn được chấp nhận đăng ký sẽ có khả năng làm mất danh tiếng của nhãn hiệu có trước.Vì vậy Phòng giải quyết phản đối chấp nhận phản đối này, nhãn hiệu pl@netX không được chấp thuận đăng ký.

- Vụ OD 3668/2002 (EN)

Nhãn hiệu có trước là OLYMPIC (ngành nghề: tổ chức và thực hiện các sự kiện thể thao) đã đệ đơn phản đối đơn xin đăng ký nhãn hiệu -T---Card- Olimpics- (ngành nghề: hàng điện tử, viễn thông).

Theo quan điểm của Phòng giải quyết phản đối thì nhãn hiệu có trước có chứng cứ về danh tiếng rất cao mang tính quốc tế, chứng cứ về hình ảnh tích cực và chứng cứ về giá trị, được khai thác thông qua cơ chế tài trợ trong các lĩnh vực tương tự. Nhãn hiệu có đơn nếu được đăng ký sẽ gây ra khả năng thu lợi không lành mạnh và gây tổn thất cho nhãn hiệu có trước. Nhằm bảo vệ NHNT có trước bị xâm phạm, đơn đăng ký nhãn hiệu này cũng không được chấp nhận.

- Vụ OD 419/2004 (EN)

Các nhãn hiệu có trước là: CITIBANK, CITICARD,CITIONE (etc). Ngành nghề kinh doanh là các dịch vụ ngân hàng phản đối đơn xin đăng ký là CITY (Đại lý bất động sản, định giá tài sản)

Trong vụ này Phòng giải quyết phản đối nhận định:

+ Nhãn hiệu có trước có danh tiếng cao đã được chứng minh (nhãn hiệu thứ 16 trong danh sách các nhãn hiệu có giá trị nhất trên thế giới)

+ Có mối liên hệ giữa các dịch vụ liên quan (các dịch vụ trong đơn đăng ký cần một số giao dịch tiền tệ nên dễ gây ra nhầm lẫn)

+ Công chúng quen thuộc với hệ thống các nhãn hiệu CITI của người phản đối.

Nếu chấp nhận đơn đăng ký thì sẽ tạo ra lợi thế không lành mạnh và có thể gây tổn thất cho nhãn hiệu có trước. Vì vậy phản đối cũng được chấp nhận.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp các nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự hoặc có nguy cơ gây nhầm lẫn với các NHNT vẫn được chấp nhận cho đăng ký. Trường hợp này đại diện của nhãn hiệu có trước có quyền khiếu nại lên Hội đồng giải quyết khiếu nại, phản đối nhãn hiệu có đơn đăng ký.

Các ví dụ về quyết định của Hội đồng giải quyết khiếu nại:

- Vụ R 303/2002-2 (ES):

Đại diện của nhãn hiệu có trước là Megafesa (hàng hóa trong nhóm 8), đã khiếu nại phản đối đơn đăng ký Magafesa (hàng hóa và dịch vụ trong các nhóm 8, 21, 39 và 40)

Hội đồng giải quyết khiếu nại nhận định bên cạnh danh tiếng, nhãn hiệu có trước cũng có mức độ phân biệt cố hữu cao (chữ viết tắt của tên công ty của người phản đối - "Manufacturas Generales de Ferreteria S.A."). Đây là sự bắt chước nguyên bản thể hiện rõ ràng sự không trung thực của nhãn hiệu nạp đơn đăng ký, thể hiện ý đồ thu lợi không lành mạnh, có nguy cơ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu danh tiếng trước đó. Vì vậy phản đối của đại diện nhãn hiệu có trước được chấp nhận.

- Vụ R 155/2002-4 (IT):

Nhãn hiệu có trước là Ferrari (ô tô thể thao) khiếu nại đơn CTM là TECNOFERARI (các vật phủ bằng gốm và máy móc công nghiệp)

Theo Hội đồng giải quyết khiếu nại Nhãn hiệu có trước có: danh tiếng cao được chứng minh và hình ảnh có thể chuyển giao giữa các hàng hóa… Phản đối được chấp nhận, nhãn hiệu có đơn không được phép đăng ký vì tồn tại khả năng thu lợi không lành mạnh và gây tổn thất cho nhãn hiệu có trước.

Qua một số vụ việc ở trên có thể thấy cơ quan đăng ký nhãn hiệu của EU đã thể hiện rất rõ vai trò của mình trong việc bảo hộ NHNT. Bên cạnh OHIM, một cơ quan khác cũng có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này, đó là cơ quan xét xử của EU, Tòa án Tư pháp Châu Âu.

2.3.3.2. Tòa án Tư pháp Châu Âu

Theo quy định của pháp luật EU thì bất kỳ quyết định cuối cùng nào được được đưa ra bởi OHIM mà làm ảnh hưởng xấu đến một bên trong vụ kiện, có thể bị khiếu nại theo yêu cầu của bên đó. Khiếu nại được đưa ra trước

Hội đồng giải quyết khiếu nại của OHIM. Hội đồng giải quyết khiếu nại có thể tiếp tục bị khởi kiện trước tòa án cộng đồng theo yêu cầu của bên bị vi phạm. Thủ tục khiếu kiện bao gồm việc thu thập chứng cứ chống lại OHIM trước Tòa án sơ thẩm (CFI), một tòa án thuộc Toà án Tư pháp (ECJ) của EU. Tòa án sơ thẩm có thể khẳng định, bãi bỏ hoặc thay đổi quyết định gây tranh cãi của Hội đồng giải quyết khiếu nại nhưng sẽ chỉ xem xét các yêu cầu đã được OHIM xem xét. Tòa án Tư pháp là tòa ra quyết định cuối cùng đối với kháng cáo của các bên về các vấn đề pháp luật trong quyết định của Tòa án sơ thẩm.

Khác với Việt Nam, có rất ít vụ việc liên quan đến vấn đề nhãn hiệu được đưa ra trước tòa án, Tòa án Tư pháp châu Âu là cơ quan quan trọng trong việc giải quyết các khiếu kiện về vấn đề nhãn hiệu và phán quyết của tòa có ảnh hưởng lớn đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói chung và NHNT nói riêng tại cộng đồng châu Âu. Rất nhiều án lệ của tòa đã góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về nhãn hiệu, NHNT của EU. Theo số liệu cuối năm 2004 Tòa sơ thẩm đã giải quyết 160 vụ, tòa án Tư pháp châu Âu đã đưa ra 15 phán quyết về các vụ kiện về nhãn hiệu, trong đó có một số vụ về NHNT:

Bảng 2.1: Số liệu các vụ việc về nhãn hiệu của EU


Số đơn nộp

411.273

Số đăng ký

2.237.658

Số đơn phản đối

77.163

Số đơn phản đối đã được giải quyết

47.334

Hủy bỏ

1.084

Khiếu nại

6.459

Khiếu nại đã được giải quyết

5.331

Số vụ tại tòa sơ thẩm (CFI)

390

Các vụ đã được CFI giải quyết

160

Tiếp tục khiếu nại lên Tòa án Tư Pháp Châu Âu (ECJ)

32

Các phán quyết của ECJ

15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 7

Nguồn: [11].

Nói đến các vụ kiện liên quan đến NHNT tại EU chúng ta có thể kể đến các vụ kiện sau:

-Vụ kiện C-251/95, SABEL BV v. Puma AG, Rudolf Dassler Sport

-Vụ kiện C-375/97, General Motors Corporation kiện Yplon SA

-Vụ kiện C-292/00, Davidoff -Cie SA kiện Gofkid Ltd

-Vụ kiện C-408/01, Adidas-Salomon AG, trước đây là Adidas AG, Adidas Benelux BV kiện Fitnessworld Trading Ltd

- Vụ kiện C-228/03 Gillette Co/ LA kiện Laborories Ltd

- Vụ kiện C-328/06, Alfredo Nieto Nuđo kiện Leonci Monlleó Franquet

- Vụ kiện C-252/07, Intel Corporation Inc. kiện CPM United Kingdom Ltd...

Vụ kiện C-375/97, General Motors Corporation kiện Yplon SA là một vụ kiện tiêu biểu về NHNT tại EU. Đây là vụ kiện giữa Tổng công ty General Motors được thành lập ở Detroit, Hoa Kỳ và Yplon SA thành lập tại Estaimpuis, Bỉ, liên quan đến nhãn hiệu "Chevy".

Có thể tóm tắt vụ việc như sau:

General Motors là chủ sở hữu của thương hiệu Benelux "Chevy", đã được đăng ký vào ngày 18 tháng 10 năm 1971 tại Văn phòng Nhãn hiệu Thương mại Benelux cho 4 loại sản phẩm 7, 9, 11 và 12, đặc biệt cho động cơ xe. Đăng ký đó khẳng định quyền lợi được công nhận theo đăng ký tại Bỉ trước đó vào ngày 1 tháng 9 Năm 1961 và sử dụng trước đó tại Hà Lan vào năm 1961 và tại Luxembourg vào năm 1962. Ngày nay, nhãn hiệu 'Chevy' được sử dụng cụ thể hơn ở Bỉ để chỉ xe tải và xe tương tự.

Yplon cũng là chủ sở hữu của thương hiệu Benelux "Chevy", đăng ký tại Văn phòng Nhãn hiệu Thương mại Benelux vào ngày 30 tháng ba năm 1988 cho loại 3 sản phẩm và sau đó ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022