Các Trường Hợp Bị Xem Là Vi Phạm Nhãn Hiệu Nổi Tiếng

Việc bảo hộ NHNT ở Việt Nam được thực hiện dựa trên các nguyên tắc pháp lý cơ bản, bao gồm bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế, bảo hộ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và bảo hộ không qua đăng ký.

Là thành viên của Công ước Paris, hiệp định TRIPS… Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ quy định của các điều ước quốc tế này về việc bảo hộ NHNT. Cũng như pháp luật Châu Âu, Việt Nam cũng đã nội luật hóa một số quy định của các điều ước quốc tế, như việc xác định khái niệm NHNT dựa trên Công ước Paris 1883, bảo hộ trên cơ sở công nhận không qua đăng ký hay việc bảo hộ tăng cường theo hiệp định TRIPS.

- Thời hạn bảo hộ NHNT:

Theo quy định của Nghị định 63/CP 1996 được bổ sung sửa đổi bởi Nghị định 06/2001/NĐ-CP) thì NHNT được bảo hộ vô thời hạn. Hiện nay, trong các văn bản mới như Luật SHTT 2005 hay Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp… không quy định cụ thể. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như thực tế thực thi pháp luật về bảo hộ NHNT thì thời hạn bảo hộ NHNT là vô thời hạn, cho đến khi nhãn hiệu đó vẫn tồn tại và được công nhận là NHNT.

Tuy vậy cũng không loại trừ trường hợp một NHNT không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu nổi không còn nổi tiếng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu).

3.1.4. Các trường hợp bị xem là vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 74 Luật SHTT. Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá,

dịch vụ mang NHNT hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của NHNT hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của NHNT. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là "trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn" với NHNT.

Khắc phục điều này, Nghị định 105/2006 có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Đối với NHNT, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ; hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang NHNT nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu NHNT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ NHNT (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng

của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với NHNT khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của NHNT, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 9

- Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng kí, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;

- Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

- Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.

Có thể thấy việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề vi phạm NHNT ngày càng được hoàn thiện hơn trong các văn bản pháp luật Việt Nam, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình thực thi, cũng như thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể và dễ dàng áp dụng hơn trong thực tiễn.

3.1.5. Một số vụ việc thực thi quyền bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Khi tình trạng xin bảo hộ cho các nhãn hiệu "ăn theo" những tên tuổi lớn trên thế giới đang trở thành xu hướng ở Việt Nam, cũng có rất nhiều những đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu từ phía các doanh nghiệp Việt Nam xâm phạm đến các NHNT trên thế giới nhưng đã bị Cục SHTT từ chối. Như trường hợp một hãng kẹo tại TP.HCM xin đăng ký nhãn hiệu kẹo Honda nhưng Cục từ chối cấp đăng ký vì nếu đặt tên trùng sẽ không tránh khỏi gây ra khả năng nhầm lẫn đó là sản phẩm của hãng Honda Nhật Bản.

Bên cạnh đó cũng rất nhiều những trường hợp các công ty nước ngoài vào Việt Nam xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu những đã bị từ chối vì có hành vi xâm phạm đến các NHNT khác như:

Năm 1992, Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá "McDonald’s" của một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Cục có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu "McDonald’s" là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù Công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam.

Năm 1993, Cục Cục Sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 4854 cấp cho OPHIX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu "Pizza Hut" trên cơ sở đơn khiếu nại của Công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty Hoa Kỳ đã chứng minh được sự nổi tiếng của các nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ cũng như chưa từng sử dụng ở Việt Nam.

Năm 1998, Cục Cục Sở hữu công nghiệp đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu "MILIKET" của một cơ sở thuộc thành phố Hồ Chí Minh cho sản phẩm vở học sinh vì dễ dàng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì "MILIKET" của công ty thực phẩm quận 5 [19].‌


3.2. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

3.2.1. Xây dựng khái niệm và tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng

Về khái niệm NHNT, cả pháp luật Việt Nam và EU đều xác định cách hiểu về khái niệm NHNT dựa trên quy định của các Điều ước quốc tế, đặc

biệt là Điều 6bis Công ước Paris. Mặc dù pháp luật EU không đưa ra định nghĩa rõ ràng và pháp luật Việt Nam cũng chỉ đưa ra một định nghĩa khái quát về NHNT chứ chưa đi sâu vào chi tiết nhưng từ việc ảnh hưởng của Điều 6 bis Công ước Paris đã tạo ra nhiều điểm tương đồng trong việc xác định cách hiểu về khái niệm NHNT.

Khác với pháp luật Việt Nam, bên cạnh khái niệm NHNT, pháp luật EU còn có khái niệm nhãn hiệu danh tiếng và có cơ chế bảo hộ riêng đối với loại nhãn hiệu này. Khái niệm nhãn hiệu có danh tiếng được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm chí có thể thay thế khái niệm NHNT. Đặc biệt, dù pháp luật không quy định nhưng thông qua các án lệ, khái niệm "danh tiếng" trong pháp luật EU có thể được xác định một cách cụ thể dựa trên những tiêu chí xác đáng. Trong khi đó, khái niệm "nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi" ở Việt Nam được sử dụng ở cấp độ thấp hơn và trong những trường hợp đặc biệt, và quan trọng hơn hết là khó có thể phân định đâu là NHNT và đâu là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên thực tế. Điều này gây trở ngại đến việc bảo hộ NHNT.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là liệu có nên xây dựng khái niệm "nhãn hiệu danh tiếng" tại Việt Nam không? Có thể nói, việc xây dựng khái niệm này ở Việt Nam là khó khăn và cũng không cần thiết. Bởi việc xác định các tiêu chí để xem xét là "nhãn hiệu danh tiếng" thay vì "nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi" ở Việt Nam là rất phức tạp bởi pháp luật Việt Nam không sử dụng án lệ như pháp luật EU và việc xây dựng tiêu chí cho "nhãn hiệu danh tiếng" rất có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn với "nhãn hiệu nổi tiếng". Như trường hợp pháp luật EU, hai khái niệm này trong nhiều trường hợp xẩy ra trong thực tiễn đã có sự chồng chéo lẫn nhau. Mặt khác, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng khái niệm "nhãn hiệu rất nổi tiếng" để bảo hộ như Nhật Bản, trong khi cả pháp luật EU và Việt Nam đều không có quy định dành riêng cho nhãn hiệu "rất nổi tiếng". Có lẽ trong thời gian sắp tới Việt Nam nên xem xét việc

xây dựng khái niệm này để đảm bảo một hành lang pháp lý vững chắc hơn cho vấn đề bảo hộ NHNT.

Đối với tiêu chí đánh giá NHNT, cả pháp luật EU và Việt Nam đều có cách tiếp cận giống nhau trong việc xác định các tiêu chí để đánh giá NHNT, bao gồm: sự nổi tiếng hay danh tiếng của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng liên quan; mức độ được nhận biết của nhãn hiệu trong công chúng; mức độ và thời gian sử dụng nhãn hiệu; mức độ, thời gian và phạm vi quảng bá nhãn hiệu; mức độ phân biệt của nhãn hiệu; bản chất của hàng hóa dịch vụ và các kênh lưu thông hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu; số lượng quốc gia thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu; giá trị thương mại của nhãn hiệu. Tuy nhiên các tiêu chí này được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, còn đối với pháp luật EU thì được thừa nhận chủ yếu thông qua án lệ. Vì vậy đối với pháp luật Việt Nam việc vận dụng các tiêu chí này để xác định NHNT được căn cứ vào các điều luật này mà thực hiện. Còn đối với EU việc xác định NHNT không phải lúc nào cũng dùng các tiêu chí đó mà căn cứ cụ thể từng vụ việc trên cơ sở sử dụng các án lệ. Pháp luật Việt Nam không áp dụng án lệ, cho nên trong thực tiễn việc áp dụng có thể không linh hoạt bằng, tuy nhiên việc xem xét công nhận thêm tiêu chí mới qua từng vụ việc cụ thể có lẽ không phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

3.2.2. Xây dựng quy định pháp luật về sự suy thoái và lu mờ của nhãn hiệu

3.2.2.1. Sự suy thoái của nhãn hiệu

Khi một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, người tiêu dùng có thể đồng nhất tên của nhãn hiệu đó và tên của sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Nói cách khác, tại thời điểm đó, nhãn hiệu trở thành một thuật ngữ chung sử dụng cho một loại sản phẩm chứ không phải là một cụm từ nhất định đề cập đến một sản phẩm nhất định và sau đó, mọi người tự do sử dụng nhãn hiệu đó để đề cập đến sản phẩm, kể cả đối thủ cạnh tranh của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đó chính là khi hiện tượng suy thoái xuất hiện.

Theo pháp luật EU, sự suy thoái nhãn hiệu được ghi nhận một cách chính thức trong luật. Cụ thể, Điều 50(1)(b) của Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng của Châu Âu quy định rằng: Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu Cộng đồng phải được khai báo để thu hồi hồ sơ nộp cho Cơ quan hoặc trên cơ sở phản tố trong thủ tục tố tụng đối với vi phạm nếu nhãn hiệu đó trở thành tên chung trong quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ đó đã được đăng ký do hành động của chủ sở hữu hoặc hành vi không thực hiện của chủ sở hữu. Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu cũng có quy định tương tự. Trong khi đó, cả Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) lẫn các văn bản dưới luật của Việt Nam đều không quy định rõ về sự suy thoái. Điều này cần ghi nhận chính thức tại các văn bản pháp luật nhà nước vì quyền lợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

3.2.2.2. Sự lu mờ của nhãn hiệu

Thuật ngữ "sự lu mờ nhãn hiệu" không được quy định rõ ràng trong luật hoặc luật án lệ của EU. Tuy nhiên, trong pháp luật của một số quốc gia thành viên, thì học thuyết về sự lu mờ nhãn hiệu đã được hình thành và vận dụng trên thực tế trong thời gian khá dài. Điều 5(2) của Chỉ thị về thống nhất pháp luật nhãn hiệu của EU có thể được xem như là một sự đề cập gián tiếp đến học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu. Tuy nhiên trên thực tế, thuật ngữ "sự lu mờ" hay "sự lu mờ nhãn hiệu" hầu như chưa bao giờ được đề cập hay ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật của EU nhưng lại được công nhận và áp dụng trong thực tiễn.

Ở Việt Nam, khái niệm sự lu mờ nhãn hiệu đã không được định nghĩa rõ trong các luật. Tình hình có vẻ tương tự với tình hình của hệ thống pháp luật EU. Tuy nhiên, thông qua cách diễn đạt cả Luật SHTT năm 2005 (như được sửa đổi trong năm 2009) và Thông Tư số 01/2007 dường như là học thuyết sự lu mờ nhãn hiệu đã được áp dụng một cách gián tiếp tại Việt Nam.

Theo đó, miễn là tính phân biệt của nhãn hiệu có trước đó (NHNT) bị lu mờ hoặc có nguy cơ lu mờ hoặc phương hại đến bản sắc hoặc tạo nên hình ảnh tương tự giữa các nhãn hiệu, việc áp dụng nhãn hiệu sẽ được xem như đủ để phân biệt là nhãn hiệu và việc đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối. Trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã không đề cập đến sự chống lu mờ như là yêu cầu đối với việc bảo hộ NHNT.

3.2.3. Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Theo quy định của pháp luật EU, các công ước quốc tế đã được các nước thành viên EU thừa nhận, NHNT sẽ được bảo hộ phù hợp ngay cả khi nhãn hiệu chưa được đăng ký tại một nước thành viên cụ thể của EU. Điều này được pháp luật Châu Âu thực hiện rất hiệu quả và trong khuôn khổ. Các NHNT đã được bảo hộ một cách tự động tránh khỏi sự xâm phạm danh tiếng và nguy cơ gây nhầm lẫn của của các nhãn hiệu hàng hóa vi phạm khác một cách tự động mà không cần đăng ký.

Tương tự như vậy, ở Việt Nam, những NHNT được bảo hộ bất kể có đăng ký hay không đăng ký những NHNT đó. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam lại cho thấy một quan điểm khác. Xuất phát từ đặc điểm của nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng là có uy tín, danh tiếng trên toàn thế giới sau một thời hạn nhất định kể từ thời điểm đăng kí bảo hộ lần đầu tiên. Cho nên đối với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng, thủ tục đăng ký bảo hộ bắt buộc chỉ đặt ra lần đầu tiên với ý nghĩa là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Các văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia đều không quy định: Chủ sở hữu hay nhà sản xuất phải tiếp tục đăng kí tại bất kỳ quốc gia nào có sử dụng nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Như vậy, việc chủ sở hữu có muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của họ. Tuy nhiên trong thực tế, chủ sở hữu hay nhà sản xuất vẫn tiến hành thủ tục đăng kí cho nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi chắc chắn của mình. Bởi lẽ các quy định về NHNT tại Việt Nam vẫn chưa được

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí