Quá Trình Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Tại Việt Nam

bán lẻ; nhiều cuộc khảo sát của Bên thứ ba xếp hạng nhận biết của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu. Những cuộc khảo sát này cũng nhằm mục đích cho thấy nhãn hiệu này còn được biết đến rộng rãi hơn các NHNT khác. Có các dẫn chiếu đến nhãn hiệu trong một số từ điển. Sau khi xem xét các bằng chứng, Hội đồng đã quyết định nhãn hiệu là nổi tiếng bởi lẽ các bằng chứng đã chứng tỏ rằng nhãn hiệu là nổi tiếng và các phán quyết pháp lý khác của cả Tòa án Liên bang Hoa Kỳ và của chính Hội đồng đã khẳng định rằng các nhãn hiệu đó là nổi tiếng.

Chương 3

VẤN ĐỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


3.1. QUÁ TRÌNH BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM


Việt Nam là quốc gia đang từng bước phát triển kinh tế theo hướng thị trường và đang tiến dần vào nền kinh tế thế giới. Việc quan tâm đến bảo hộ NHNT cũng trở thành vấn đề quan trọng trong nhu cầu hoàn chỉnh khung pháp lý về SHTT phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam là thành viên của công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm thực hiện các cam kết bảo hộ NHNT theo quy định của hai điều ước quốc tế này.

Những quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được đưa vào bộ luật Dân sự năm 1995 tại chương II phần thứ VI và được quy định chi tiết tại nghị định của chính phủ số 63/CP ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp. Theo nghị định này, một nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng được các điều kiện mà trong đó có điều kiện sau:: "Không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Paris) hoặc với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được sử dụng và đã được thừa nhận một cách rộng rãi". Tuy cả trong bộ luật dân sự 1995 cũng như nghị định hướng dẫn chi tiết về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không có những quy định cụ thể, riêng biệt về NHNT nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng nhưng có dành cho những nhãn hiệu loại này một sự bảo hộ bước đầu: không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Trong thực tiễn, Cục SHTT Việt Nam (trước đây là Cục Sở hữu Công nghiệp) đã áp dụng điều

khoản trên để từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHNT (cả trong trường hợp những nhãn hiệu này chưa đăng kí bảo hộ tại Việt Nam). Việc bảo hộ NHNT không chỉ được thực hiện đối với các sản phẩm dịch vụ cùng loại hay tương tự mà còn có thể vượt sang các nhóm sản phẩm và dịch vụ khác nếu có nguy cơ gây nhầm lẫn. Năm 1992, Cục Sở hữu Công nghiệp đã bác bỏ đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá "Mcdonald’s" cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Bởi Cục Sở hữu Công nghiệp có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu "Mcdonald’s" là NHNT trên thế giới về đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của công ty Mcdonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù công ty này chưa từng đăng kí và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam. Năm 1993, Cục Sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định huỷ bỏ giấy chứng nhận đăng kí hàng hoá số 4854 cấp cho OPHLX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu "Pizza Hut" trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty này đã chứng minh được nhãn hiệu của mình là nổi tiếng mặc dù chưa đăng kí bảo hộ cũng như chưa từng được sử dụng tại Việt Nam. Năm 1995, Cục sở hữu Công nghiệp đã xem xét và quyết định huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 3046 cấp cho công ty liên doanh Phú Thọ Enterprise (Thành phố Hồ Chí Minh) đối với nhãn hiệu SHANGRI-LA cho dịch vụ khách sạn và nhà hàng trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Shangri-la International Hotel Management Ltd và các công ty khác cùng tập đoàn. Nhãn hiệu trên là NHNT của tập đoàn SHANGRI-LA được sử dụng rộng rãi cho chuỗi khách sạn có uy tín ở các nước Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 1998, Cục Sở hữu Công nghiệp từ chối đơn đăng kí nhãn hiệu "MILIKET" của công ty thực phẩm quận 5. Cơ sở này đã làm đơn khiếu nại cho rằng mì và vở học sinh là hai loại sản phẩm khác nhau nên không động chạm quyền lợi nhưng Cục vẫn giữ nguyên quyết định từ chối vì khẳng định rằng MILIKET là nhãn hiệu khá có uy tín và có độ nổi tiếng nhất định đối với người tiêu dùng nên nếu nhãn hiệu đó được sử

dụng cho vở học sinh thì vẫn có khả năng gây nhầm lẫn là vở đó cũng do chủ nhãn hiệu mì MILIKET sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Sự ra đời của bộ luật chuyên ngành SHTT năm 2005 đánh dấu bước tiến vô cùng quan trọng của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ NHNT nói riêng. Khắc phục những thiếu sót về NHNT trong các văn bản pháp quy trước đây, Luật mới đưa ra một khái niệm NHNT chuẩn xác hơn cũng như các tiêu chí cụ thể để xác định NHNT… Nói cách khác, lần đầu tiên chế định về NHNT được ghi nhận chính thức và được quan tâm xứng đáng trong một văn bản luật. Ngoài ra, các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành như nghị định 103, nghị định 105 một lần nữa không thể không nhắc đến chế định này càng khẳng định vị trí và vai trò của NHNT không ngừng được chú trọng trong các văn bản pháp quy cũng như trong đời sống.


Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 9

3.2. CĂN CỨ PHÁT SINH


Quyền đối với NHHH trên nguyên tắc chỉ phát sinh khi chủ sở hữu nhãn hiệu có đơn đăng kí nhãn hiệu hợp lệ nộp cho Cục SHTT và sau đó được Cục cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu. Quyền đối với NHHH phát sinh trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký NHHH; có hiệu lực trong 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn liên tục mỗi lần 10 năm. Mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp đều có quyền nộp đơn xin đăng ký NHHH. Chủ NHHH hoặc người được chuyển giao quyền sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký NHHH có quyền: gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, bao bì, dịch vụ, giấy tờ giao dịch; lưu thông, bán, quảng cáo, tàng trữ, nhập khẩu; chuyển giao quyền sở hữu NHHH hoặc chuyển giao quyền sử dụng NHHH thông qua hợp đồng li-xăng; yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm. Đồng thời, chủ NHHH có nghĩa vụ: sử dụng NHHH đúng theo nội dung đã đăng ký; không được ngừng sử dụng NHHH trong 5 năm liên tục…

Khác với các nhãn hiệu thông thường khác, quyền đối với NHNT, theo quy định của pháp luật nước ta và hầu hết các quốc gia trên thế giới, quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu phát sinh không cần phải đăng kí. Theo điều 6 Luật SHTT: "Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký". Tại nghị định 103, cơ chế xác lập quyền không phụ thuộc vào thủ tục đăng kí của chủ sở hữu NHNT một lần nữa được tái khẳng định tại điều 6 khoản 2: quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại điều 75 của Luật SHTT mà không cần thủ tục đăng kí. Quy định này là phù hợp với các quy định của pháp luật thế giới, pháp luật các nước nói chung cũng như thực tiễn đời sống. Như đã phân tích ở trên, NHNT có tính phổ biến rất cao. Một NHNT có thể được biết đến tại rất nhiều quốc gia trên thế giới mà không cần phải xuất hiện chính thức ở các quốc gia này. Việc lạm dụng uy tín của NHNT để trục lợi cao hơn nhiều lần so với các nhãn hiệu khác mà điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà sản xuất, cung cấp, lợi ích của khách hàng mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các quốc gia. Chính vì vậy NHNT nên được pháp luật các quốc gia bảo hộ mà không cần phải đăng kí. Theo pháp luật nước ta, quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của Cục SHTT đối với NHNT. Để một nhãn hiệu được công nhận là NHNT, thì chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu công nhận NHNT cho Cục SHTT. Cục sẽ đưa ra quyết định công nhận NHNT trên cơ sở xét nghiệm nội dung đơn và thấy rằng nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của một NHNT. Hiện nay đã có một số đơn yêu cầu công nhận NHNT được nộp cho Cục SHTT. Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có

văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về thủ tục và các căn cứ để công nhận NHNT nên có chưa nhiều nhãn hiệu được Cục SHTT Việt Nam chính thức ra quyết định công nhận là NHNT.

Trên thực tế, thường có ba trường hợp sau đây. Thứ nhất, nhãn hiệu chưa hề được sử dụng tại Việt Nam và cũng chưa có đơn đăng kí nhưng vẫn được Cục quyết định là NHNT. Đây thường là những nhãn hiệu lớn và nổi tiếng trên thế giới. Trường hợp cụ thể là khi hãng McDonald cũng như Kentucky - 2 NHNT về đồ ăn nhanh chưa vào Việt Nam - đã có một doanh nghiệp của Australia đề nghị đăng ký nhãn hiệu này và đã bị từ chối. Trường hợp thứ hai là khi chủ sở hữu nhãn hiệu chủ động làm đơn yêu cầu Cục SHTT công nhận NHNT và trường hợp thứ ba là khi nhãn hiệu bị xâm phạm và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu, Cục ra quyết định công nhận NHNT để yêu cầu bên có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi này.

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp cũng dần nhận ra rằng xây dựng tên tuổi là điều rất quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn. Bao nhiêu tiền của và công sức doanh nghiệp phải bỏ ra từ việc chinh phục người tiêu dùng trong nước đến mở rộng thị trường nước ngoài. Giữ lấy tên mình cũng chính là giữ lấy những công sức và tiền bạc của một doanh nghiệp. Có lẽ những cái tên như Trung Nguyên, Petro Vietnam, Vinataba, Vifon... đã từng bị "ăn cắp" ở nước ngoài là minh chứng rõ hơn tất cả cho những ai hiểu giá trị của nhãn hiệu. Công ty sản xuất cà phê hàng đầu Việt Nam - Trung Nguyên đã tốn khá nhiều tiền của để tạo nên tên tuổi mà bất kỳ người Việt Nam nào cũng đều biết. Tên tuổi của Trung Nguyên mạnh đến mức lan tỏa ra thị trường nước ngoài như Singapore, Nhật... nhưng gặp chướng ngại tại Mỹ bởi Công ty Rice Field. Công ty Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột Trung Nguyên (bằng tiếng Việt) vào tháng 11/2000. Dù có lợi thế là công ty được công nhận sở hữu nhãn Cà phê Trung Nguyên ở Hoa Kỳ nhưng cuối cùng Rice Field đã phải trả lại nhãn hiệu cho Trung Nguyên. Không phải đợi đến lúc bị "chiếm hữu" tên tuổi như

Duy Lợi hay Trung Nguyên ở nước ngoài, Petro Vietnam đã nhanh chân hơn trong việc ngăn chặn hậu quả ngay từ đầu. Cách đây vài năm, tên Petro Vietnam bị một kẻ cơ hội nào đó ở Hoa Kỳ xin đăng ký làm chủ sở hữu. Rất may điều này không kéo dài bao lâu vì tên tuổi Petro Vietnam đã quá nổi tiếng, đến mức bất kỳ công ty dầu khí nào trên thế giới cũng có thể làm chứng về sự tồn tại của nó.


3.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG


Cách đây nhiều năm, Cục SHTT đã áp dụng các nguyên tắc bảo hộ NHNT để giải quyết thành công một số vụ việc điển hình: 1) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Australia nộp đơn đăng ký các nhãn hiệu "Mc Donald", "KFC", "PIZZA HUT" cho dịch vụ "cung cấp thức ăn nhanh" (nhóm 43). Lý do, trùng với các NHNT của Hoa Kỳ; 2) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Nhật Bản xin đăng ký nhãn hiệu "TOYOTA" cho sản phẩm máy công cụ (nhóm 7). Lý do, trùng với NHNT "TOYOTA" của Công ty TOYOTA (Nhật Bản) tuy không cho cùng sản phẩm; 3) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Inđônêxia xin đăng ký nhãn hiệu "VINATABA" cho sản phẩm "quần áo, giầy dép" (nhóm 25). Lý do, trùng với NHNT "VINATABA" của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, tuy không cho cùng sản phẩm.

Việc áp dụng quy định về bảo hộ NHNT đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo hộ nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng của Việt Nam và nước ngoài cũng như bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ NHNT trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận NHNT, việc thống nhất các tiêu chí công nhận NHNT và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Bảo hộ NHNT nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo hộ NHNT. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần thấy được lợi ích và phương cách xây dựng nhãn hiệu của mình trở nên

nổi tiếng cũng như bảo hộ hữu hiệu chúng, mặt khác tránh được sự vi phạm các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác trong quá trình kinh doanh ở nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp đã đưa ra quy định về "nhãn hiệu nổi tiếng". Cụ thể là tại điều 2 khoản 8 điểm b quy định như sau: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi". Định nghĩa này đã bộc lộ một số bất cập trong cách hiểu cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật và chỉ đến năm 2005 khi Luật SHTT ra đời mới có những tiêu chí cụ thể rõ ràng để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng. Theo như khái niệm trên, một NHNT phải đáp ứng được hai yếu tố là "được sử dụng liên tục" và "được biết đến một cách rộng rãi". Quy định như vậy là không rõ ràng. Thứ nhất, nếu "liên tục" dưới góc độ thời gian là liên tiếp, kế tiếp mà không có sự gián đoạn thì một nhãn hiệu phải được sử dụng trong khoảng thời gian là 10 năm, 20 năm hay lâu hơn mới đuợc coi là "liên tục"? Thứ hai, một nhãn hiệu như thế nào thì được coi là có "uy tín" để được biết đến "rộng rãi". Đối với sản phẩm hàng hóa, "uy tín" được tạo nên bởi những yếu tố nào và nếu "được biết đến rộng rãi" là nói tới số lượng người biết đến trong nước hay ngoài nước? Khắc phục những thiếu sót này, Luật SHTT 2005 đã đưa ra khái niệm mới về NHNT: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam", cùng với các tiêu chí cụ thể để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định tại Điều 75:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí