Khuyến Nghị Chung Liên Quan Đến Các Quy Định Về Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng (Phiên Họp Lần Thứ 34 Của Đại Hội Đồng Các Nước Thành Viên Wipo,

Điều 16 Hiệp định Trips có vai trò bổ sung cho Điều 6bis Công ước Paris ở ba điểm sau:

Thứ nhất: Điều 6bis có thể được áp dụng với nhãn hiệu dịch vụ.

Thứ hai: Có sự linh hoạt hơn trong các yếu tố để xác định NHNT, cụ thể như yếu tố danh tiếng của nhãn hiệu trong bộ phận công chúng có liên quan có thể được xem xét ở những điều kiện thị trường thực tế tương đương và được phản ánh trong môi trường có thể tồn tại được.

Thứ ba: Có sự mở rộng phạm vi bảo hộ của Điều 6Bis Công ước Paris, theo đó, kể cả khi sản phẩm dịch vụ của một nhãn hiệu không tương tự với NHNT nhưng nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự thì danh tiếng của NHNT có thể được chủ sở hữu bảo vệ bằng cách cấm các hành vi có thể tạo ra sự tương tự gây nhầm lẫn, làm lu mờ NHNT.

2.1.3. Khuyến nghị chung liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (Phiên họp lần thứ 34 của Đại hội đồng các nước thành viên WIPO, tháng 9 năm 1999)

Vào thời điểm Hiệp định Trips được đưa ra thảo luận trên bình diện quốc tế, hầu hết các quốc gia không có các quy định về bảo hộ NHNT trong luật của quốc gia mình. Chỉ sau khi Hiệp định Trips có hiệu lực, tất cả các quốc gia thành viên WTO cũng như Công ước Paris đã bắt buộc bảo hộ NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng một cách không đầy đủ.

Trong hoàn cảnh đó, WIPO đã đưa ra một bản Khuyến nghị liên quan đến vấn đề bảo hộ NHNT. Bản khuyến nghị này được ban hành bởi liên minh Công ước Paris và WTO. Và nó trở thành một văn bản có hiệu lực đối với không chỉ các quốc gia thành viên Công ước Paris cũng như WTO mà với tất cả các quốc gia. Bản khuyến nghị này nhằm làm sáng tỏ, củng cố và bổ sung sự bảo hộ quốc tế hiện thời các NHNT như Điều 6Bis công ước Paris, Điều

16.2 và 16.3 Hiệp định Trips đã thiết lập. Khuyến nghị bao gồm các điều khoản chi tiết xem xét việc xác định liệu một nhãn hiệu có là NHNT tại một quốc gia thành viên hay không (Điều 2), và các biện pháp trong trường hợp có xung đột giữa NHNT và các nhãn hiệu khác (Điều 4), dấu hiệu kinh doanh (Điều 5) hoặc tên miền (Điều 6). Vì vậy mà các quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Khuyến nghị bổ sung những tiêu chuẩn sau trong đó: tại Điều 2(1) đưa ra một danh sách chưa toàn diện các nhân tố mà Quốc gia thành viên có thể xem xét khi quyết định liệu một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, đặc biệt, một nhãn hiệu sẽ được xem xét là nổi tiếng nếu nhãn hiệu được xác định là như vậy tại ít nhất một khu vực công cộng có liên quan của một quốc gia thành viên (Điều 2(2)2b)). Tại Điều 2(3), khuyến nghị đã liệt kê các yếu tố mà các quốc gia thành viên sẽ không đòi hỏi như một điều kiện để xác định liệu một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không, đặc biệt là một nhãn hiệu đã được sử dụng hay đăng ký chưa hoặc đơn đăng ký đã được nộp tại Quốc gia thành viên đó hay chưa (Điều 2(3)(i)). Khuyến nghị yêu cầu rằng một NHNT mà chưa đăng ký tại nước nơi được yêu cầu bảo hộ thì được bảo hộ chống lại việc sử dụng một nhãn hiệu giống hoặc tương tự cho các hàng hóa hay dịch vụ không tương tự, cho dù trong một số trường hợp một quốc gia thành viên có thể yêu cầu rằng nhãn hiệu phải nổi tiếng trong đông đảo công chúng (Điều 4(1)(b) và (c)). Khuyến nghị quy định hình thức xử phạt trong trường hợp xung đột giữa NHNT với dấu hiệu kinh doanh (Điều 5 của dự thảo điều luật) và tên miền (Điều 6 của Dự thảo luật).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

2.2 PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHNT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam - 5

2.2.1. Pháp luật Nhật Bản

Theo quy định của pháp luật Nhật Bản về NHNT, NHNT được hiểu một cách chung chung là NHNT đối với người tiêu dùng thông qua việc sử dụng trên những hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.

Mức độ được biết đến của một nhãn hiệu ở Nhật Bản:

Thông thường <<< Nổi tiếng (Well-known) <<< Rất nổi tiếng (Famous) Khuôn khổ pháp luật về bảo hộ NHNT ở Nhật Bản bao gồm:

- Điều 6bis Công ước Paris

- Khuyến nghị chung liên quan đến quy định về bảo hộ NHNT của WIPO

- Điều 16.1.2 Hiệp định Trips

Ở Nhật Bản, các văn bản pháp luật, cụ thể như luật nhãn hiệu, các văn bản hướng dẫn và luật chống cạnh tranh không lành mạnh đã được ban hành đều đề cập đến vấn đề bảo hộ NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng.

Luật nhãn hiệu Nhật Bản ban hành năm 93 đã được sửa đổi nhiều lần cho phù hợp với Hiệp định Trips. Bên cạnh đó, luật chống cạnh tranh không lành mạnh cũng đã được sửa đổi để hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với các thuật ngữ của Hiệp định Trips.

2.2.1.1. Luật nhãn hiệu Nhật Bản

Các quy định điều chỉnh vấn đề bảo hộ NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng đã tồn tại trong Luật nhãn hiệu Nhật Bản cách đây một thời gian khá dài. Theo đó, luật nhãn hiệu Nhật Bản đề cập đến vấn đề NHNT thông qua các quy định chính sau:

Thứ nhất: Các quy định cấm đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT (Điều 4-1-10, Điều 4-1-15, Điều 4-1-19).

Thứ hai: Các quy định mở rộng phạm vi quyền đối với NHNT (Điều 64)

Thứ ba: Quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua việc sử dụng trước

a. Các quy định ngăn cấm việc đăng ký nhãn hiệu (Điều 4-1-10, Điều 4-1-15, Điều 4-1-19)

+ Điều 1.1.10 quy định như sau: "Không được đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được người tiêu dùng biết đến

một cách rộng rãi với danh nghĩa là chỉ dẫn về hàng hóa.v..v.. có mối liên hệ đến doanh nghiệp của người đó, để sử dụng cho những hàng hóa đó".

Nổi tiếng

Ông A

Đã bắt đầu sử dụng NH



Ông B Nộp đơn đăng ký Từ chối

Như vậy, điều 4-1-10 quy định sẽ từ chối việc nộp đơn của một bên hoặc tuyên bố việc đăng ký những nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT cho những sản phẩm dịch vụ trùng hoặc tương tự là vô giá trị. Như vậy, có thể thấy phạm vi bảo hộ của Điều 4-1-10 tương tự so với các quy định của Điều 6Bis Công ước Paris.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tiêu chuẩn công nhận NHNT như thế nào? Cần phải nổi tiếng đối với người sử dụng cuối cùng hay chỉ nổi tiếng với những người có giao dịch. Cần phải nổi tiếng trên cả nước hay chỉ nổi tiếng ở khu vực địa phương? Thực tế cho thấy, một nhãn hiệu được xem là nổi tiếng thì không cần thiết phải nổi tiếng đối với người sử dụng cuối cùng mà chỉ cần các chuyên gia trong lĩnh vực đó biết đến là đủ. Và nhãn hiệu đó cũng không cần thiết phải được biết đến trên phạm vi cả nước mà chỉ cần được biết đến trên một địa phương nhất định. Như vậy, tiêu chuẩn công nhận NHNT tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và giá trị kinh tế của sản phẩm. Ví dụ, đối với những hàng hóa liên quan đến nhu cầu ăn, mặc, nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng cuối cùng biết đến thì mới được công nhận là NHNT. Hay những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khóa, không cần thiết nhãn hiệu đó phải được biết đến trên phạm vi cả nước mà có thể chỉ được biết đến trên một địa phương nhất định vẫn được công nhận là NHNT. Tuy nhiên, đối với sản phẩm rượu, nếu chỉ nổi tiếng trên một phạm vi như một tỉnh mà không được tỉnh khác biết đến thì không được công nhận là NHNT.

+ Điều 4-1-15 quy định "Những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp của một người khác (không được phép đăng ký)". Quy định này đã mở rộng phạm vi bảo hộ của NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng bằng cách quy định trường hợp một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT, nhãn hiệu rất nổi tiếng và sản phẩm dịch vụ không tương tự. Theo đó, ngăn cấm việc đăng ký những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn về hàng hóa. Điều này cũng đã được quy định trong Điều 16(3) Hiệp định Trips, Điều 4(5) chỉ thị của Liên minh Châu Âu EU và Điều 8(5) Quy chế nhãn hiệu cộng đồng. Vấn đề đặt ra là thế nào là "có khả năng gây nhầm lẫn"?

Ví dụ:

Nhãn hiệu nổi tiếng: Walkman của SONY

Nếu một người khác có nhãn hiệu "TALKMAN"?

Sản phẩm

này chắc là do SONY sản xuất…

Hẳn là công

ty này có mối quan hệ với SONY…

====> gây nhầm lẫn ???

Án lệ của Tòa cấp cao Tokyo, phán quyết ngày 21/12/1999:


ILANCELI


Hàng hóa: Quần áo …

LANCEL


33 Nhãn hiệu nổi tiếng sử dụng cho túi xách, dây lưng…




Nhãn hiệu đang được xem xét Nhãn hiệu đối chứng bị tòa hủy bỏ

==> Kết luận của Tòa: hủy bỏ nhãn hiệu ILANCELI vì nhãn hiệu LANCEL là NHNT, sản phẩm của LANCEL có từ trước, được biết đến rộng rãi, và cũng liên quan đến thời trang. Vì vậy nhãn hiệu ILANCELI rất dễ gây nhầm lẫn rằng có mối liên quan với NHNT "LANCEL".

+ Điều 4-1-19 quy định "Không được phép đăng ký những nhãn hiệu trùng với những NHNT đối với người tiêu dùng ở Nhật bản hoặc ở nước ngoài dưới danh nghĩa là chỉ dẫn về hàng hóa có mối liên hệ với doanh nghiệp của người khác và được người nộp đơn sử dụng cho hàng hóa với "ý đồ không trung thực".

"Ý đồ không trung thực" ở trên được hiểu là ý đồ thu lợi bất chính và ý đồ gây thiệt hại cho người khác. Cụ thể là một người nộp đơn có thể lợi dụng lấy một nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở nước ngoài nhưng chưa được đăng ký tại Nhật Bản để đăng ký ở Nhật Bản. Ví dụ trường hợp một doanh nghiêp Nhật bản đã lấy sản phẩm nổi tiếng ở Việt Nam là "Saigon comestic" chưa được đăng ký tại Nhật Bản để đi đăng ký tại Nhật Bản. Sau đó, khi chủ sở hữu của "Saigon comestic" sang Nhật kinh doanh, doanh nghiệp Nhật đưa ra lý do họ đã sử dụng nhãn hiệu "Saigon comestic" rồi và yêu cầu phía Việt Nam mua lại.

Các quy định của Điều 4-1-19 được xem là những quy định tiến bộ nhất trong hệ thống luật nhãn hiệu trên toàn thế giới. Các quy định này cực kỳ

có hiệu quả trong trường hợp những NHNT và nhãn hiệu rất nổi tiếng là những nhãn hiệu của các nước không phải Nhật Bản. Tuy nhiên khi áp dụng những quy định này, điều cần thiết là phải chứng minh việc nộp đơn của bên thứ ba có dụng ý xấu. Có thể nói, Điều 4-1-19 là những quy định đặc biệt, ở chỗ: không đòi hỏi chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài phải chứng minh nhãn hiệu của họ đã sử dụng hoặc đã được biết đến rộng rãi tại Tòa Án Nhật Bản. Sở dĩ có quy định này bởi vì một nhãn hiệu đã là NHNT hoặc đã được xem là rất nổi tiếng bởi công chúng ở các nước khác thì công chúng ở Nhật Bản cũng sẽ có nhiều cơ hội được biết đến thông qua các chuyến du lịch nước ngoài hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như sách báo, tạp chí và internet.

Ví dụ:

Án lệ (4-1-19)

Tòa cấp cao Tokyo 2001

Ngày phán quyết: 20.11.2001


Giới thiệu phần mềm mới "Office 2000"

11/11/1998 08/12/1998

nhãn hiệu "ioffice2000" được nộp đơn đăng ký"

b. Các quy định mở rộng phạm vi quyền đối với NHNT

Điều 64 (Việc đăng ký nhãn hiệu bảo vệ) quy định có thể bảo hộ NHNT bằng các nhãn hiệu bảo vệ. Chủ sở hữu NHNT có thể đăng ký một nhãn hiệu bảo vệ trùng với nhãn hiệu đã đăng ký cho những hàng hóa có thể gây ra sự nhầm lẫn khi nhãn hiệu đã đăng ký của mình trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng với danh nghĩa là chỉ dẫn về những hàng hóa cụ thể gắn với doanh nghiệp của mình và khi người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký này cho hàng hóa khác với hàng hóa mà nhãn hiệu đăng ký có thể gây nhầm lẫn giữa những hàng hóa đó với hàng hóa liên quan đến doanh nghiệp của mình.

Như vậy, có thể hiểu nhãn hiệu bảo vệ là những nhãn hiệu của cùng một chủ thể với nhãn hiệu gốc, nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu gốc nhưng đăng ký cho các sản phẩm dịch vụ khác với nhãn hiệu gốc. Ví dụ: một hãng sản xuất ô tô đăng ký nhãn hiệu của họ cho sản phẩm xe ô tô và sau một thời gian nhãn hiệu của họ trở nên nổi tiếng. Để hạn chế các chủ thể khác đăng ký nhãn hiệu trùng như vậy cho các sản phẩm dịch vụ khác, chủ sở hữu NHNT sẽ đăng ký nhãn hiệu của mình cho các sản phẩm dịch vụ khác để bao vây nhãn hiệu gốc. Cũng theo Điều 64, nhãn hiệu bảo vệ có thể bị hủy bỏ nếu không được sử dụng hoặc không được sử dụng bởi chủ sở hữu.

Cách thức đăng ký nhãn hiệu bảo vệ:

1. Tồn tại một đăng ký cơ bản


Đăng ký cơ bản:


Nhóm 28: Đồ dùng thể thao…


Hàng hóa tương tự

Không

tương tự

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí