Thực Trạng Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Ở Việt Nam

chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong các trường hợp cụ thể: hành vi gây xâm phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc xã hội; tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm hoặc trong trường hợp nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Các biện pháp cụ thể là: tạm giữ người, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm và một số biện pháp khác theo qui định của pháp luật.

Bên cạnh những ưu điểm của biện pháp hành chính trong việc bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng như nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém thì một số hạn chế liên quan đến biện pháp này cũng cần được đưa ra để xem xét. Hiện nay, pháp luật qui định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho rất nhiều cơ quan. Trong thực tế, các cơ quan này đôi khi hoạt động chồng chéo, đôi khi lại không cơ quan nào xử lý hành vi xâm phạm. Chính vì vậy, để việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng đạt hiệu quả, đòi hỏi các cơ quan này phải độc lập với nhau nhưng đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau.

- Biện pháp hình sự

Hành vi xâm phạm nghiêm trọng về sở hữu công nghiệp nói chung, nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng gây thiệt hại tới lợi ích của cá nhân hoặc cộng đồng và có yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị áp dụng các biện pháp hình sự trên cơ sở Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.

Về mặt lý luận, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ được bảo vệ khi chủ sở hữu, người có quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu khiếu nại hoặc khởi kiện tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà trong nhiều trường hợp, chính các cơ quan đó đã tự đứng ra bảo vệ quyền này khi chúng bị xâm phạm. Phương thức này được đặt ra xuất phát từ một quan điểm cho rằng: mặc dù quyền sở hữu nhãn hiệu là một quyền dân sự nhưng nó không

mặc nhiên phát sinh mà phải thông qua một thủ tục pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện - thủ tục xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, nhãn hiệu nổi tiếng là yếu tố gắn liền với hàng hóa và dịch vụ, do đó nó có ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng, đến lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng cũng có nghĩa là xâm phạm một trật tự công cộng, xâm phạm đến lợi ích Nhà nước nên Nhà nước phải có trách nhiệm chủ động bảo vệ nó mà không cần phải có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này có nghĩa là, khi phát hiện thấy hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả có dấu hiệu tội phạm thì về nguyên tắc Viện Kiểm sát có quyền khởi tố ngay về mặt hình sự và sau đó yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại.

Có thể nói, việc bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng bằng các biện pháp hình sự đảm bảo khả năng ngăn chặn một cách tương đối triệt để hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng nhờ vào qua việc áp dụng biện pháp xử lý nghiêm khắc có tính răn đe và trừng phạt. Tuy nhiên, những biện pháp hình sự chủ yếu chú trọng tới việc bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng với danh nghĩa là một trật tự công cộng và trật tự quản lý Nhà nước hơn là dưới góc độ lợi ích của cá nhân, tổ chức. Do vậy, với những biện pháp này những tổn thất về kinh tế mà chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng phải gánh chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng gây ra thường chỉ được đề cập tới như thiệt hại của người bị hại và chỉ được coi là một trong những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ của tội phạm. (Việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại luôn luôn chỉ là vấn đề dân sự).

Trong bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, biện pháp hình sự được hiểu là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi phạm tội xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Các tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 ở chương XVI - chương các tội phạm trật tự quản lý kinh tế, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 bao gồm:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 Bộ luật Hình sự).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 Bộ luật Hình sự).

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158 Bộ luật Hình sự).

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 13

Tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171 Bộ luật Hình sựS). Tội lừa đảo khách hàng (Điều 162 Bộ luật Hình sự).

Qua nghiên cứu nội dung các điều luật này, có thể thấy hình phạt mà nhà làm luật đặt ra để áp dụng đối với tội phạm xâm phạm quyền SHCN và quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng chủ yếu là hình thức phạt tiền. Hay nói cách khác: đối với tội xâm phạm quyền SHCN mục đích trừng phạt không được đặt lên hàng đầu mà chủ yếu mang tính giáo dục và khôi phục cao. Ví dụ như: Điều 171 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm" hoặc phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần thì bị phạt "bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm". Như vậy, hình phạt ở mức cao nhất là một tỷ đồng đối với người phạm tội đánh vào yếu tố kinh tế của họ phần nào khôi phục lại một phần giá trị kinh tế bị giảm sút của chủ thể quyền do hành vi phạm tội gây ra.

Trong bảo vệ quyền SHCN, biện pháp hình sự là biện pháp có tính răn đe và trừng phạt cao nhất. Nó có thể dẫn tới việc hạn chế các quyền cơ bản

của công dân. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp này đòi hỏi phải tuân theo một thủ tục, trình tự hết sức chặt chẽ được qui định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Là biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện bằng việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới.

Biện pháp kiểm soát biên giới liên quan đến quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng cùng các biện pháp bảo vệ khác đã được đề cập đến trong các điều ước quốc tế. Hiệp định TRIPS năm 1995 qui định trong các cơ chế thực thi đã nhấn mạnh về sự cần thiết lập các thủ tục kiểm soát hàng hóa tại biên giới. Mục đích chủ yếu trong qui định này của TRIPS liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu là nhằm ngăn chặn hàng giả thông qua con đường nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Hiệp định TRIPS cũng yêu cầu các nước thành viên phải thể chế các qui định này trong pháp luật nước mình thành các biện pháp bảo vệ quyền hữu hiệu chống lại hành vi xâm phạm.

Thể chế các yêu cầu của TRIPS, pháp luật Việt Nam qui định việc bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng bằng biện pháp kiểm soát biên giới được tiến hành theo thủ tục chung của biện pháp này khi áp dụng bảo vệ quyền SHTT. Tức là, biện pháp kiểm soát biên giới bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng được áp dụng khi có người yêu cầu. Các chủ thể yêu cầu áp dụng biện pháp này phải đáp ứng những điều kiện nhất định của pháp luật (các qui định về thẩm quyền, trình tự thủ tục thực hiện). Các qui định về thẩm quyền, thủ tục tiến hành biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng được đề cập tại Luật Hải quan năm 2001; Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của

Chính phủ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Luật SHTT 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật SHTT năm 2009.

Điều 216 Luật SHTT năm 2005 qui định các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:

- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Điểm đặc thù của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trước khi được đưa vào mạng lưới lưu thông thì chúng phải đi qua biên giới quốc gia, hoàn tất các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra, kiểm soát Hải quan. Hải quan là cơ quan duy nhất có thẩm quyền tiến hành các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khi có yêu cầu của chủ SHTT. Chính vì vậy lực lượng Hải quan không chỉ có điều kiện mà hoạt động của họ còn góp phần tích cực, chủ động trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phát hiện xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT khi xuất, nhập khẩu qua biên giới.

Biện pháp kiểm soát biên giới giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hàng hóa có yếu tố xâm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng từ nước ngoài vào Việt Nam cũng như hàng hóa trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Qua đó bảo vệ quyền lợi và uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Tóm lại, để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng và chủ thể quyền SHTT nói chung, pháp luật qui định các biện pháp khác nhau. Theo đó, tùy từng hành vi xâm phạm, tính chất, mức độ xâm phạm chủ thể lựa chọn các biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền lợi của mình.

Chương 3‌

THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM


3.1. THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM


Hiện nay, ở Việt Nam chưa thiết lập được một danh sách chính thức các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng trên thị trường cũng như những nhãn hiệu được coi là sử dụng và thừa nhận rộng rãi cũng chưa hề được thu thập. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình bảo hộ. Trên thực tế, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng.

Những qui định về bảo hộ quyền SHCN lần đầu tiên được đưa vào Bộ luật dân sự 1995 tại chương II phần thứ VI và được qui định chi tiết tại Nghị định số 63/CP của Chính phủ ngày 24/10/1996 về sở hữu công nghiệp. Theo nghị này, một nhãn hiệu hàng hóa phải đáp ứng được các điều kiện mà trong đó có điều kiện sau: "không trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác được coi là nổi tiếng (theo Điều 6bis Công ước Paris) hoặc với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã sử dụng và được thừa nhận một cách rộng rãi"

Tuy nhiên cả trong Bộ luật Dân sự 1995 cũng như nghị định hướng dẫn không có những quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có dành cho những nhãn hiệu loại này một sự bảo hộ bước đầu: không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Trong thực tiễn, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (trước đây là Cục Sở hữu Công nghiệp) đã áp dụng điều khoản trên để từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự

tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng (cả trong trường hợp những nhãn hiệu này chưa đăng kí bảo hộ tại Việt Nam). Năm 1992, Cục Sở hữu Công nghiệp đã bác bỏ đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá "McDonald’s" cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Bởi Cục sở hữu công nghiệp có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu "McDonald’s" là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới về đồ ăn nhanh và dịch vụ nhanh của công ty McDonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam. Năm 1993, Cục sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký hàng hóa số 4854 cấp cho OPHLX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu "Pizza Hut" trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty này đã chứng minh được nhãn hiệu của mình là nổi tiếng mặc dù chưa đăng ký bảo hộ cũng như chưa từng bảo hộ ở Việt Nam. Năm 1995, Cục sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 3046 cấp cho công ty liên doanh Phú Thọ Enterprise (Thành phố Hồ Chí Minh) đối với nhãn hiệu SHANGRI-LA cho dịch vụ khách sạn và nhà hàng trên cơ sở đơn khiếu nại của công ty Shangri-la International Hotel Management Ltd và các công ty khác cùng tập đoàn. Nhãn hiệu trên là nhãn hiệu nổi tiếng của tập đoàn SHANGRI-LA được sử dụng rộng rãi cho chuỗi khách sạn có uy tín của các nước Châu Á- Thái Bình Dương. Năm 1998, Cục sở hữu Công nghiệp từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu "MILIKET" cho công ty thực phẩm quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở này đã làm đơn khiếu nại cho rằng mì và vở học sinh là hai sản phẩm khác nhau nên không động chạm quyền lợi nhưng Cục vẫn giữ nguyên quyết định từ chối vì khẳng định rằng MILIKET là nhãn hiệu khá có uy tín và có độ nổi tiếng nhất định đối với người tiêu dùng nên nếu nhãn hiệu đó được sử dụng cho vở học sinh thì vẫn có khả năng gây nhầm lẫn là vở đó cũng do chủ nhãn hiệu mì MILIKET sản xuất. Cục Sở hữu trí tuệ không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Nhật Bản xin đăng ký nhãn

hiệu "TOYOTA" cho sản phẩm máy công cụ (nhóm 7). Lý do, trùng với nhãn hiệu nổi tiếng "TOYOTA" của Công ty TOYOTA (Nhật Bản) tuy không cùng sản phẩm; Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Inđônêxia xin đăng ký nhãn hiệu "VINATABA" cho sản phẩm "quần áo, giầy dép" (nhóm 25). Lý do, trùng với nhãn hiệu nổi tiếng "VINATABA" của Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam, tuy không cho cùng sản phẩm. Việc áp dụng qui định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo hộ nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng của Việt Nam và nước ngoài cũng như bảo hộ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi Việt Nam và thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, việc thống nhất các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần thấy được lợi ích và phương cách xây dựng nhãn hiệu của mình trở nên nổi tiếng cũng như bảo hộ hữu hiệu chúng, mặt khác tránh được sự vi phạm các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng khác trong quá trình kinh doanh ở nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.

Sự ra đời của bộ luật chuyên ngành SHTT năm 2005 đánh dấu bước tiến vô cùng quan trọng của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Luật mới đưa ra một khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng chuẩn xác hơn cũng như các tiêu chí cụ thể để xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành như Nghị định 103, Nghị định 105 càng khẳng định vị trí và vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng được chú trọng trong các văn bản pháp quy cũng như trong đời sống.

Chúng ta biết rằng, SHTT nói chung và SHCN nói riêng là những tài sản có giá trị thương mại khi đưa vào khai thác, chính vì thế tình trạng xâm

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí