Những Quy Định Pháp Luật Và Thực Tiễn Bảo Hộ Nhãn Tiếng Của Việt Nam

10 tháng 7 1991 hạng 1, 3 và 5. Được sử dụng những nhãn hiệu thương mại cho các chất tẩy rửa và các sản phẩm làm sạch khác nhau. Đây cũng là chủ sở hữu của nhãn hiệu thương mại "Chevy" ở các nước khác, bao gồm cả một số nước thành viên.

Ngày 28 tháng 12 năm 1995 General Motors gửi đơn tới Tòa án Thương mại de Tournai, xin lệnh hạn chế Yplon về việc sử dụng nhãn hiệu "Chevy" để chỉ các chất tẩy rửa hay các sản phẩm làm sạch trên bề mặt và cho rằng việc sử dụng như vậy đã làm loãng thương hiệu riêng của mình và do đó xâm phạm chức năng quảng cáo của nhãn hiệu. Căn cứ vào các quy định pháp luật mới, tòa phán xét Yplon được quyền sử dụng nhãn hiệu đó, ngược lại, General Motors đã không chỉ ra được thương hiệu của họ có danh tiếng trong liên minh Benelux theo ý nghĩa của Điều 13 (A) (1) (c) Luật Benelux.

Tòa Thương mại de Tribunal có quan điểm xác định yêu cầu làm rõ trường hợp của khái niệm về một thương hiệu có uy tín và câu hỏi liệu danh tiếng có phải tồn tại khắp nước Benelux không hay chỉ tồn tại trong một phần của lãnh thổ hoặc cũng có thể nói rằng "danh tiếng" đó được áp dụng trong các nước Benelux hay một phần trong đó? [32].

Tòa ECJ khi thụ lý vụ án này, trên cơ sở đánh giá tổng thể tất cả các yếu tố liên quan đến vụ việc đã kết luận rằng: danh tiếng nhãn hiệu "Chevy" của General Motors đủ để coi nhãn hiệu này được biết đến ở một phần quan trọng (lớn) của lãnh thổ nơi nhãn hiệu được bảo hộ. Đối với các nhãn hiệu Benelux, danh tiếng ở một phần quan trọng của một nước trong Benelux là đủ. Cũng theo phán quyết của tòa sự liên kết có thể có của hai dấu hiệu, được củng cố bởi uy tín của nhãn hiệu có trước, có thể đủ để nó bị ảnh hưởng một cách bất lợi và đặc điểm phân biệt và uy tín của nhãn hiệu có

trước càng mạnh thì càng dễ dàng thừa nhận rằng thiệt hại đã xảy ra đối với nhãn hiệu đó.‌‌

Trong vụ kiện Vụ kiện C-292/00, Davidoff & Cie SA kiện Gofkid Ltd, đã đăng ký nhãn hiệu có dấu hiệu tương tự, tạo khả năng gây ra nhầm lẫn và làm lu mờ nhãn hiệu danh tiếng có trước. Tòa ECJ đã có một phán quyết quan trọng từ đó cho phép các nước thành viên dành sự bảo hộ rộng hơn khi hàng hóa dịch vụ là trùng hoặc tương tự. Đối với OHIM từ trước cho đến vụ kiện này, OHIM chưa gặp các vụ trong đó các dấu hiệu là tương tự, hàng hóa trùng hoặc tương tự và nhãn hiệu có trước có danh tiếng, nhưng lại không có khả năng gây nhầm lẫn. Cũng theo công tố nếu có khả năng đó xẩy ra cũng chỉ là ngoại lệ, như vậy nếu vụ việc tương tự xẩy ra các nguyên tắc có trong vụ Davidoff phải được tuân theo

Có thể thấy, mặc dù không có nhiều văn bản cũng như các quy định pháp luật về bảo hộ NHNT nhưng qua việc tìm hiểu hai văn bản chủ đạo quy định về vấn đề này cũng như thực tiễn bảo hộ NHNT có thể thấy được tính hiệu quả và tích cực trong cơ chế bảo hộ NHNT của EU. Đây là những điều mà pháp luật Việt Nam cần phải học tập cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc bảo hộ NHNT tại Việt Nam.

Chương 3

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

3.1. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO HỘ NHÃN TIẾNG CỦA VIỆT NAM

3.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 8

Khái niệm NHNT được đề cập đầu tiên là trong Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP năm 1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì vấn đề NHNT mới được quy định. Theo quy định tại Điểm 8b, Điều 2 của Nghị định này thì NHNT được quy định như sau: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi". Đây có thể được coi là quá trình nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền SHTT nói chung và NHNT nói riêng. Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ nêu ra một khái niệm mang tính khái quát đã được đề cập trong các văn bản mang tính quốc tế và có một số vấn đề bất cập như sau: Thứ nhất, nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi nhưng rộng rãi đến mức nào, hay nói cách khác, luật đã không xác định phạm vi nổi tiếng. Thứ hai, luật đề ra định nghĩa nhưng lại không xác định các tiêu chí để phân định nhãn hiệu là nổi tiếng hay không. Điều này đã gây những khó khăn cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận và được bảo hộ NHNT. Chính vì vậy, nghị định này có hiệu lực từ năm 2001 nhưng hầu như không có giá trị áp dụng.

Để khắc phục các nhược điểm nêu trên, Luật SHTT 2005 ra đời có quy định mới liên quan đến NHNT và đưa ra các tiêu chí công nhận NHNT. Theo quy định tại điểm 20, Điều 4 Luật SHTT thì NHNT được định nghĩa

như sau: "Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam".

Quy định nêu trên đã khắc phục được nhược điểm của định nghĩa NHNT trong Nghị định 06, thứ nhất định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi tiếng, có nghĩa là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên việc quy đinh phạm vi này sẽ rút ra một hệ quả, nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới mà người tiêu dùng Việt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ hai, để khắc phục sự thiếu sót của Nghị định 06, lần đầu tiên Luật đã đưa ra các tiêu chí để công nhận một NHNT. Điều 75 của Luật SHTT 2005 quy định các tiêu chí xác định một NHNT là:

- Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo

- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành

- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp

- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu

- Số lượng quốc gia công nhận NHNT

- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầutư của nhãn hiệu... [24].

Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một NHNT, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về

NHNT. Đây là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá. Cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu.

Tuy nhiên qua xem xét các tiêu chí nêu trên, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các quy định mang tính chất định lượng: số lượng các quốc gia, số lượng người tiêu dùng... Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký, 30, 50 hay 70, vấn đề tương tự cũng đặt ra đối với số lượng người tiêu dùng. Nếu ở các quốc gia khác theo hệ thống luật Anh Mỹ, thì những quy định này thường được áp dụng dựa vào án lệ. Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thông luật Việt Nam, không thừa nhận án lệ như một nguồn gốc của luật. Vậy có lẽ cần ban hành Thông tư điều chỉnh về vấn đề này để dễ dàng áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong điểm 6 điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại điểm 20, Điều 4, Luật SHTT. Định nghĩa tại Điều 4 chỉ yêu cầu NHNT chỉ cần được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia.

Có thể thấy, có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về khái niệm cũng như tiêu chí xác định NHNT tại Việt Nam, mặc dù các văn bản ra đời sau có nhiều tiến bộ, mang tính ứng dụng trong thực tiễn hơn các văn bản trước nhưng vẫn không thể tránh khỏi tính trạng chồng chéo, không thống nhất, điều này cũng góp phần ảnh hưởng đến việc xác lập quyền sở hữu NHNT tại Việt Nam.

3.1.2. Xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Trước đây việc xác lập quyền sở hữu nổi tiếng đã được quy định tại Nghị định số 06/2001.Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Nghị định

số 06/2001/NĐ-CP, thì vấn đề xác lập quyền sở hữu NHNT được quy định như sau: "...Người nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về việc từ chối công nhận nhãn hiệu nổi tiếng..." [2].

Theo quy định này thì có thể hiểu là việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT sẽ được tiến hành bằng con đường hành chính, khi các tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu công nhận NHNT và có các bằng chứng chứng minh thì Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục SHTT) sẽ xem xét và ra quyết định công nhận NHNT. Các tổ chức, cá nhân đều mong muốn sẽ có một Thông tư hướng dẫn nghị định 06 trong đó quy định về các tiêu chí công nhận NHNT đồng thời quy định trình tự, thủ tục, ra quyết định công nhận. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện Nghị định 06 từ năm 2001 đến khi Luật SHTT 2005 ra đời và có hiệu lực vào ngày 01/07/2006, đã không có bất cứ một Thông tư nào ra đời, đồng nghĩa với việc không có bất kỳ một NHNT nào được công nhận bằng quyết định của Cục SHTT.

Trên thực tế, việc công nhận NHNT chỉ được thực hiện theo từng vụ việc, một cách gián tiếp, ví dụ như khi có yêu cầu phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu hay huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu dựa trên cơ sở một NHNT.

Một trong những ví dụ điển hình nhất là trường hợp của Công ty liên doanh Thuỷ Tạ-Ophix, công ty này đã tiến hành đăng ký hai nhãn hiệu tại Việt Nam là nhãn hiệu MC DONARD và nhãn hiệu PIZZA HUT. Đối với nhãn hiệu Mc DONARD, Cục Sở hữu công nghiệp (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) đã từ chối đăng ký cho nhãn hiệu này vị đây là nhãn hiệu nổi tiếng mặc dù tại thời điểm đó, nhãn hiệu này chưa được đăng ký tại Việt Nam. Đối với nhãn hiệu PIZZA HUT, do tại thời điểm đó, nhãn hiệu này chưa được đăng ký tại Việt Nam, đồng thời Cục Sở hữu công nghiệp cũng không có thông tin về nhãn hiệu này, vì vậy Cục đã cấp giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho Công ty Liên doanh Thuỷ Tạ- Ophix. Tuy nhiên công ty Domino’s Pizza đã tiến hành khiếu nại, yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nêu trên vì nhãn hiệu này là một nhãn hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới thuộc quyền sở hữu của Công ty Domino’s Pizza. Sau đó Cục Sở hữu trí tuệ đã ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã cấp cho Công ty Liên doanh Thuỷ Tạ-Ophix. Đây có thể được coi là một trong những tranh chấp điển hình nảy sinh trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam [16].

Có thể khẳng định rằng việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với NHNT trước khi có Luật SHTT 2005 ra đời là không hiệu quả do việc không nhất quán giữa các quy trình của pháp luật và quá trình thực thi. Sau khi Luật SHTT 2005 ra đời vấn đề xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp. Theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

Quy định về việc xác lập quyền như trên là phù hợp với thực tiễn quốc tế về NHNT. Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia thì NHNT cũng không cần phải xác lập quyền bằng thủ tục đăng ký mà sẽ xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng. Tiêu chí thực tiễn sử dụng là một tiêu chí quan trọng nhất để một nhãn hiệu được công nhận là một NHNT. Chính nhờ quá trình sử dụng liên tục mà nhãn hiệu mới được người tiêu dùng biết đến. Việc luật các quốc gia có quy định việc đăng ký cũng như công nhận của một cơ quan SHTT là điều kiện để xác lập quyền đối với một NHNT là điều không hợp lý. Bởi vì việc công nhận hoặc đăng ký sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc sử dụng liên tục của nhãn hiệu.

Qua những quy định về việc xác lập quyền đối với NHNT trên, chúng ta có thể rút ra các kết luận sau:

Thứ nhất: Sẽ chỉ có hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục SHTT.

Thứ hai: Cục SHTT và Toà án sẽ chỉ xem xét và công nhận một NHNT khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể, khi xẩy ra trường hợp liên quan đến việc bảo hộ NHNT như nhãn hiệu bị sử dụng bất hợp pháp, hay việc đăng ký một nhãn hiệu trùng, tương tự hoặc có nguy cơ gây ra nhầm lẫn với NHNT… Cục SHTT sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận NHNT. Vì vậy, sẽ không tồn tại, một đăng bạ quốc gia nào về NHNT.

Thứ ba: Yêu cầu xem xét NHNT có thể diễn ra trong các trường hợp sau:

+ Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, thì tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh NHNT.

+ Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHNT.

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến NHNT.

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến NHNT.

3.1.3. Nguyên tắc bảo hộ và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

- Nguyên tắc bảo hộ NHNT tại Việt Nam:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022