Khái Niệm Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp

- Mức độ, thời gian và phạm vi quảng bá nhãn hiệu;

- Mức độ phân biệt của nhãn hiệu;

- Bản chất của hàng hóa dịch vụ và các kênh lưu thông hàng hóa và dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Số lượng quốc gia thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu;

- Giá trị thương mại của nhãn hiệu.

Những tiêu chí xác định NHNT của EU tương đối cụ thể và hoàn thiện. Những tiêu chí này cũng tương tự như những tiêu chí được xem xét trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia phát triển trên thế giới (Nhật Bản, Hoa Kỳ...). Điều này phần nào được thể hiện trong việc nghiên cứu khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của một số điều ước quốc tế cũng như pháp luật một số nước phát triển trên thế giới.

1.3.2. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật quốc tế và pháp

luật các nước phát triển trên thế giới

Mặc dù đã được biết đến từ rất lâu, song cho đến hiện nay cách hiểu về "nhãn hiệu nổi tiếng" vẫn còn đang rất khác nhau trong các điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật các nước.

Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã lần đầu tiên đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng tại Điều 6bis. Công ước quy định nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên trong việc từ chối hay hủy bỏ mọi sự đăng ký cũng như ngăn cấm mọi sự sử dụng của nhãn hiệu hàng hóa mà nó được coi là một sự sao chép, một sự bắt chước, một bản dịch hoặc có thể gây nhầm lẫn với một NHNT; và quy định về khoảng thời gian cho phép chủ sở hữu NHNT yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ sự đăng ký đối với những nhãn hiệu xâm phạm. Tuy nhiên, Công ước lại không hề đưa ra một định nghĩa chính thức và rõ ràng về "nhãn hiệu nổi tiếng". Chỉ có một căn cứ duy nhất để xác định một nhãn hiệu hàng hóa trở nên nổi tiếng, đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

là sự chấp nhận hay thừa nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nơi nhãn hiệu được đăng ký hay quốc gia nơi sản phẩm được sử dụng.

Khái niệm NHNT của EU cũng được xác định từ căn cứ trên của Công ước Paris. Tuy nhiên điểm khác biệt của pháp luật châu Âu so với Công ước là ngoài căn cứ trên, cần có một căn cứ khác: "… nhãn hiệu phải nổi tiếng ở một nước thành viên của Liên minh Châu Âu …" để xác định NHNT. Như vậy nếu phạm vi của sự "nổi tiếng" ở ngoài giới hạn lãnh thổ Châu Âu, về nguyên tắc những nhãn hiệu được công ước Paris xem là nổi tiếng cũng sẽ không được công nhận và bảo hộ tại EU.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 4

Theo những quy định của Hiệp định TRIPS, vấn đề bảo hộ NHNT nhìn chung dựa trên các nguyên tắc được ấn định bởi Công ước Paris với những sự thay đổi và bổ sung phù hợp. Theo đó, khái niệm "nhãn hiệu nổi tiếng" không chỉ được sử dụng cho đối tượng là hàng hóa mà còn được sử dụng cho cả các đối tượng dịch vụ, và Hiệp định cũng ghi nhận một số căn cứ chung để xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nổi tiếng hay không. Ngoài ra, Hiệp định cũng mở rộng phạm vi các NHNT được bảo hộ, bao gồm cả các nhãn hiệu được coi là rất nổi tiếng. Pháp luật EU cũng mở rộng khái niệm " nhãn hiệu nổi tiếng", để bảo hộ tăng cường cho cho cả đối tượng dịch vụ. Tuy nhiên EU không có khái niệm "nhãn hiệu rất nổi tiếng" và tăng cường bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này.

Bên cạnh các điều ước quốc tế nói trên, chúng ta cũng có thể tìm thấy cách xác định khái niệm NHNT trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, chẳng hạn, Đạo luật về Nhãn hiệu hàng hóa năm 1938 và sau đó được sửa đổi bởi Đạo luật Nhãn hiệu hàng hóa năm 1994 của Vương quốc Anh, Đạo luật Lanham năm 1946 của Hoa Kỳ (được sửa đổi bởi Đạo luật Liên bang về Sự mờ nhạt nhãn hiệu hàng hóa năm 1995), Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa của Hàn Quốc, Đạo luật nhãn hiệu hàng hóa và Bộ luật về SHTT của Pháp, Luật nhãn hiệu hàng hóa Canada năm 1985... Tuy nhiên, pháp luật

của không ít quốc gia đã không đưa ra được một hệ thống các tiêu chí cụ thể để xác định "nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng". Do vậy, trên thực tế khái niệm này sẽ được xác định bởi các Tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền trong từng vụ việc cụ thể.

Theo luật về nhãn hiệu hàng hóa của Nga năm 1992, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng cũng như những vụ việc, tình huống liên quan đến việc chủ sở hữu nhãn hiệu yêu cầu sự công nhận đối với NHNT ở Nga sẽ được xem xét bởi Phòng Patent tối cao (Supreme Patent Chamber).

Ở Trung Quốc, thông qua các quy định hiện hành của Luật Nhãn hiệu hàng hóa và các quy định hướng dẫn thi hành Luật Nhãn hiệu hàng hóa, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận một cách chính thức nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng trong hệ thống pháp luật của họ dù rằng Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của công ước Paris từ rất sớm. Luật Nhãn hiệu hàng hóa của Trung Quốc đã đưa ra một định nghĩa về NHNT hơi khác so với EU và các nước khác. Cụ thể, NHNT là nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký mà nó có một bộ phận khách hàng thực tế và được coi là nổi tiếng trong bộ phận công chúng liên quan. Như vậy, một nhãn hiệu hàng hóa có thể là NHNT ở các nước khác nhưng chưa được đăng ký ở Trung Quốc thì sẽ không được xem là NHNT để được hưởng chế độ pháp lý về bảo hộ theo Luật Nhãn hiệu hàng hóa của nước này.

Theo quy định của pháp luật Nhật Bản về NHNT, NHNT được hiểu chung chung là nhãn hiệu hàng hóa, nổi tiếng đối với người tiêu dùng thông qua việc sử dụng trên những hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể. Nhật Bản cũng đã đưa ra bản hướng dẫn về các tiêu chí cơ bản xác định NHNT. Theo đó năm tiêu chí để xem xét là:

- Hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng (mang nhãn hiệu) trên thực tế

- Thời gian sử dụng nhãn hiệu

- Doanh số bán hàng, sản lượng…

- Quảng cáo

- Báo chí, tạp chí, trang web.

Những tiêu chí này cũng tương tự như như các tiêu chí xác định NHNT của EU.

Cho đến nay, không có một định nghĩa chính xác về khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng" ở Hoa Kỳ. Điều này cũng tương tự như tình trạng thực tế hiện nay ở Châu Âu cũng như ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là NHNT hay không là rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều trao thẩm quyền cho các cơ quan chức năng (thông thường là Tòa án hoặc các Văn phòng quốc gia về Sở hữu công nghiệp) trong việc xác định sự nổi tiếng của các nhãn hiệu hàng hóa trong những trường hợp cụ thể. Và lẽ dĩ nhiên những quyết định hay sự xem xét như thế trước tiên sẽ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chung đã được quy định bởi pháp luật.

Theo những quy định tại Điều 3 của Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu hàng hóa năm 1995, chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ có quyền, phù hợp với nguyên tắc của Luật công bằng và tuỳ thuộc vào sự xem xét của Tòa án, yêu cầu một Lệnh của Tòa án chống lại mọi sự sử dụng nhằm mục đích thương mại của người khác đối với nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại, nếu sự sử dụng như thế được bắt đầu sau khi nhãn hiệu hàng hóa của chủ sở hữu trở nên nổi tiếng và những sự sử dụng đó có thể làm lu mờ hay làm giảm chất lượng hay khả năng phân biệt của nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng. Và để có thể xác định một nhãn hiệu hàng hóa có phải là NHNT hay không, Tòa án sẽ phải cân nhắc, xem xét đến các yếu tố sau đây:

- Mức độ của tính phân biệt vốn có hay được yêu cầu của nhãn hiệu;

- Khoảng thời gian và mức độ sử dụng nhãn hiệu trong mối liên hệ với hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng;

- Khoảng thời gian và quy mô của các hoạt động quảng cáo hay phổ biến nhãn hiệu;

- Phạm vi địa lý của các khu vực thương mại mà nhãn hiệu được sử dụng;

- Các kênh lưu thông đối với hàng hóa hay dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng;

- Mức độ công nhận nhãn hiệu trong các khu vực thương mại và các kênh lưu thông hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu;

- Bản chất và mức độ của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống hay tương tự của bên thứ ba;

- Nhãn hiệu đã được đăng ký theo Đạo luật ngày 03/03/1881 hoặc Đạo luật ngày 20/02/1905, hoặc đăng ký nguyên tắc hay chưa.

So với pháp luật EU những tiêu chí này có phần rộng hơn, cụ thể hơn, nó bổ sung thêm tiêu chí các kênh lưu thông đối với hàng hóa dịch vụ mà qua đó nhãn hiệu được sử dụng và tiêu chí bản chất và mức độ của việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống hay tương tự bên thứ ba. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc áp dụng các tiêu chí này tạo nên sự phức tạp hơn trong việc xác định NHNT.

Về vấn đề này, Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) cũng đã chủ trì thông qua Bản khuyến nghị chung cho các quốc gia thành viên trong việc xác định và bảo hộ NHNT. Theo Bản khuyến nghị này cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia khi đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không cần dựa vào các tiêu chí (có thể còn các tiêu chí khác): Mức độ nhãn hiệu được biết đến hoặc thừa nhận của một bộ phận công chúng liên quan; thời gian và vùng địa lý của việc sử dụng nhãn hiệu; thời gian và vùng địa lý của các hoạt động xúc tiến nhãn hiệu (bao gồm quảng cáo, xuất bản hoặc giới thiệu các sản phẩm tại hội chợ, triển lãm); thời gian và vùng địa lý mà nhãn hiệu được đăng ký hoặc đã nộp đơn đăng ký nhằm chứng minh việc sử dụng hoặc thừa nhận nhãn hiệu; các kết quả về chống vi phạm quyền đối với nhãn hiệu (bao gồm cả các quốc gia đã công nhận nhãn hiệu đó là NHNT); giá trị được đánh giá của nhãn hiệu.

Qua việc nghiên cứu khái niệm NHNT theo pháp luật Liên minh châu Âu, pháp luật quốc tế và các nước phát triển trên thế giới có thể đưa ra những kết luận sau:

Thứ nhất, NHNT trước hết phải là một nhãn hiệu hàng hóa, bao gồm các "ký tự, hình ảnh hay dấu hiệu hoặc sự kết hợp của những yếu tố đó được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ bởi một người mà người đó đã sản xuất, gia công, đảm bảo hay bán những hàng hóa, dịch vụ đó nhằm mục đích thương mại để phân biệt với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác".

Thứ hai, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có những đặc trưng nổi bật so với các nhãn hiệu hàng hóa thông thường khác. Đó là:

- Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng phải là nhãn hiệu có tính phân biệt.

Thông qua một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, người tiêu dùng có thể nhận biết ngay loại hàng hóa hay dịch vụ mà nhãn hiệu đó được sử dụng. Ví dụ, khi nói đến nhãn hiệu Coca Cola, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nước giải khát, hoặc khi nói đến Toyota, họ sẽ nghĩ ngay đến xe hơi...

- Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thường có tính phổ biến cao..

Một NHNT là nhãn hiệu được biết đến bởi nhiều người ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Một nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng được nhiều người biết đến về đặc điểm nhãn hiệu hàng hoá, chất lượng sản phẩm được gắn nhãn hiệu hàng hoá, nhà sản xuất sản phẩm đó..; đồng thời cũng nhiều người công nhận uy tín, sự nổi tiếng của nó. Ví dụ, khi nói đến tivi Sony, nhiều người chỉ có trình độ hiểu biết trung bình cũng biết được đó là tivi của Nhật Bản, chất lượng tốt, rất bền, kiểu dáng đẹp...hay Ford là một nhãn hiệu xe hơi của Hoa Kỳ nhưng nó lại được biết đến bởi nườgi tiêu dùng trên hầu hết các quốc gia trên thế giới.

- Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thường có giá trị kinh tế lớn, giá trị thương mại lớn. Nó cấu thành một bộ phận tài sản quan trọng trong khối lượng tài sản của doanh nghiệp.

Có rất nhiều NHNT đã trở thành một phần tài sản quan trọng, thậm chí đóng vai trò quyết định, trong khối lượng tài sản các công ty sở hữu NHNT. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp có thể sử dụng NHNT của mình như là một loại vốn để đưa vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh... Các nhãn hiệu này cũng có giá trị thương mại lớn hơn rất nhiều so với giá trị thương mại của các nhãn hiệu hàng hoá không phải là NHNT, ví dụ giá trị thương mại của Malboro là 300 tỷ USD và của Coca Cola là 336 tỷ USD.

- Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng được xác định dựa trên phạm vi, thời hạn sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.

Đây là tiêu chí xác định yếu tố không gian, thời gian mà nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng. Nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng không những được sử dụng tại nước đăng ký bảo hộ lần đầu tiên mà còn được sử dụng rộng rãi ở khu vực và trên toàn thế giới. Mặt khác, nhãn hiệu hàng hoá đó phải được sử dụng lâu dài kể từ thời điểm đăng ký bảo hộ lần đầu tiên hoặc được sử dụng lần đầu tiên. Hai yếu tố không gian và thời gian tỉ lệ thuận với mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu hàng hoá.

Thứ ba, một nhãn hiệu hàng hóa chỉ có thể trở thành NHNT nếu nó thỏa mãn những yêu cầu hay tiêu chí nhất định do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng minh hoặc theo quy định của pháp luật. Bất kể sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia trong lĩnh vực lập pháp cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng ta cũng có thể khái quát các trường hợp chung nhất mà theo đó một nhãn hiệu hàng hóa sẽ được công nhận là nổi tiếng. Đó là: sự lặp đi lặp lại của nhãn hiệu trong một bộ phận công chúng liên quan; mức độ được biết đến của nhãn hiệu trong công chúng; quy mô và khoảng thời gian sử dụng nhãn hiệu; thời gian, mức độ và phạm vi địa lý của bất kỳ sự quảng cáo hay thông tin cho nhãn hiệu; mức độ của tính phân biệt vốn có hay được yêu cầu của NHNT; bản chất của những loại hàng hóa, dịch vụ và những kênh lưu thông cho những hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được sử

dụng; bản chất và mức độ sử dụng của những nhãn hiệu giống hoặc tương tự bởi bên thứ ba; lịch sử của quá trình thực thi quyền trong việc bảo hộ nhãn hiệu; những quốc gia nơi nhãn hiệu đã được đăng ký.‌

Thứ tư, dựa vào quá trình nghiên cứu và những kết luận nêu trên có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng như sau: Nhãn hiệu nổi tiếng (well-known trademark) là nhãn hiệu dễ được biết đến một cách rộng rã, phổ biến bởi nhiều người trong những phạm vi lãnh thổ nhất định, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao và được xem xét, thừa nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia nơi nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ hay được sử dụng.

Như vậy, có thể thấy khái niệm nhãn hiệu và NHNT của pháp luật EU cũng xuất phát từ khái niệm nhãn hiệu, NHNT được quy định trong pháp luật quốc tế, như Công ước Paris 1883 hay khuyến nghị của WIPO… và có nhiều điểm tương đồng với khái niệm một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tương đồng đó, khái niệm nhãn hiệu, NHNT của pháp luật EU còn thể hiện rất nhiều điểm khác biệt như đã phân tích ở trên. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, EU là một liên minh về kinh tế chính trị, bao gồm nhiều quốc gia khác nhau ở châu Âu chứ không phải một quốc gia riêng biệt, và việc ban hành những quy định pháp luật của EU là dựa trên tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa và dễ áp dụng cho cả Cộng đồng. Điều này cũng thể hiện rất rõ trong các quy định pháp luật của EU về bảo hộ NHNT.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí