Thực Tiễn Công Tác Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Của Liên Minh Châu Âu

tác động của sự nhầm lẫn thực tế; (7) Các phán quyết trước đó của các cơ quan quốc gia hay cộng đồng về các tranh chấp giữa các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau. Bên cạnh đó là so sánh các dấu hiệu giữa hai nhãn hiệu bao gồm: Ấn tượng tổng thể (các yếu tố mang tính phân biệt và chi phối; đánh giá mức độ phân biệt) và các tác động của thị giác, thính giác và nhận thức.

2.2.2.2. Điều 8(5) Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng

Bên cạnh điều 8(2)(c) quy định về NHNT thì điều 8(5) của quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng quy định các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu danh tiếng. Khác với các NHNT được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký thì đối với các nhãn hiệu có danh tiếng vẫn phải đăng ký. Tuy nhiên, nhãn hiệu danh tiếng lại được sử dụng phổ biến trong pháp luật EU, thậm chí có thể thay thế khái niệm nhãn hiệu danh tiếng cho khái niệm NHNT.

Điều 8(5) của quy chế quy định như sau: Nhãn hiệu được nộp đơn sẽ không được đăng ký khi nhãn hiệu đó trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu có trước và được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa mà nhãn hiệu có trước đã được đăng ký; trong trường hợp đối với nhãn hiệu cộng đồng có trước mà nhãn hiệu này có danh tiếng trong Cộng đồng và trong trường hợp của một nhãn hiệu quốc gia có trước mà nhãn hiệu đó có danh tiếng ở nước thành viên liên quan và khi việc sử dụng không có lí do hợp lý nhãn hiệu được nộp đơn đó có thể lợi thế không lành mạnh, hoặc gây bất lợi cho đặc tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu có trước đó…

Các điều kiện để áp dụng quy định của điều 8(5) là:

(1) nhãn hiệu có danh tiếng trên lãnh thổ liên quan;

(2) có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự;

(3) sử dụng nhãn hiệu trong đơn CTM có thể dành lợi thế không lành mạnh, hay gây bất lợi cho tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu có trước;

(4) người nộp đơn CTM không có lý do hợp lý.

Thứ nhất, nhãn hiệu có danh tiếng trên lãnh thổ liên quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Danh tiếng không được định nghĩa trong Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng, tuy nhiên bản chất của nó được hiểu là yêu cầu về ngưỡng của sự hiểu biết, có đặc tính định lượng, giống như "nổi tiếng". Một nhãn hiệu đạt được đến mức độ có danh tiếng khi được phần lớn công chúng có liên quan biết đến. Điều quan trọng là việc kiểm tra danh tiếng được đơn giản hóa. Về nguyên tắc không có nhu cầu phải chứng minh các khía cạnh khác như hình ảnh chất lượng, tính độc đáo, tính phân biệt cố hữu…mà chỉ cần chứng minh mức độ nhận biết phù hợp. Tuy nhiên, các khía cạnh bổ sung như vậy của danh tiếng về sau có thể có ý nghĩa quan trọng để chứng minh rằng yếu tố đó bị tổn hại.

Trong việc xác định công chúng biết đến nhãn hiệu hàng hóa. Tòa án liên bang đã chỉ thị trước đó, công chúng biết đến thương hiệu đã có được một danh tiếng trước đó là công chúng quan tâm đến các nhãn hiệu thương mại. Tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp thị, hoặc là công chúng rộng lớn, hoặc của cộng đồng chuyên biệt hơn ví dụ thương nhân trong một lĩnh vực cụ thể" (như trong vụ General Motors.) Do đó, nếu hàng hoá và dịch vụ được đánh dấu là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, công chúng có liên quan sẽ là lượng công chúng rộng lớn, trong khi nếu các hàng hoá được chỉ có một ứng dụng rất cụ thể hoặc độc quyền đến sử dụng chuyên nghiệp hoặc công nghiệp, công chúng có liên quan có thể hạn chế ở số người mua cụ thể của các sản phẩm trong câu hỏi điều tra. Trong những trường hợp như vậy câu hỏi đặt ra liệu danh tiếng được đánh giá trong từng nhóm riêng biệt, hoặc nếu nó phải bao trùm tất cả các loại khác nhau của người mua. Ví dụ được đưa ra bởi Tòa án (thương nhân trong một khu vực cụ thể) có nghĩa là danh tiếng trong nhóm duy nhất có thể đủ. Cũng cần lưu ý rằng cách tiếp cận tương tự cũng đã được thực hiện trong WIPO.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 6

Có thể nói việc đánh giá danh tiếng được thực hiện trên cơ sở đánh giá tổng thể tất cả các yếu tố liên quan đến vụ việc. Nhãn hiệu có trước không cần

được biết đến theo tỷ lệ phần trăm công chúng nhận định. Cũng không thể thiết lập một tiêu chí nhất định cho nhãn hiệu có danh tiếng mà thường được đánh giá trên cơ sở từng vụ việc. Chẳng hạn đối với vụ General Motors, các yếu tố được đánh giá là: mức độ biết đến, tần suất sử dụng, thời gian sử dụng, phạm vi địa lý của việc sử dụng, mức độ đầu tư trong tiếp thị…

Các phương tiện để chứng minh danh tiếng của nhãn hiệu được quy định tại điều 76 CTMR bao gồm:

- Tuyên thệ hoặc tuyên bố có xác nhận.

- Các quyết định của Tòa án/ Cơ quan quốc gia.

- Các quyết định của cơ quan (OHIM).

- Các phiếu thăm dò ý kiến và các cuộc khảo sát thị trường.

- Các kết quả kiểm toán và thanh tra.

- Các chứng nhận và giải thưởng.

- Các bài báo trên báo chí, ấn phẩm chuyên ngành.

- Các báo cáo hàng năm- các hồ sơ của Công ty.

- Các hóa đơn và các chứng từ thương mại khác.

- Tài liệu quảng cáo và tiếp thị

Có thể nêu ra một số ví dụ về việc cung cấp chứng cứ chứng minh danh tiếng như sau:

Vụ OD 531/2000 GALP:

Tiến hành thu thập chứng cứ bằng việc Khảo sát thị trường được tiến hành bởi một tổ chức độc lập và được thừa nhận. Với phương pháp luận là đặt câu hỏi theo nhóm trong phạm vi địa lý và với một số lượng người được phỏng vấn. Cùng với việc tìm hiểu mối Quan hệ giữa nhãn hiệu GALP và G&S. Và kết quả là: 85% công chúng biết đến nhãn hiệu GALP ở Bồ Đào Nha.

Vụ OD 3188/2002 NEW MAN:

Việc cung cấp đơn thuần bản tuyên thệ của người phản đối nói chung là không đủ "Trên thực tế, tài liệu này chỉ giới hạn ở tuyên bốcủa Stepherson. Stepherson là thư ký công ty của người phản đối và hành động thay mặt người phản đối. Để các tuyên bố của các bên có giá trị tuyệt đối, trong các trườnghợp như trường hợp hiện tại, phải yêu cầu người nộp đơn chứng minh sự giả dối trong các tuyên bố đó. Trong hầu hết các trường hợp, người nộp đơn không thể làm như vậy kể cả trong trường hợp các sự kiện rõ ràng là giả mạo. Hơn nữa, phát hiện như vậy có thể làm nguy hại đến nguyên tắc theo đó người phản đối phải chứng minh các sự kiện mà người đó muốn dựa vào.

Vụ BoA R 548/2002-2 EWS:

Chứng cứ được đưa ra cần chỉ rõ rằng hàng hóa và dịch vụ được cung cấp mang nhãn hiệu cụ thể không chứng cứ nào tính đến việc đánh giá phạm vi sử dụng và ngay cả uy tín kém hơn của nhãn hiệu có trước. Trên thực tế, thành phần quan trọng nhất của chứng cứ, các trích đoạn của báo cáo thường niên xác định số lượng kiện hàng mà người phản đối vận chuyển qua Bỉ trong những năm 1991-1995, không chỉ ra rằng các dịch vụ này được chào hàng và cung cấp một cách chính xác dưới danh nghĩa nhãn hiệu có trước mà không phải là các nhãn hiệu khác thuộc về người phản đối hoặc các chi nhánh của người này.

Về việc đưa ra chứng cứ nhận định nhãn hiệu được hầu hết mọi người biết đến, OHIM và Hội đồng Giải quyết khiếu nại nhìn chung chỉ tính đến chứng cứ được đệ trình (tuy nhiên không có "kiến thức chung" về một NHNT). Trong vụ R 212/1999-2 (NIKE) Hội đồng không tính đến sự viện dẫn đơn thuần của người phản đối rằng nhãn hiệu hình "NIKE" được biết đến rộng rãi trong công chúng. Hội đồng lưu ý rằng không có chứng cứ nào liên quan đến vấn đề này được nộp. Ngoài ra, một điều không rõ ràng là chính xác nhãn hiệu nào có danh tiếng như vậy (đơn khiếu nại đang được xem xét tại tòa án). Tuy nhiên, một cách tiếp cận có phần hơi khác được Hội đồng áp dụng trong vụ R 91/2002-3

(dấu hiệu Mc Donalds) theo đó Hội đồng cho rằng người phản đối có một sự kỳ vọng hợp lý rằng sự kiện này sẽ được bên kia tự động chấp nhận.

Thứ hai, có dấu hiệu trùng hoặc tương tự

Tính tương tự của các dấu hiệu được hiểu như thế nào? Một dấu hiệu được xem là tương tự dấu hiệu khác khi giữa hai dấu hiệu có nhiều điểm đồng nhất, khó phân biệt với nhau. Có thể kiểm tra tính tương tự bằng cách so sánh về thị giác, ngữ âm và ngữ nghĩa của các dấu hiệu để xác định mức độ tương tự của chúng.

Vậy có thể tồn tại khả năng không gây nhầm lẫn của các dấu hiệu tương tự do có đủ điểm khác biệt hay không? Điều này sẽ không hoặc ít xẩy trên thực tế bởi rất khó để có đủ sự khác biệt giữa các dấu hiệu nhằm ngăn chặn công chúng không bị nhầm lẫn giữa hai hàng hóa tương tự. Tuy nhiên, nếu sau khi kiểm tra không thể xác định xem liệu có một khả năng gây nhầm lẫn hay không, thì thay vào đó là phải xác định có hoặc không có thiệt hại hoặc lợi thế không công bằng để áp dụng quy định của điều 8(5).

Thứ ba, dành lợi thế không lành mạnh, hay gây bất lợi cho tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu có trước

Việc nhãn hiệu trong đơn CTM nếu được đăng ký và sử dụng phổ biến có thể dành lợi thế không lành mạnh hay gây bất lợi cho tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu có trước cũng là một điều kiện để áp dụng việc bảo hộ nhãn hiệu danh tiếng.

Các dạng thiệt hại hay lợi thế không lành mạnh bao gồm: Tổn hại về tính phân biệt (Bị làm loãng); thiệt hại về uy tín (Bị lu mờ); lợi thế về tính phân biệt (Giá trị hấp dẫn); lợi thế về uy tín (Hình ảnh chất lượng).

Thứ tư, người nộp đơn CTM không có có lý do thích đáng

Theo điều kiện này thì người phản đối phải đưa ra chứng cứ người nộp đơn CTM không có có lý do thích đáng. Nếu không có chứng cứ, thì

khiếu nại của người phản đối được xem như không có lý do thích đáng. Người nộp đơn phải đưa ra sự biện hộ hợp lý cho các hành vi của mình: ví dụ sự đồng tồn tại, quyền sở hữu…

Như vậy, pháp luật của EU ngoài việc bảo hộ các NHNT còn có các quy định bảo hộ nhãn hiệu danh tiếng. Theo đó, các quy định này được áp dụng một cách trực tiếp đối với các đơn: đăng ký quốc tế, quốc gia và EU. Mặc dù phân chia NHNT và nhãn hiệu danh tiếng, nhưng trên thực tế hai loại nhãn hiệu này có thể thay thế cho nhau. Vì vậy có thể khái quát NHNT theo quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng theo sơ đồ 2.1.


NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

Nổi tiếng Không đăng ký 8(2)(c) CTMR

Bảo hộ tăng cường chống lại các hàng hóa tương tự trong trường hợp có khả năng gây nhầm lẫn(thông qua Điều 8(1)(b) CTMR)

Danh tiếng Đăng ký 8(1)(b) CTMR

Bảo hộ tăng cường chống lại các hàng hóa tương tự trong trường hợp có khả năng gây nhầm lẫn

8(5) CTMR

Bảo vệ đối với thiệt hại hoặc lợi thế không lành mạnh, đồng thờichống lại các hàng hóa không tương tự


Sơ đồ 2.1: Khái quát NHNT theo Quy chế nhãn hiệu Cộng đồng

Nguồn: [10].


Có thể kết luận, NHNT được bảo hộ ở Cộng đồng Châu Âu như sau:

- Được bảo hộ nếu nổi tiếng ở một nước thành viên ngay cả khi chưa được đăng ký.

- Được bảo hộ chống lại hàng hóa trùng hoặc tương tự và hàng hóa có khả năng gây nhầm lẫn, NHNT được dành sự bảo hộ tăng cường vì mức độ nhận biết càng cao thì nguy cơ nhầm lẫn càng cao.

- Được mở rộng bảo hộ cho cả những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho những loại hàng hóa hay dịch vụ không tương tự khi những sự sử dụng như thế có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra những điều kiện bất lợi cho danh tiếng của nhãn hiệu trước đó.‌

Một nhãn hiệu đã được công nhận là nổi tiếng tại một trong những nước thành viên của Liên minh, nó sẽ đương nhiên trở thành NHNT trong toàn Liên minh và được pháp luật của Cộng đồng bảo hộ. Việc bảo hộ này không chỉ được thể hiện trong các văn bản và quy định pháp luật mà còn thông qua hoạt động thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng của EU.


2.3. THỰC TIỄN CÔNG TÁC BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU

2.3.1. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thông qua các điều ước quốc tế

Hệ thống pháp luật EU về bảo hộ nhãn hiệu luôn chặt chẽ gắn liền với điều ước quốc tế như Công ước Paris, Hiệp định TRIPs, Thỏa ước Madrid… Các nguyên tắc và quy định của những công ước và hiệp định này là một bộ phận quan trọng của pháp luật Châu Âu và pháp luật của các quốc gia thành viên. Do vậy, về nguyên tắc, việc bảo hộ NHNT ở EU trước hết phải tuân thủ và thống nhất với các quy định và nguyên tắc của các điều ước đó. Điều này thể hiện rõ trong các văn bản quy định về vấn đề NHNT của EU như Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng, trong quy định về bảo hộ NHNT có liên hệ đến công ước Paris, hay trong hoạt động của tổ chức đăng ký nhãn hiệu OHIM đều chú ý đến các điều ước quốc tế và lấy đó làm cơ sở pháp lý cho các quyết định của mình.

Là thành viên của Công ước Paris, EU tuân thủ rất chặt chẽ các quy định về NHNT của Công ước, những quy định của Công ước bên cạnh việc được áp dụng trực tiếp còn được nội luật hóa trong quá trình xây dựng pháp luật. Quy chế Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng năm 1993, đã xác định NHNT theo nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại điều 6bis của Công ước Paris. Phạm vi bảo hộ quy chế cũng chỉ rõ: NHNT được bảo vệ để chống lại nhãn

hiệu các hàng hóa trùng hoặc tương tự và được bảo vệ trước những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với NHNT. Điều này cũng tương tự những quy định của Công ước Paris: Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó cho hàng hoá giống hoặc tương tự.... Ngoài ra trong thực tiễn bảo hộ NHNT, EU cũng rất tuân thủ một quy định khác của Công ước Paris:

Điều 6 bis Công ước Paris phải được áp dụng cả đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hoá, dịch vụ của nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng như vậy có thể gây hiểu lầm về mọi liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và gây tổn hại đến lợi ích của chủ nhãn hiệu nổi tiếng [9].

Những quy định về NHNT tại điều 16 của Hiệp định TRIPs cũng được tuân thủ chặt chẽ trong thực tiễn bảo hộ của EU, đưa việc bảo hộ nhãn hiệu này lên một mức cao hơn và cụ thể hơn. Thứ nhất, việc bảo hộ không chỉ giới hạn ở nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng mà áp dụng cho cả nhãn hiệu dịch vụ nổi tiếng. Thứ hai, việc xác định nhãn hiệu có nổi tiếng hay không phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước thành viên tương ứng nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu. Thứ ba, một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với NHNT có thể coi là xâm phạm nhãn hiệu này kể cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ được sử dụng không trùng với hàng hóa, dịch vụ của NHNT nếu có nguy cơ làm hiểu lầm là có sự liên quan với chủ NHNT và có nguy cơ gây tổn hại cho chủ thể này.

2.3.2. Bảo hộ trực tiếp theo quy định của pháp luật Liên minh Châu Âu

Pháp luật của EU liên quan đến việc bảo hộ NHNT bao gồm Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu và Quy chế về nhãn hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022