Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Liên minh Châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. EU được thành lập bởi "Hiệp ước Maastricht" vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).
EU đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Các nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc.
Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện Châu Âu Hội đồng EU, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý EU và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
EU có nguồn gốc từ Cộng đồng Than thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, EU đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của EU.
EU trước hết là một liên minh về luật pháp. Mục tiêu của EU là tạo ra động lực để các nước thành viên cùng phát triển, kể cả những nước nhỏ. Ủy
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Liên minh Châu Âu và bài học kinh nghiệm cho vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam - 2
- Khái Niệm Nhãn Hiệu Theo Quy Định Của Pháp Luật Liên Minh Châu Âu
- Khái Niệm Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Theo Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp
- Thực Tiễn Công Tác Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Của Liên Minh Châu Âu
- Bảo Hộ Nhãn Hiệu Nổi Tiếng Thông Qua Hoạt Động Của Các Cơ Quan Liên Minh Châu Âu
- Những Quy Định Pháp Luật Và Thực Tiễn Bảo Hộ Nhãn Tiếng Của Việt Nam
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
ban châu Âu có 20 uỷ ban chuyên môn. Hội đồng EU chủ yếu ban hành luật, trong phạm vi của Cộng đồng chung châu Âu cùng với Uỷ ban châu Âu và Nghị viện châu Âu. Uỷ ban châu Âu có quyền kiến nghị còn Nghị viện châu Âu có nhiều hình thức tham gia khác trong quá trình quyết định. Cơ quan phụ trách pháp lý là một bộ phận của Tổng thư ký của Hội đồng EU.
Sáng kiến pháp luật do Uỷ ban châu Âu trình lên EU rất dân chủ và không thiên vị. Nghị sỹ không có quyền đề xuất sáng kiến pháp luật, nhưng có quyền chất vấn và bỏ phiếu quyết định thông qua dự luật. Các uỷ ban chuyên môn thuộc Uỷ ban châu Âu đề xuất sáng kiến pháp luật đến Ban Thư ký của Nghị viện, các Uỷ ban chuyên ngành thuộc Nghị viện tham vấn 3 lần, tiếp tục sửa đổi dự thảo và thảo luận tại phiên họp toàn thể của Nghị viện. Nếu không có ý kiến khác nhau thì có thể thông qua ngay từ lần tham vấn thứ nhất hoặc thứ hai. Nếu sau 2 lần tham vấn vẫn không nhất trí thì đưa ra Uỷ ban hoà giải (có đại diện của 27 nước thành viên và 27 thành viên của Uỷ ban châu Âu). Sau 3 lần tham vấn nếu vẫn không đạt được nhất trí thì trả lại Uỷ ban trình đề xuất. Phần lớn các luật được Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu thông qua. Hai cơ quan này có đồng quan điểm về chủ trương, mục tiêu xây dựng luật pháp. Việc ban hành luật của EU tuân thủ Hiến pháp châu Âu và Hiệp định Lisbon. EU chỉ ban hành luật về các lĩnh vực mà các nước thành viên đã ký hiệp định cùng ban hành luật chung đó. EU không trực tiếp thực hiện luật mà do Chính phủ các nước thành viên thực hiện, Uỷ ban châu Âu kiểm tra thường là 2 năm sau khi ban hành xem các Chính phủ có áp dụng đúng luật không. Nếu thực hiện sai có thể bị khởi kiện ra Toà án EU, Toà sẽ ra phán quyết, có các chế tài.
EU có hai loại luật: Luật áp dụng trực tiếp do Nghị viện châu Âu thông qua, đăng Công báo. Luật của EU cần được các nước thành viên nội luật hoá, thời hạn thường là 2 năm. Trong trường hợp có sự khác nhau lớn giữa các nước thành viên thì ban hành luật sẽ được nội luật hoá trong khuôn khổ quy định của EU. Nếu các nước thành viên thống nhất cao thì ban hành
Luật áp dụng trực tiếp. Quá trình đạt được sự đồng thuận của 27 nước thành viên là rất khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế những nước có đóng góp ngân sách nhiều cho EU thì tiếng nói có ảnh hưởng lớn về quyết định chính sách. Về nguyên tắc, Nghị viện châu Âu ban hành luật, Chính phủ các nước thành viên không ban hành luật, chỉ ban hành các văn bản hướng dẫn. Trong thực tế, Nghị viện có thể uỷ quyền cho Chính phủ thông qua vai trò của các nguyên thủ quốc gia để thực hiện luật. Việc uỷ quyền này phải được thực hiện theo quy định của Hiến pháp châu Âu. Nếu các nước thành viên không thực hiện luật của EU thì công dân của EU có quyền kiện ra Toà án châu Âu, nếu thắng cuộc Toà án sẽ ra phán quyết buộc các nước thành viên phải thực hiện.
Để pháp luật được hiểu tốt và được thực hiện chính xác, Cộng đồng châu Âu đã thông qua Hiệp ước liên cơ quan (Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Uỷ ban châu Âu) ngày 22 tháng 12 năm 1998 về Hướng dẫn chung đối với chất lượng soạn thảo văn bản pháp luật của Cộng đồng châu Âu. Các văn bản pháp luật được soạn thảo theo cách thức dễ hiểu và thống nhất, phù hợp với các nguyên tắc đồng bộ để người người dân, những nhà hoạt động kinh doanh có thể xác định các quyền và nghĩa vụ của họ và các tòa án có thể thi hành. Và để các quốc gia thành viên của có thể nội luật hoá các văn bản đó kịp thời ở những lĩnh vực cần thiết. Hướng dẫn này nhằm phát triển nội dung và giải thích các quy định phức tạp bằng việc bình luận các hướng dẫn cụ thể và minh họa bằng các ví dụ cụ thể xảy ra trong thực tiễn. Hướng dẫn này nhằm tác động thường xuyên vào từng đối tượng tham gia quá trình soạn thảo hầu hết các loại văn bản pháp luật chung của Cộng đồng châu Âu. Hơn nữa, nó nhằm đáp ứng quan điểm chung đối với bất cứ văn bản pháp luật nào của các cơ quan có thẩm quyền, vẫn nằm trong khuôn khổ của các Hiệp ước của Cộng đồng châu Âu hoặc dưới danh nghĩa Hiệp ước của EU liên quan đến chính sách an ninh và ngoại
giao chung, hợp tác cảnh sát và tư pháp về các vấn đề hình sự. Cộng đồng châu Âu còn khuyến nghị các cơ quan soạn thảo luật tham khảo các cuốn sách như: Các tiền lệ hướng dẫn thực hiện của Hội đồng châu Âu, Sách hướng dẫn thực hiện của Uỷ ban châu Âu và cơ quan pháp chế, Hướng dẫn liên tịch giữa các cơ quan có thẩm quyền do Văn phòng Công báo của Cộng đồng châu Âu xuất bản hoặc Các mẫu soạn thảo luật của Uỷ ban châu Âu. Các sách này không thể thiếu và rất hữu ích trong quá trình soạn thảo các điều khoản riêng lẻ của Hiệp ước và các văn bản pháp luật cơ bản quan trọng trong một lĩnh vực cụ thể. Các công chức trong Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và Uỷ ban châu Âu luôn bị thúc giục phải sử dụng các Hướng dẫn và đóng góp vào các Hướng dẫn bằng các nhận xét của họ.
Tất cả những nỗ lực này của các cơ quan pháp luật nhằm trợ giúp việc soạn thảo các văn bản pháp luật bằng những công cụ hịêu quả nhất, dễ thực hiện nhất. Các cơ quan lập pháp đều hướng tới các mục đích chung thể hiện quyền lập pháp của Cộng đồng châu Âu nhằm làm rõ các mục tiêu của EU và cách thức triển khai để đạt được các mục tiêu đó [17].
Có thể thấy, EU luôn hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống pháp luật mang tính thống nhất, đồng bộ và có khả năng thực thi cao trong quá trình áp dụng vào thực tiễn. Những quy định pháp luật về bảo hộ NHNT của EU cũng là một bộ phận của hệ thống pháp luật được xây dựng theo quy chuẩn với một trình tự lập pháp cao.
2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
Trước khi có Chỉ thị về thống nhất hóa pháp luật nhãn hiệu của Châu Âu năm 1989 và Quy chế về nhãn hiệu cộng đồng năm 1993 (CTMR), nhãn
hiệu chỉ được bảo hộ theo pháp luật quốc gia chủ yếu nhấn mạnh khả năng gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu có thể tạo xung đột. Khả năng gây nhầm lẫn đó có liên quan đến các điểm giống nhau giữa các nhãn hiệu. Tuy nhiên, chưa có có tiêu chuẩn chung nào để xác định khả năng gây nhầm lẫn tại thời điểm này bởi vì thiếu quy định pháp luật để có thể áp dụng thống nhất toàn Châu Âu. Một số câu hỏi quan trọng liên quan đến vấn đề này được đặt ra nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng như có phải khả năng gây nhầm lẫn chỉ bao gồm nhãn hiệu tương tự? hoặc có nên mở rộng cả nhãn hiệu giống nhau? tính tương tự và giống nhau được định nghĩa như thế nào? Vị trí tương quan giữa NHNT hoặc rất nổi tiếng hoặc nhãn hiệu có danh tiếng là gì? Tại giai đoạn đó, mặc dù các điều ước quốc tế, như Công Ước Paris đóng vai trò quan trọng tại Châu Âu, nhưng khung pháp lý quốc tế chỉ quy định các nguyên tắc chung và tiêu chuẩn cơ bản. Thể chế pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu tại các nước Châu Âu phần lớn phụ thuộc vào pháp luật quốc gia. Việc bảo hộ NHNT hoặc rất nổi tiếng cũng được quy định theo cấp độ quốc gia mà không có bất kỳ sự phối hợp toàn diện nào.
Sau này, các nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói chung và NHNT nói riêng ở Cộng đồng Châu Âu được ghi nhận trong hai văn bản pháp luật quan trọng được ban hành liên quan một cách trực tiếp đến pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa, đó là Chỉ thị hướng dẫn đầu tiên năm 1988, 104/89/EEC, về hài hòa pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia và Quy định của Hội đồng năm 1993, 40/94/EC, về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng.
2.2.1. Chỉ thị hướng dẫn 104/89/EEC
Chỉ thị hướng dẫn 104/89/EEC được ban hành không phải nhằm mục đích thống nhất tất cả các hệ thống pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa của các quốc gia. Mục đích của nó chỉ là hướng đến cố gắng làm giảm đi sự khác biệt giữa các hệ thống nhãn hiệu hàng hóa quốc gia là nguyên nhân gây ra những rào cản cho thương mại và ảnh hưởng đến sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch
vụ cũng như hạn chế sự phát triển của các thị trường đơn lẻ. Chỉ thị hướng dẫn nhấn mạnh những nội dung mấu chốt của luật thực định hơn là những vấn đề của luật hình thức. Có ba điều khoản quan trọng của văn bản liên quan đến cơ chế đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng như việc xác lập quyền thông qua đăng ký, đó là:
- Điều 3: Chỉ ra những căn cứ cho việc từ chối hay vô hiệu hóa sự đăng ký của các nhãn hiệu hàng hóa;
- Điều 4: Đề cập đến những trường hợp được coi là gây ra sự xung đột với những nhãn hiệu hàng hóa trước đó;
- Điều 5: Xác lập quyền thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Chỉ thị hướng dẫn 104/89/EEC đã đề cập một số vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng thông qua việc quy định những căn cứ làm cơ sở cho việc từ chối hay hủy bỏ đăng ký đối với những nhãn hiệu hàng hóa được coi là xung đột với các nhãn hiệu hàng hóa trước đó. Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng là một trong những căn cứ quan trọng mà các cơ quan có thẩm quyền phải cân nhắc, xem xét khi tiếp nhận và đánh giá đơn đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Châu Âu.
Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng có thể được bảo hộ ngay cả khi chúng chưa được đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Điều này có nghĩa rằng, đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, việc bảo hộ không chỉ được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc "quyền ưu tiên đăng ký" (first - to - file) mà còn dựa trên nguyên tắc "quyền ưu tiên sử dụng" (first - to - use)
Theo những quy định tại Điều 4 của Chỉ thị hướng dẫn 104/89/EEC
/EEC, một nhãn hiệu hàng hóa sẽ không thể được đăng ký, hoặc nếu đã được đăng ký sẽ có thể bị tuyên bố vô hiệu ở các quốc gia Châu Âu nếu nó bị coi là giống hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký được sử dụng cho những hàng hóa hay dịch vụ tương tự, hoặc nó có thể gây ra sự nhầm lẫn với những nhãn hiệu Cộng đồng trước đó. Khái niệm "nhãn hiệu hàng hóa trước
đó" (earlier trademark) được hiểu bao gồm cả những nhãn hiệu được thừa nhận là nổi tiếng phù hợp với quy định tại Điều 6bis của Công ước Paris 1883. Điều này cũng tiếp tục được khẳng định một lần nữa tại Quy định về nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng năm 1993.
2.2.2. Quy chế 40/94/EC về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng
Quy chế 40/94/EC của Hội đồng Châu Âu năm 1993 chủ yếu đề cập đến những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng. Vì thế, nó còn được biết đến với tên gọi Quy định về Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng (Community Trade Mark Regulation - CTMR). Quy chế này cũng đưa ra những nguyên tắc chung nhất về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cộng đồng, và những phương thức và trình tự cụ thể của quá trình đăng ký và bảo hộ quốc tế đối với đối tượng này ở khu vực châu Âu và sẽ được quy định bởi pháp luật quốc gia. Trong đó những quy định về NHNT được thể hiện trực tiếp tại hai điều 8(2)(c) và 8(5). Điều 8(2)(c) của quy chế quy định cách thức bảo hộ NHNT và điều 8(5) quy định về nhãn hiệu danh tiếng.
2.2.2.1. Điều 8(2)(c) Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng
Điều 8(2)(c) của Quy chế Nhãn hiệu Cộng đồng là một viện dẫn kép, nội dung của điều này không chỉ đưa ra những căn cứ xác định thế nào là NHNT mà còn xác định các điều kiện và phạm vi bảo hộ NHNT.
Điều 8(2)(c) được quy định như sau: " Nhằm mục đích của đoạn 1 (của Điều 8) "các nhãn hiệu có trước" có nghĩa là các nhãn hiệu mà vào ngày nộp đơn của đơn CTM đã nổi tiếng ở một nước thành viên, theo nghĩa của từ "nổi tiếng" được sử dụng tại Điều 6bis của Công ước Paris" [5].
Như vậy, theo "Quy chế Nhãn hiệu hàng hóa Cộng đồng", NHNT được bảo hộ để chống lại nhãn hiệu của các hàng hóa trùng hoặc tương tự, và được bảo vệ trước những nhãn hiệu có có khả năng gây nhầm lẫn với NHNT.
Một căn cứ để NHNT được bảo hộ chống lại sự xâm phạm của nhãn hiệu là dấu hiệu trùng hoặc tương tự. Tuy nhiên trong thực tiễn việc bảo hộ
đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng sẽ không chỉ bị giới hạn trong phạm vi những hàng hóa và dịch vụ tương tự. Theo đó, phạm vi bảo hộ sẽ được mở rộng cho cả những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho những loại hàng hóa hay dịch vụ không tương tự khi những sự sử dụng như thế có thể gây thiệt hại hoặc tạo ra những điều kiện bất lợi cho danh tiếng của nhãn hiệu trước đó
Căn cứ về khả năng gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu hàng hóa trước đó là một căn cứ quan trọng cho việc từ chối yêu cầu đăng ký đối với một nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, việc xác định thuật ngữ "khả năng gây nhầm lẫn" (likelihood of confusion) là rất khó khăn trên thực tế, nhất là trong việc phân biệt nó với những thuật ngữ tương tự khác. Chẳng hạn, trong phán quyết của Tòa án về vụ kiện "Sabel v. Puma AG", thuật ngữ "khả năng gây nhầm lẫn" mà nó bao gồm cả "nguy cơ liên tưởng" (likelihood of association) với những nhãn hiệu hàng hóa trước đó được giải thích theo nghĩa rằng sự nhầm lẫn liên tưởng mà công chúng có được giữa hai nhãn hiệu hàng hóa như là kết quả của sự giống hay tương tự về mặt ngữ nghĩa học sẽ không trở thành một căn cứ có ý nghĩa cho việc quyết định rằng có một "nguy cơ gây nhầm lẫn" theo quy định tại Điều 4 (1) (b) của Văn bản hướng dẫn. Sự tồn tại của một "nguy cơ liên tưởng" sẽ không đồng nghĩa với sự tồn tại một "khả năng gây nhầm lẫn" trên thực tế. Hay nói cách khác, "nguy cơ liên tưởng" ở đây không có giá trị thay thế cho một "khả năng gây nhầm lẫn".
Khả năng gây nhầm lẫn được hiểu là nguy cơ khi người tiêu dùng nhầm lẫn nhãn hiệu này với một nhãn hiệu khác. Có thể dựa vào các tiêu chí sau để xem xét liệu một nhãn hiệu xin đăng ký có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã có trước không: (1) Mức độ tương tự của hàng hóa và dịch vụ được xem xét; (2) Mức độ tương tự của dấu hiệu; (3) Mức độ phân biệt (vốn có hoặc đạt được qua sử dụng), danh tiếng của nhãn hiệu có trước; (4) Mức độ tinh xảo, phức tạp và sự chú ý của người tiêu dùng; (5) Khả năng cùng tồn tại của các nhãn hiệu xung đột trên thị trường cùng một lãnh thổ; (6) Phạm vi