Hiện Tượng Hư Hỏng, Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục


Hình 1 Làm mát bằng không khí Hệ thống làm mát bằng nước Chia thành 3 loại a 1

Hình 1 Làm mát bằng không khí


+ Hệ thống làm mát bằng nước. Chia thành 3 loại:

a) Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: không cần bơm nước, quạt gió.

( hình 6.2 a) Gồm hai tầng chứa nước : khoang nước làm mát của thân máy và thùng chứa nước bốc hơi lắp ở trên thân máy hoặc trên nắp

Khi động cơ làm việc nước ở áo nước xung quang buồng cháy sẽ sôi. Nước sôi có tỷ trọng nhỏ sẽ nổi lên mặt thoáng của thùng chứa để bốc hơi ra ngoài. Nước nguội có tỷ trọng lớn sẽ chìm xuống, điền đầy chỗ nước nóng đă nổi lên do vậy tạo thành đối lưu tự nhiên.

Đặc điểm : kết cấu đơn giản, tiêu hao nhiều nước, hao mòn xi lanh không đều, thường dùng cho động cơ nông nghiệp như động cơ bông sen,

D12, D15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

b) Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên:

+ Nước lưu động tuần hoàn nhờ chênh áp lực giữa hai cột nước nóng và nước lạnh

+ Đặc điểm : Hiệu quả làm mát thấp do tốc độ lưu thông nước chậm, chỉ sử dụng cho động cơ tĩnh tại.

c) Hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức:

Nước trong hệ thống đựơc tuần hoàn nhờ bơm nước, có quạt gió để tăng hiệu quả làm mát, có van hằng nhiệt để khống chế nhiệt độ động cơ. Hệ thống có 2 loại :

+Hệ thống tuần hoàn kín : nước trong hệ thống không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình làm việc.

+ Hệ thống tuần hoàn hở : nước trong hệ thống bị thất thoát ra ngoài trong quá trình làm việc( phải thường xuyên bổ xung nước ). Hiện nay trên động cơ ôtô hầu hết sử dụng hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức,

kÝn Hình 2 Hệ thống làm mát bằng nước a Kiểu bốc hơi b Kiểu đối lưu tự 2

kÝn Hình 2 Hệ thống làm mát bằng nước a Kiểu bốc hơi b Kiểu đối lưu tự 3

kÝn.



Hình 2 Hệ thống làm mát bằng nước

a. Kiểu bốc hơi ;

b. Kiểu đối lưu tự nhiên


2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống làm mát

2.1. Cấu tạo

a. Hệ thống làm mát bằng nước

Trên các động cơ công suất nhỏ <24 mã lực thông thường sử dụng hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu không có quạt gió và kiểu đối lưu có quạt gió. Kiểu đối lưu không có quạt gió két nước được chế tạo lớn miệng két nước rộng giúp cho việc thoát hơi nước lên trên bề mặt tuy nhiên kiểu này thường gây hao nước do bốc hơi. Làm mát kiểu đối lưu có quạt gió két nước nhỏ gọn hơn và có cánh tản nhiệt ít hao nước hơn.


Hình 2 1 Làm mát bằng nước đối lưu b Hệ thống làm mát bằng không khí Hình 2 4Hình 2 1 Làm mát bằng nước đối lưu b Hệ thống làm mát bằng không khí Hình 2 5


Hình 2.1 Làm mát bằng nước đối

lưu

b. Hệ thống làm mát bằng không khí

Hình 2.2 Làm mát bằng nước đối lưu có quạt

gió

Hệ thống làm mát bằng không khí thường được sử dụng trên động cơ xăng có công suất nhỏ. Loại này thân động cơ, nắp máy được chế tạo bằng hợp kim nhôm có các cánh tản nhiệt giúp thoát nhiệt bên trong động cơ ra không khí một cánh nhanh chóng.


Hình 2 3 Làm mát động cơ bằng gió 2 2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm 6Hình 2 3 Làm mát động cơ bằng gió 2 2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm 7


Hình 2.3 Làm mát động cơ bằng gió

2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát

a Hệ thống làm mát bằng nước Trên động cơ này không đặt bơm nước tuần 8

a. Hệ thống làm mát bằng nước Trên động cơ này không

đặt bơm nước tuần hoàn. Nước đổ vào thùng chứa đặt trên động cơ, tự chảy xuống xung quanh xi lanh và nắp xi lanh.

Khi động cơ làm việc, nước ở xung quanh xi lanh nóng lên, tỉ trọng của nước giảm xuống, do

đó nước chuyển động lên trên.

Hình 2.4 Làm mát bằng nước đối lưu Ngược lại, nước ở trên còn lạnh, tỉ trọng lớn hơn sẽ đi xuống, gây ra dòng đối

lưu. Cả khối nước trong động cơ được làm nguội bằng sự bốc hơi của nước ở nhiệt độ cao.

Làm mát theo phương pháp này chỉ áp dụng cho những động cơ có công suất nhỏ (dưới 24 mã lực).

b. Hệ thống làm mát bằng không khí

Do kết cấu của thân động cơ và nắp máy có cánh tản nhiệt bằng nhôm nên động cơ tự thoát nhiệt ra không khí bằng luồng không khí thổi qua động cơ hoặc động cơ được di chuyển trong không khí.

Hệ thống làm mát bằng không khí có cấu tạo đơn giản hơn so với hệ thống làm mát bằng chất lỏng, không có két nước, không có các ống nối cho nên kích thước và khối lượng động cơ nhỏ hơn. Chăm sóc động cơ làm mát bằng không khí cũng đơn giản hơn vì không cần phải theo dõi mức nước, độ kín khít ở những chỗ nối ghép. Tuy nhiên, ứng suất nhiệt của động cơ làm mát bằng không khí lớn hơn ứng suất nhiệt của động cơ làm mát bằng nước vì không khí dẫn nhiệt từ các chi tiết ra kém hơn nước. Động cơ làm việc ồn hơn do không có bộ phận cách âm là áo nước.

3. Hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục

Trong quá trình sử dụng lâu ngày hệ thống làm mát có những hư hỏng sau:

- Động cơ quá nóng

- Rò rỉ nước làm mát - Do các nguyên nhân

sau

a. Hư hỏng két nước

Bên trong két nước bị bám bẩn, cáu cặn và rò rỉ do nước sử dụng là nước cứng. Ngoài ra két nước còn bị móp méo, bị thủng do va đập.

Kiểm tra độ kín khít của két nước bằng cách nhúng nó chìm vào trong bể nước rồi cho không khí nén vào két nước với áp suất dư 0,030,05 MPa (0,30,5 kG/cm2). Sửa chữa két nước bị thủng bằng cách hàn đồng hoặc hàn thiếc.

Hiện tượng bị móp méo kiểm tra bằng cách quan sát. Nếu thấy lượng ống bị hỏng không vượt quá 5% thì két nước vẫn còn sử dụng được, nếu quá 5% thì thay mới.

b. Hư hỏng quạt gió

Cánh quạt thường có những hư hỏng như: bị biến dạng, cong vênh gây nên mất cân bằng dẫn đến động cơ làm việc có tiếng ồn. Ngoài ra, còn có thể bị hỏng các chỗ lắp ghép giữa cánh và thân và hao mòn ở trục bạc puli (tuỳ theo cấu tạo có hay không).

Cách quạt được tháo ra và đặt lên bàn máp để kiểm tra góc nghiêng của cánh quạt so với mặt phẳng vuông góc với trục, nếu cong vênh thì nắn lại bằng phương pháp nguội.

Trục bạc mòn thì sửa chữa bạc phù hợp với kích thước của trục. Dây đai truyền động quạt gió bị đứt do dùng lâu cần được thay mới.

4. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống làm mát

4.1. Trình tự tháo, lắp

4.2. Bảo dưỡng

a. Bảo dưỡng hàng ngày : đối với hệ thống làm mát hở, kiểm tra mức nước trong két, mức nước phải thấp hơn miệng két nước từ 15 20 mm. Kiểm tra xem nước trong hệ thống có bị rò chảy không, nếu bị rò chảy cần sửa chữa và đổ bổ sung nước tới mức quy định.

b. Bảo dưỡng định kỳ ;

- Bảo dưỡng 1 : Kiểm tra xem tất cả các chỗ nối của hệ thống có bị rò chảy không. Bơm mỡ vào các ổ bi của bơm nước cho tới khi mỡ trào ra ở vú mỡ là được. Nếu bơm quá sẽ làm phớt chắn dầu chồi ra. Kiểm tra, nếu cần thì siết chặt két nước, lớp áo và rèm chắn gió.

- Bảo dưỡng 2 : Kiểm tra độ kín của hệ thống làm mát và nếu cần thiết khắc phục chỗ rò chảy.

Kiểm tra độ bắt chặt bơm nước và độ căng dây đai quạt gió, nếu cần thiết điều chỉnh độ căng dây đai. Kiểm tra độ bắt chặt quạt gió. Kiểm tra sự hoạt động của cửa chắn gió, đóng, mở phải bình thường.

Kiểm tra sự hoạt động của van không khí ở nắp két nước.

4.3. Sửa chữa

* Két nước

Dùng để chứa nước và truyền nhiệt từ nước nóng trong động cơ ra khí trời làm giảm nhiệt độ của nước và cung cấp nước nguội cho động cơ.

- Hư hỏng

- Bị đóng cặn tắc đường ống dẫn nước do sử dụng nước không sạch, nước cứng.

- Các cánh tản nhiệt bị xô lệch do va chạm.

- Các ống dẫn nước bị phồng, nứt, thủng, làm thất thoát nước do axít trong chất làm mát ăn mòn lâu ngày mặt trong đường ống.

- Lò xo nắp két nước bị giảm đàn hồi hay kẹt dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh

- Kiểm tra:

- Kiểm tra các ống nước bị cặn, tắc: sờ tay cảm giác nhiệt độ, nếu các ống bị tắc nhiều thì nhiệt độ ở hai ngăn nước nóng và nước làm mát chênh nhau lớn do nhiệt độ nước vào két quá nóng.(khoảng 300 C, bình thường khoảng 10 đến 150 C). Có thể kiểm tra bằng cách mở nắp két nước, tăng tốc động cơ vài lần, nếu nước làm mát trào ra càng nhiều thì két càng tắc.

- Kiểm tra rò rỉ: dùng áp suất khí nén 2,5 at, ngâm két vào nước dung dịch làm mát và quan sát chỗ sủi bọt để phát hiện ống dẫn bị thủng, nứt.

- Dùng tay bóp các ống kiểm tra ống bị phồng, rộp, mục.

- Mở nắp két nước phát hiện xem có váng bọt màu vàng nổi lên hay không, nếu có phải hớt hết váng, sau đó cho động cơ làm việc và kiểm tra lại, nếu váng dầu tiếp tục hình thành chứng tỏ có khả năng lọt khí cháy từ xi lanh hoặc dầu từ bộ làm mát dầu nhờn sang đường nước làm mát.

- Kiểm tra nắp két nước: Sử dụng bơm gắn đồng hồ đo áp suất để kiểm tra độ kín của roăng cao su, độ kín và trạng thái làm việc của các van áp suất, van chân không trên nắp. Kiểm tra áp suất mở van bằng cách lắp nắp két nước cần kiểm tra lên đầu bơm hút, dùng tay kéo piston để tạo chân không trong khoang bơm, nếu độ chân không đạt giá trị trong phạm vi: 0,7 1 at mà van mở là đạt yêu cầu.

- Sửa chữa

- Két nước bị thủng thường phải gỡ mối hàn của phần tản nhiệt và ngăn trên và ngăn dưới để sửa chữa hoặc hàn lấp ống, nếu ống thủng ở phần giữa không thể hàn vá được. Cho phép số lượng ống hàn lấp hoặc bóp kín không quá 10% số ống. Ống bị rò rỉ, hay hư hỏng thường được thay thế mới.

- Két nước tắc bẩn, đóng cặn tiến hành xúc rửa.

- Nắp két nước: roăng, van hơi, van khí bị hỏng thì thay mới.

- Các lá tản nhiệt bị cong, vênh thì nắn lại bằng dụng cụ chuyên dùng kiểu răng lược.

* Quạt gió

- Tạo ra luồng không khí thổi xuyên qua két nước làm mát, nhờ đó động cơ được làm mát tốt ở chế độ chạy không tải, và tốc độ thấp tải nhẹ.

- Tăng cường khả năng trao đổi nhiệt của két làm mát nước, giữ ổn định nhiệt độ làm việc của động cơ ở các chế độ tải khác nhau.

- Hư hỏng

- Cánh quạt thường bị cong vênh, nứt, gãy cánh, lỏng do va chạm trong quá trình làm việc, hay tháo lắp không cẩn thận gây ra.

- Với quạt truyền động gián tiếp qua khớp nối thuỷ lực, khớp điện từ thường bị thiếu dầu silicôn do bị rò rỉ, làm giảm mômen truyền lực, hoạt động không tốt của bộ phận cảm biến nhiệt độ khiến quạt làm việc kém chính xác.

- Đối với quạt điện hư hỏng chủ yếu hư hỏng động cơ điện một chiều như: mòn bạc ổ đỡ, chạm, chập hoặc cháy các cuộn dây cuốn.

- Dây đai bị mòn.

- Kiểm tra và sửa chữa

- Khi cánh quạt bị cong phải nắn lại trên bàn gá, cần đảm bảo góc nghiêng của cánh, cách đều nhau và các cánh cùng nằm trên một mặt phẳng.

- Cánh bị lỏng thì tán bằng đinh tán hoặc hàn chặt lại.

- Cánh hoặc giá bị nứt thì hàn rồi gia công lại.

- Đối với quạt gió dẫn động thuỷ lực khi thiếu dầu phải bổ sung, đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây rò rỉ để khắc phục.

- Đối với quạt điện xem phần kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động.

- Dây đai mòn, đứt thì thay mới.

4.4. Vệ sinh công nghiệp

BÀI ĐỌC THÊM

1.1 Hệ thống làm mát động cơ nhiều xy lanh

Hình 1 1 Sơ đồ hệ thống làm mát động cơ bằng nước a và bằng không khí b 1 9

Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống làm mát động cơ bằng nước (a) và bằng không khí (b)

1-cổ đổ nước; 2-ống; 3-van nhiệt; 4-nhiệt kế; 5-áo nước của động cơ điêzen; 6- xi lanh; 7 và 9-ống nối; 8-áo nước của động cơ khởi động; 10-rãnh phân phối nước; 11-bơm nước li tâm;12-ống thoát; 13-cánh quạt; 14-két làm mát; 15-rèm che két làm mát; 16-rôto cánh quạt; 17-vỏ; 18-két làm mát dầu; 19-cánh làm mát; 20-tấm chắn; 21-các chỗ cho không khí ra; 22-đĩa tiết lưu.

Khi động cơ làm việc, trong hệ thống xảy ra sự lưu thông nước cưỡng bức. Bơm 11 (hình 1.1,a) đẩy nước làm mát qua rãnh phân phối 10 vào áo nước. Nước làm mát các chi tiết và bị nóng lên rồi chảy vào két làm mát. Khi đi qua

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 28/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí