Đánh Giá Tác Động Của Đô Thị Hóa Đến Đời Sống Của Hộ Gia Đình Nông Thôn Trong Quá Trình Đô Thị Hóa Tại Thành Phố Vinh

d. Những thách thức

Khác với các cơ hội, những thánh thức là những tác động không thuận lợi bên ngoài, khách quan thúc đẩy sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình theo hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn trong bối cảnh đô thị hóa của thành phố Vinh. Do tác động của thu hồi đất phát triển đô thị nên hệ thống kênh mương bị chia cắt, đứt đoạn, hỏng gây khô hạn hay ngập lụt nên nhiều diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang, hay sử dụng chỉ được một vụ, năng suất thấp tác động đến thu nhập của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình chưa muốn chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không sử dụng hay sử dụng hiểu quả thấm hơn các hộ gia đình khác gây khó khăn cho quá trình tích tụ mở rộng sản xuất đất nông nghiệp. Điều kiện khí hậu như mưa bão cũng ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp nên cũng cần ứng các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động của khí hậu. Hội nhập quốc tế mặc dù góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho nông dân nhưng cũng đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải có chất lượng, sạch, số lượng lớn là trở ngại đối với người sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho đối tượng bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa đã được thực hiện, nhưng vẫn còn hạn chế về chất lượng đào tạo, nghề nghiệp đào tạo, thời gian đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động còn hạn chế. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, không khí dưới tác động của đô thị hóa cũng tác động tiêu cực đến sử dụng đất nông nghiệp, làm nhiều diện tích sử dụng không hiệu quả, hay bị bỏ hoang.

4.3.3. Đánh giá tác động của đô thị hóa đến đời sống của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa tại thành phố Vinh

4.3.3.1. Thực trạng đời sống của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa

Kết quả điều tra các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp về tác động của đô thị hóa đến đời sống cho thấy, sau khi bị thu hồi đất do tác của đô thi hóa thì nhóm: ăn, ở, trang thiết bị sinh hoạt; Sức khỏe, giáo dục, đào tạo, vui chơi, giải trí; đã tốt hơn và nhóm môi trường khá hơn, còn lại nhóm quan hệ gia đình, xã hội, an ninh, trật tự; nhóm hạ tầng không thay đổi.

Kết quả trình bày ở (bảng 4.19) cho thấy, sau khi bị thu hồi đất, điều kiện ăn, ở cũng như trang thiết bị, phương tiện sinh hoạt của người dân được đánh giá tốt hơn so với thời điểm trước khi thu hồi đất. Trong đó, chỗ ở được đánh giá tốt nhất với điểm trung bình đạt 3,84, tiếp đến là điều kiện ăn uống với điểm trung

bình đạtt 3,64 và cuối cùng là điều kiện về trang thiết bị, phương tiện sinh hoạt đạt điểm trung bình là 3,41. Khi bị thu hồi đất, người dân được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và họ đã dành ra một khoản để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và mua sắm các trang thiết bị, phương tiện sinh hoạt. Ngoài ra, một số hộ gia đình bị thu hồi đất ở, họ được bố trí vào ở tại các khu tái định cư có hệ thống giao thông thuận lợi, tuy nhiên các dịch vụ còn hạn chê. Do vậy, để sớm ổn định chỗ ở và sinh hoạt cho người dân, Nhà nước đã đầu tư kinh phí để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng (giao thông, thủy lợi, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng, điện, nước sinh hoạt...) tại các nơi ở mới

Thu hồi đất đã đem lại cho người nông dân một khoản tiền lớn nên việc chăm lo cho sức khỏe, giáo dục, đào tạo, vui chơi, giải trí đươc thay đổi một cách rõ rệt khi người dân đã đầu tư vào việc học và dạy con cái, trước đây cha mẹ ở nông thôn theo thói quen chỉ cần lo đủ ăn đủ mặc, đáp ứng nhu cầu vật chất của trẻ mà phó mặc việc học tập của con cái cho nhà trường; với cuôc sông thay đổi giờ đây họ cũng đã thay đổi suy nghĩ về cách khám chữa bệnh và thời gian chăm lo cho sức khỏe nhiều hơn. So sánh trước và sau khi bị tác động của đô thị hóa thì các tiêu chí về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, vui chơi, giải trí, TDTT đều đã tốt hơn đạt điểm trung bình từ 3,48 đến 3,6.

Bảng 4.19. Tác động của đô thị hóa đến một số tiêu chí đời sống


Tiêu chí

Điểm trung bình

Mức thay đổi

I. Nhóm ăn, ở, trang thiết bị

3,63

TH

1. Chỗ ở

3,84

TH

2. Trang thiết bị, phương tiện sinh hoạt

3,41

TH

3. Ăn uống

3,64

TH

II. Sức khỏe, giáo dục, đào tạo, vui chơi, giải trí

3,66

TH

Chăm sóc sức khỏe

3,63

TH

Giáo dục, đào tạo

3,48

TH

Vui chơi, giải trí, TDTT

3,58

TH

III. Quan hệ gia đình, xã hội, an ninh, trật tự

2,70

KTĐ

Quan hệ gia đình

2,67

KTĐ

Quan hệ xã hội

2,90

KTĐ

An ninh, trật tự

2,51

KH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Ký hiệu: TH – tốt hơn; KTĐ – không thay đổi; KH – kém hơn

Số liệu phân tích xử lý ở (bảng 4.19) cho thấy các tiêu chí về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, an ninh, trật tự không thay đổi và có phần kém hơn mặc dù có đổi về kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần của hộ nông dân được nâng cao, việc hội nhập, giao lưu và thông thương với nhiều người dân ở các vùng lân cận giúp cho người nông dân tiếp cận với nhiều điều mới về các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như hiểu biết và nhận thức của người nông dân được mở mang, tự tin, cũng do chịu tác động từ tiến trình phát triển nông thôn, quá trình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ, trình độ, nhận thức, quan niệm, ứng xử, hành động không chỉ của từng thành viên trong gia đình, mỗi gia đình, của hệ thống chính trị ở nông thôn. Do khi họ bị thu hồi đất được bồi thường một số tiền lớn nên quan hệ gia đình dễ gây mâu thuẩn về tiền bạc, dùng tiền không đúng mục đích, dẫn đến có thêm các tệ nạn xã hội. … dẫn đến mất an ninh trật tự tình làng nghĩa xóm, nhất là tiêu chí an ninh, trật tự kém hơn chỉ đạt 2,51 điểm.

Quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng là sự gia tăng hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân và quá trình tái thiết, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của con người đã làm cho hàm lượng bụi, tiếng ồn trong không khí, rác thải trên địa bàn thành phố kém hơn và không thay đổi, ô nhiễm không khí chính trên địa bàn thành phố là các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với công nghệ sản xuất cũ, chất thải ra môi trường chưa được xử lý, tập trung nhiều nhất là các cơ sở sản xuất máy móc, gia công thiết bị...cho nên các tiêu chí tiếng ồn, khói bụi kém hơn chỉ đạt 2,12 đến 2,18 điểm trong khi đó việc thu gom xử lý rác thải không thay đổi chỉ đạt 2,99 điểm bình quân (bảng 4.20).

Theo kết quả điều tra tại (bảng 4.20), có thể thấy đời sống của người dân tốt hơn theo các tiêu chí về cấp nước sạch và cây xanh, mặt nước với điểm trung bình tương ứng là 3,39 và 3,56. Trong quá trình đô thị hóa thành phố Vinh đã thực hiện cải tạo, xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch cho các khu dân cư nên nước sạch được cung cấp liên tục hơn, ít bị cắt nước với áp lực nước cũng cao hơn, có thể đẩy nước lên nhà 4 -5 tầng mà không cần máy bơm tăng áp (trước đây chỉ lên được đến tầng 2). Bên cạnh đó, vì thành phố Vinh là đô thị loại I nên diện tích cây xanh, mặt nước cũng được đầu tư xây dựng nên không gian sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt.

Bảng 4.20. Tác động của đô thị hóa đến môi trường và cơ sở hạ tầng


Tiêu chí

Điểm trung bình

Mức thay đổi

I. Môi trường

2,43

KH

1. Tiếng ồn

2,18

KH

2. Khói bụi

2,12

KH

3. Thu gom, xử lý rác

3,41

TH

II. Hạ tầng

3,21

KTĐ

1. Giao thông

3,39

KTĐ

2. Cấp nước

3,46

TH

3. Thoát nước

2,59

KH

4. Thông tin liên lạc

3,38

KTĐ

5. Cấp điện

2,87

KTĐ

6. Cây xanh, mặt nước

3,56

TH

Ký hiệu: TH – tốt hơn; KTĐ – không thay đổi; KH – kém hơn

4.3.3.2. Mức độ tác động của đô thị hóa đến đời sống của hộ gia đình nông thôn trong quá trình đô thị hóa

Số liệu điều tra cho thấy có 21 yếu tố được phân thành 5 nhóm yếu tố tác động theo đặc tính của các yếu tố (bảng 4.21).

Bảng 4.21. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình tại thành phố Vinh


Nhóm yếu tố

Nhóm yếu tố

1. Nhóm Đô thị hóa (UR)

Các cơ sở thể dục thể thao (SI3)

Tỷ lệ đô thị hóa (UR1)

Cơ sở văn hóa và giải trí (SI4)

Tốc độ đô thị hóa (UR2)

4. Nhóm chính sách và luật (PL)

2. Nhóm Hạ tầng kỹ thuật (TI)

Quy định về bồi thường đất (PL1)

Hệ thống giao thông (TI1)

Quy định về bồi thường tài sản gắn liền với đất (PL2)

Hệ thống cấp thoát nước (TI2)

Quy định về hỗ trợ ổn định đời sống và việc làm (PL3)

Hệ thống điện năng lượng (TI3)

Quy định về bảo vệ môi trường (PL4)

Hệ thống chiếu sáng (TI4)

Quy định đảm bảo an ninh trật tự (PL5)

Hệ thống thông tin liên lạc (TI5)

5. Nhóm hộ gia đình (HO

Hệ thống xử lý chất thải (TI6)

Thu nhập bình quân đầu người / tháng (HO1)

3. Nhóm cơ sở hạ tầng xã hội (SI)

Chi phí bình quân đầu người / tháng (HO2)

Cơ sở giáo dục (SI1)

Chất lượng bữa ăn (HO3

Cơ sở y tế (SI2)

Nơi ở (HO4)

Mô hình đánh giá mức độ tác động của các yếu tố và nhóm yếu tố đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa được thể hiện tại (hình 4.8).


Hình 4 8 Mô hình nghiên cứu các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đời sống hộ 1

Hình 4.8. Mô hình nghiên cứu các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đời sống hộ gia đình nông thôn

Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến đời sống của các hộ gia đình tại thành phố Vinh. Mô hình có dạng sau:

Kết quả xử lý số liệu điều tra cho thấy, tất cả 21 yếu tố thuộc nhóm 5 nhóm yếu tố đều tác động đến đời sống của các hộ gia đình từ mức trung bình đến mức rất tác động, không có yếu tố và nhóm yếu tố nào tác động với mức ít tác động hay rất ít tác động (bảng 4.22). Cụ thể, có 10 yếu tố và 2 nhóm yếu tố rất tác động đến đời sống của các hộ gia đình; có 7 yếu tố và 3 nhóm yếu tố khá tác động đến đời sống của các hộ gia đình; có 4 yếu tố tác động trung bình đến đời sống của các hộ gia đình. Chỉ số tác động của các yếu tố giao động từ 3,08 đến 4,67, trong đó yếu tố tác động nhất là yếu tố thu nhập của các hộ gia đình trên đầu người trên tháng; yếu tố tác động ít nhất đến đời sống của các hộ gia đình là yếu tố cơ sở văn hóa, vui chơi, giải trí. Chỉ số tác động của các nhóm yếu tố giao động từ 3,63 đến 4,50, trong đó nhóm yếu tố hộ gia đình tác động lớn nhất; nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng xã hội tác động thấp nhất đến đời sống.

Bảng 4.22. Mức độ tác động của các yếu tố và nhóm yếu tố đến đời sống của các hộ gia đình


Mức độ ảnh hưởng



Mức độ ảnh hưởng chung


Nhóm yếu tố

Rất có ảnh

hưởng

Khá ảnh

hưởng

Có ảnh hưởng trung

bình


Ít ảnh hưởng

Rất ít ảnh

hưởng

Chỉ số ảnh

hưởng

1. Nhóm đô thị hóa (UR)






3,69

QI

Tỷ lệ đô thị hóa

45

4

12

32

12

3,53

QI

Tốc độ đô thị hóa

38

32

10

12

13

3,85

QI

2. Nhóm hạ tầng kỹ thuật (TI)






4,24

VI

Hệ thống giao thông

73

12

5

7

8

4,50

VI

Hệ thống cấp thoát nước

48

32

7

12

6

4,19

QI

Hệ thống năng lượng

63

21

10

4

7

4,44

VI

Hệ thống chiếu sáng

45

30

8

10

12

4,01

QI

Hệ thống thông tin liên lạc

39

27

18

12

9

3,90

QI

Hệ thống xử lý chất thải

54

36

3

4

8

4,39

VI

3. Nhóm hạ tầng xã hội (CNHT)






3,63

QI

Cơ sở giáo dục

48

23

9

13

12

3,97

QI

Cơ sở y tế

51

33

5

8

8

4,26

VI

Cơ sở thể dục thể thao

25

18

14

34

14

3,21

MI

Cơ sở văn hóa và giải trí

21

11

27

32

14

3,08

MI

4. Nhóm chính sách và pháp

luật (PL)






3,99

QI

Quy định về bồi thường đất

76

16

3

2

8

4,65

VI

Quy định về bồi thường tài sản

gắn liền với đất

52

25

11

8

9

4,18

QI

Quy định về hỗ trợ ổn định cuộc

sống và việc làm

61

33

4

2

5

4,58

VI

Quy định về bảo vệ môi trường

18

21

26

30

10

3,22

MI

Các quy định đảm bảo an ninh,

trật tự

12

23

49

13

8

3,33

MI

5. Nhóm hộ gia đình (HO)






4,55

VI

Thu nhập bình quân đầu người

mỗi tháng

78

12

4

6

5

4,67

VI

Chi phí bình quân đầu người

mỗi tháng

53

40

6

1

5

4,50

VI

Chất lượng bữa ăn

63

34

3

0

5

4,65

VI

Chỗ ở

55

32

6

3

9

4,36

VI

Ghi chú: VI - rất có ảnh hưởng; QI - khá ảnh hưởng; MI - ảnh hưởng trung bình; LI - ít ảnh hưởng; VLI - rất ít ảnh hưởng


Hình 4 9 Số lượng và tỷ lệ phần trăm theo mức độ tác động của các yếu 2


Hình 4.9. Số lượng và tỷ lệ phần trăm theo mức độ tác động của các yếu tố và nhóm yếu tố

VI - rất có ảnh hưởng; QI - khá ảnh hưởng; MI - ảnh hưởng trung bình; LI - ít ảnh hưởng; VLI - rất ít ảnh hưởng

Bảng 4.23. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất tại Thành phố Vinh



Yếu tố và biến đo lường

Tương quan biến tổng


Yếu tố và biến đo lường

Tương quan biến

tổng

1. Nhóm đô thị hóa (UR- Alpha = 0,754)

Cơ sở thể dục thể thao (SI3)

0,802

Tỷ lệ đô thị hóa (UR1)

0,773

Cơ sở văn hóa và giải trí (SI4)

0,752

Tốc độ đô thị hóa (UR2)

0,841

4. Nhóm chính sách và luật

(PL- Alpha = 0,845)


2. Nhóm hạ tầng kỹ thuật (TI- Alpha = 0,859)

Quy định về bồi thường đất (PL1)

0,839

Hệ thống giao thông (TI1)

0,852

Quy định về bồi thường tài sản

gắn liền với đất (PL2)

0,752

Hệ thống cấp thoát nước (TI2)


Các quy định về hỗ trợ ổn định

cuộc sống và việc làm (PL3)

0,714

Hệ thống năng lượng (TI3)

0,721

Quy định về bảo vệ môi trường

(PL4)

0,863

Hệ thống chiếu sáng (TI4)

0,792

Quy định đảm bảo an ninh, trật

tự (PL5)

0,872

Hệ thống thông tin liên lạc (TI5)

0,847

5. Nhóm hộ gia đình (HO- Alpha = 0,734)

Hệ thống xử lý chất thải (TI6)

0,785

Thu nhập bình quân đầu người

mỗi tháng (HO1)

0,811

3. Nhóm cơ sở hạ tầng xã hội (SI- Alpha

= 0,759)

Chi phí bình quân đầu người

mỗi tháng (HO2)

0,763

Cơ sở giáo dục (SI1)


Chất lượng bữa ăn (HO3

0,719

Cơ sở y tế (SI2)

0,752

Chỗ ở (HO4)

0,807

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha đối với 5 nhóm tác nhân cho thấy hệ số Cronbach Alpha dao động trong khoảng 0,859-0,734, hệ số tương quan tổng lớn hơn 0,3 (bảng 4.22 . Do đó, thang đo được sử dụng để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống của hộ gia đình là đáng tin cậy và phù hợp cho các phân tích tiếp theo. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ở (bảng 4.23 cũng cho thấy hệ số Sig. 0,00 nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 1 nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, các biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc Y.

Kiểm tra tính phù hợp được thực hiện thông qua hệ số phù hợp KMO. Kết quả nghiên cứu đã xác định KMO = 0,736 và thỏa mãn điều kiện 0,5 <KMO <1,0 nên việc phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với số liệu thực tế. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định Barlett cho giá trị Sig bằng 0,00 và nhỏ hơn 0,05 (bảng 4.24). Điều này chứng tỏ rằng các biến đo lường có tương quan tuyến tính với các yếu tố đại diện.

Bảng 4.24. Giá trị KMO và Bartlett's Test về các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất tại Thành phố Vinh


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

0,736


Approx. Chi-Square

1578763

Bartlett's Test of Sphericity

df

152


Sig.

0,000

Hệ số phụ tải của các thành phần lớn hơn 0,60 (bảng 4.24) nên phân tích EFA có ý nghĩa thiết thực, các biến độc lập đảm bảo độ chính xác trong mô hình phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống hộ gia đình.

Bảng 4.25. Trọng số của ma trận xoay về các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ gia đình bị thu hồi đất tại Thành phố Vinh


Biến

đo lường


Nhóm yếu tố tác động


1

2

3

4

5

UR1

0,773





UR2

0,702





TI1


0,812




TI4


0,748




TI2


0,731




TI3


0,701




TI5


0,679




TI6


0,635




..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022