Tổng Quan Hoạt Động Tín Dụng Ngân Hàng Theo Chuỗi Giá Trị Trong Nông Nghiệp – Nông Thôn


CHƯƠNG3:

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

THEO CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM


3.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THEO CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN

Giai đoạn 2008 – 2017 tốc độ GDP ngành nông nghiệp đạt 2,66%/năm2, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm; quy mô GDP ngành năm 2017 gấp 1,25 lần, giá trị sản xuất ngành gấp 1,37 lần năm 2008 (giá so sánh năm 2010). Tuy nhiên, hạn chế nội tại của nền sản xuất nhỏ như thiếu liên kết hợp tác giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh. Theo đó, 90% nông sản xuất khẩu dưới dạng thô, giá cả hàng nông sản không ổn định, thường xuyên diễn ra tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, khâu tiêu thụ không phát huy được hiệu quả của các đầu mối thu mua tập trung, thương lái vẫn là thành phần chủ đạo. Sự thiếu liên kết trong hoạt động sản xuất, sản xuất nhỏ lẻ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp như hiện nay đãảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Giải quyết vấn đề về nông nghiệp cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngành nông nghiệp đang gặp khó khăn để thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Tổng nguồn lực xã hội đầu tư cho nông nghiệp rất nhỏ (khoảng 6%) không tương xứng với đóng góp của của ngành nông nghiệp cho nền kinh tế (chiếm khoảng 18% GDP)3.Để phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp, góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.

Trên cơ sở đó, trong chỉ đạo điều hành, NHNN đã tham mưu cho Chính phủ hoặc ban hành nhiều chính sách quan trọng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Một trong các chính sách sáng tạo, nổi bật, phù hợp với xu thế phát triển của Thế

2 Năm 2008 tốc độ tăng GDP ngành là 4,68%; giai đoạn năm năm (2009-2013), GDP ngành tăng bình quân 2,9%/năm, giai đoạn 4 năm (2014-2017) GDP ngành tăng 2,57%/năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

3 Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội cho ngành nông nghiệp tính theo giá hiện hành trong tổng đầu tư xã hội giai đoạn 2000 – 2014 giảm liên tục từ 14,4% năm 2000 xuống còn 7,5% năm 2005, 6,2% năm 2010, 6,0% năm 2014 và 5,8% năm

2015.

Tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị đối với ngành cá tra Việt Nam - 13


giới trong thời gian gần đây là tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp, phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN xây dựng chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

3.1.1. Các chính sách, quy định và hướng dẫn thực hiện

Để khuyến khích mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp, từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về “Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”. Trên cơ sở đó, Bộ No&PTNT đã ban hành Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29/4/2013 về việc “Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”. Quyết định này đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho các đơn vị tham gia sản xuất theo mô hình liên kết, cụ thể: được miễn tiền sử dụng đất và thuê đất, ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản, hỗ trợ kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo ruộng, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật. Đối tượng được hưởng ưu đãi là các chuỗi giá trị cho cây lúa trên diện tích nhỏ hơn

500.000 ha. Một số khó khăn đã bộc lộ trong quá trình triển khai là: hợp tác xã không đóng vai trò liên kết trong các chuỗi, chưa có chế tài xử lý vấn đề vi phạm hợp đồng cung cấp sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã . Tiếp sau đó, Chính phủ đã có Quyết định của số 644/QĐ-TTg ngày 05/05/2014 về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” áp dụng cho toàn bộ ngành nông nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở ngành lúa gạo. Điều này thể hiện quyết tâm củaChính phủ về xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp và chính sách này phù hợp với xu hướng phát triển chuỗi giá trị toàn cầu.

Để tiếp tục phát triển định hướng trên, nhằm giải quyết vấn đề về vốn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thông qua chương trình cho vay thí điểm phục vụ cho phát triển nông nghiệp bằng các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp, các mô hình sản xuất áp dụng khoa học và công nghệ cao, các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Đây là văn bản đầu tiên quy định về tín dụng theo chuỗi giá trị nông


nghiệp. Tiếp sau đó, Thống đốc NHNN đã có quyết định số 1050/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014 của Chính phủ nhằm hướng dẫn các TCTD thực hiện thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp. Chương trình nhận được sự quan tâm c ủa UBND các t ỉnh/thành ph ố trong việc chỉ đạo các S ở, Ban, Ngành t ại địa phương triển khai từ khâu nghiên c ứu và đề xuất xét duy ệt dự án/phương án đến tổ chức, quản lý, giám sát và h ỗ trợ thực hiện dự án; các NHTM tham gia chương trình đã chủ động phối hợp cùng doanh nghi ệp tháo g ỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân v ốn vay theo tiến độ dự án.

Trong quá trình triển khai, để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, NHNN đã có những sửa đổi kịp thời, cụ thể: Quyết định số 2662/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sử đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 1051/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014;Quyết định số 1319/QĐ-NHNN ngày 07/7/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam về sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1051/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Thống đốc NHNN về việc phê duyệt danh sách NHTM và khách hàng tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014 của Chính phủ.

Vấn đề định hướng của Chính phủ trong việc phát triển mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp nói chung và tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp nói riêng tương đồng với quá trình triển khai tín dụng theo chuỗi giá trị tại một số quốc gia khác trong khu vực như: Mi-an-ma, Inđônêxia. Cách thức triển khai mô hình tín dụng này ở các quốc gia xuất phát từ định hướng của Nhà nước, Chính phủ và lựa chọn dự án/khu vực điển hình để thực hiện thí điểm.

3.1.2. Kết quả triển khai tín dụng ngân hàng theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn

Đến 31/12/2017, dư nợ tín d ụng lĩnh vực nông nghi ệp - nông thôn đạt 1.310.832 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cuối năm 2016 (cao hơn so với mức tăng tín dụng chung 18,17%), chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng dư nợ tín d ụng đối với nền kinh tế; trong đó dư nợ tín d ụng ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghi ệp nông thôn đạt 845.452 tỷ đồng (chiếm 64,5%); dư nợ trung dài h ạn đạt 465.380 tỷ đồng (chiếm 35,5%).


Biểu đồ 3.1: Dư nợ trong lĩnh vực nông nghi ệp – nông thôn giai đoạn 2012 – 2017

ĐVT: %, tỷ đồng


30.00%


25.00%


20.00%


15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

1,310,832


25.50%

19.67%

12.52%

843,973

996,610

18.09%

561,533

671,986

744,622

10.80%

13.34%

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Dư nợ NoNT Tăng trưởng so cuối năm trước

1,400,000


1,200,000


1,000,000


800,000


600,000


400,000


200,000


-


Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)

Phân theo đối tượng khách hàng , tình hình cho vay nông nghi ệp nông thôn năm 2017 tập trung chủ yếu ở khách hàng cánhân, h ộ gia đình và doanh nghiệp, cụ thể:

- Dư nợ đối với cánhân, h ộ gia đình đạt 825.415 tỷ đồng, chiếm 62,97% ;

- Dư nợ đối với doanh nghiệp đạt 472.646 tỷ đồng, chiếm 36,06%;

- Dư nợ đối với chủ trang trại đạt 373 tỷ đồng, chiếm 0,03%;

- Dư nợ đối với hợp tác xã đạt 1.658 tỷ đồng, chiếm 0,13%;

- Dư nợ đối với các đối tượng khác đạt 10.986 tỷ đồng, chiếm 0,84%.

Xét về loại hình NHTM: dư nợ tín d ụng đối với lĩnh vực nông nghi ệp, nông thôn c ủa nhóm các NHTMNhà nước và NHTM cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đạt 932.021 tỷ đồng (chiếm 71%); nhóm các NHTM cổ phần là 275.849 tỷ đồng (chiếm 21%); còn 8% dư nợ của nhóm NHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vàcác TCTD khác .

Tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghi ệp bắt đầu triển khai từ 28/5/2014, danh sách NHTM và khách hàng tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Quyết định số 1051/QĐ-NHNN ngày 28/5/2014 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây là hình thức cho vay mới, ngân hàng phải cần có thời gian để triển khai công tác hướng dẫn quy trình, quy định cho vay, thẩm định


khách hàng, chuỗi giá trị. Do đó, dư nợ phát sinh trong năm 2014 không đáng kể, chủ yếu phát sinh từ năm 2015.

Biểu đồ 3.2: Dư nợ trong lĩnh vực nông nghi ệp – nông thôn phân chia theo NHTM năm 2017

ĐVT: %


NHTMNN NHTMCP TCTD khác


8%

21%

71%


Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)

So với cho vay nông nghi ệp nông thôn, doanh số giải ngân cho tín d ụng theo chuỗi giá tr ị nông nghi ệp triển khai vẫn còn h ạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ, dao động từ 0,18% đến 0,78% trong giai đoạn 2014 – tháng 8/2018. Giai đoạn 2014 – 2016 là thời gian thực hiện thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị ngành nông nghiệp với sự quan tâm của UBND các tỉnh/thành phố trong việc chỉ đạo các sở, ban, ngành tại địa phương triển khai từ khâu nghiên cứu và đề xuất xét duyệt dự án/phương án đến tổ chức, quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện dự án. Đây cũng chính là chỉ đạo của Chính phủ về việc NHNN phối hợp với Bộ No&PTNT, Bộ KH&CN xây dựng chương trình cho vay thí điểm phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Sự hỗ trợ này giúp ngân hàng tiếp cận với chuỗi giá trị và khách hàng thuận lợi hơn. Đến tháng 5/2016, chương trình thí điểm đã kết thúc, vấn đề lựa chọn khách hàng và chuỗi giá trị nông nghiệp để đầu tư vốn chủ yếu được thực hiện bởi ngân hàng. Đồng thời, một số vướng mắc phát sinh trong chương trình cho vay thí điểm chưa có hướng dẫn như: chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi; tài sản hình thành từ các dự án trên đất nông nghiệp phục vụ cho chính hoạt động sản xuất nông nghiệp (nhà kính, ao nuôi,...) có giá trị đầu tư lớn nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất; Việc ký kết hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và người dân một số nơi còn lỏng lẻo và chưa có chế tài. Do đó, ngân hàng cần thời gian để tìm kiếm, thu nhập thông tin, thẩm định chuỗi giá trị và chờ đợi văn bản hướng dẫn cách khắc phục những vướng mắc triển khai trong mô hình thí điểm.


Đây chính là nguyên nhân khiến dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp giảm dần từ năm 2017 đến tháng 8/2018.

Biểu đồ 3.3:Doanh số giải ngân cho tín d ụng theo chuỗi giá tr ị ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 – tháng 8/2018

Đơn vị tính: tỷ đồng


8,000

7,000

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

0

7,333

6,601

6,447

4,706

1,330

2014 2015 2016 2017 31/8/18

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)

Trong sản xuất theo chuỗi giá tr ị nông nghi ệp, hợp tác xã có vai trò như đơn vị liên k ết với hộ nông dân và doanh nghi ệp. Mối quan hệ giữa hợp tác xã v ới thành viên làm ối quan hệ tương tác hai chiều, thành viên c ần hợp tác xã để được cung cấp các d ịch vụ tiện ích đầu vào và thành viên là điểm tựa để hợp tác xãphát tri ển. Năm 2017, khoảng 9% các H ợp tác xã cung c ấp dịch vụ liên k ết tiêu th ụ nông s ản đầu ra cho nông dân 4. Tuy nhiên, H ợp tác x ã l ại không ti ếp cận nguồn vốn vay theo chương trình thí điểm mô hình cho vay này. Đối tượng chính tiếp cận được nguồn vốn vay theo chuỗi giátr ị nông nghi ệp năm 2017 là hộ nông dân (chi ếm 54% doanh số giải ngân) vàdoanh nghi ệp sản xuất (chiếm 46% doanh số giải ngân).

Về thời hạn cho vay, tín dụng theo chuỗi giá trị chủ yếu đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn bạn, bổ sung vốn lưu động. Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn/tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp tại tháng 9/2018 là 91,3%%; trong khi tỷ trọng này của dư nợ trung dài hạn là 8,7%.


4 Năm 2016 Châu Âu có gần 290.000 Hợp tác xã với 140 triệu thành viên. Trong đó, các sản phẩm thịt, sữa, rau quả sạch mang thương hiệu Hợp tác xã nông nghiệp luôn có lợi thế và chiếm 70% thị phần sản phẩm thịt chế biến, 60% thị phần sữa và 30% thị phần rượu nho. Hoa Kỳ hiện có gần

3.500 Hợp tác xã nông nghiệp đảm nhận 1/3 công việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Các Hợp tác xã nông nghiệp tại Nhật đảm nhận việc thu gom, bảo quản, dự trữ và tiêu thụ 90% lúa gạo, 50% rau, hoa quả, sữa tươi cho nông dân.


Đối với chương trình thí điểm tín dụng theo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2014 - 2016, NHNN, Bộ No&PTNT và Bộ KH&CN đã lựa chọn 28 doanh nghiệp tại 22 tỉnh, thành phố trên toàn quốc thực hiện 31 dự án sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao. Đây là 28 doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông thôn tại 5 khu vực trên toàn quốc là: Khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc; Khu vực Đồng Bằng sông Hồng; Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung; Khu vực ĐBSCL; Khu vực Tây Nguyên.

Biểu đồ 3.4: Số lượng doanh nghiệp đại diện cho 8 ngành ngh ề sản xuất nông nghiệp nông thôn tham gia thí điểm tín d ụng theo chuỗi giá tr ị năm 2016

Đơn vị tính: số doanh nghiệp

Lúa gạo

4

7

1

3

2

3

1

1

Nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản

Đánh bắt, thu mua, chế

biến và tiêu thụ hải sản Sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC

Rau an toàn


Sản xuất mía đường Sản xuất chè

Sản xuất các loại nông sản khác


Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)

Trong giai đoạn 2014 – 2016, chương trình đã được triển khai tại 8 ngân hàng bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL, NHTM Cổ phần Bắc Á, NHTM Cổ phần Quốc dân và NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội.Đến tháng 9/2018, tín dụng theo chuỗi giá trị đã được triển khai ở hầu hết các NHTM, tập trung chủ yếu ở các NHTMNhà nước và NHTM cổ phần Nhà nước. Trong đó, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tỷ trọng dư nợ cho vay theo chuỗi giá trị lớn nhất, chiếm 43,23% tổng dư nợ tín dụng theo chuỗi giá trị.


Để khách hàng giao dịch với ngân hàng tốt hơn, nhất là những khách hàng ở khu vực nông thôn thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và chuỗi giá trị nói riêng, đã có NHTM triển khai “Điểm giao dịch bằng ô tô chuyên dùng”(Agribank). Theo đó, việc xây dựng mạng lưới điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng góp phần tiết giảm chi phícho khách hàng trong việc di chuyển đến nơi có điểm giao dịch của ngân hàng đồng thời khách hàng thuận lợi hơn trong việc vay vốn cũng như sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Kết hợp cho vay theo chuỗi giá trị, việc hình thành, triển khai điểm giao dịch lưu động góp phần giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất và giúp khách hàng quản lý dòng tiền một cách hiệu quả.

Biểu đồ 3.5: Thị phần dư nợ cho vay theo chuỗi giá tr ị nông nghi ệp nông thôn tại các NHTM giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị tính: %

7.07%

17.82%

Ngân hàng Thương mại Nhà nước


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà nước

75.11% Ngân hàng Thương

mại khác

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của NHNN (2018)

Các ngân hàng cũng tăng cường bảo mật và an toàn thông tin nhằm quản trị và xử lý rủi ro phát sinh liên quan đến bảo mật. Các ngân hàng gia tăng đầu tư vào hệ thống Firewall, hệ thống NextGen để ngăn chặn truy cập bất hợp pháp; các chương trình phòng chống mã độc cho toàn bộ hệ thống máy chủ; chống thất thoát các dữ liệu nhạy cảm qua các máy trạm và thiết bị đầu cuối, các phần mềm quản lý.

Tín dụng theo chuỗi giá trị nông nghiệp đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp đầu mối thực hiện các mô hình liên kết theo chuỗi, thúc đẩy xu hướng mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu mối, nông dân và NHTM.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí