Bộ Điều Tốc Cơ Áp Thấp Kết Hợp Gắn Trên Bơm


Hình 4.8: Bộ điều tốc cơ áp thấp kết hợp gắn trên bơm

PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 9


PHƯƠNG PHÁP THÁO BƠM CAO ÁP PE


I. Mục tiêu:

Sau khi thực tập xong phiếu công tác này học viên có thể tháo bơm nhiên liệu cao áp PE và sử dụng dụng cụ đúng phương pháp.

II. Cung cấp:

- Bơm cao áp PE của Toyota.

- Bảng vẽ lớn về bơm cao áp

- Chìa khoá tupe 3/4, 7/8

- Một molette 12”

- Một gắp bít tông.

- Một nút vặn vít thích hợp.

- Một cần siết nút vặn vít.

- Dụng cụ cảo đế van cao áp.

- Bộ gắp đệm máy.

- Các loại cảo bạc đạn thích hợp

- Dụng cụ chêm đệm đẩy.

- Vị trí làm việc xa bụi bậm.

- Người làm việc tay phải sạch.

- Máng đựng

III. Phương pháp thực hiện:

- Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ.

- Rửa và tẩy sạch chất bẩn, dầu mở bên ngoài thân bơm.

- Kẹp thân bơm vào bàn kẹp, có hàm phụ đở sát, đầu bơm quay lên phía trên. Tháo các gắc co ống dầu đên và đi. Tháo bơm tiếp vận và bộ điều tốc. Chú ý khi tháo bơm tiếp vận và bộ điều tốc, nhớt cat te còn lại có thể rơi xuống đất, ta nên dùng một máng dầu để hứng.

- Trở ngược đầu ba và kẹp vào bàn kẹp, mặt hông bơm hướng ra ngoài. Kẹp nơi phần lục giác của các đầu nối ống.

- Tháo nắp nay mặt hông bơm.

- Dùng vít thích hợp với rãnh của nắp đáy bơm để tháo các nắp nay đáy bơm. Muôn nới lỏng các nắp này ta dùng khúc đồng và búa đánh vào trung tâm của mỗi nắp. Không nên tăng lực tháo bằng cây nối dài, có thể làm hư dụng cụ hoặc chi tiết bơm.

- Quay cốt bơm cho bít tông lên cao nhất và chêm vào vai của mỗi vít hiệu chỉnh nằm trên đệm đẩy hoặc lấy cây gai, cài vào ở đệm đẩy để giữ con đội của mỗi tổ bơm lúc cam của nó đến điểm chết trên. Thực hiện động tác này cho tấc cả các xi lanh.

- Quan sát và lưu ý: các dấu liên hệ giữa đệm nối và nắp hông bơm khi ráp vào khỏi bị lộn.

- Tháo đệm nối, dùng thanh chịu tay của đệm nối hoặc dùng mỏ lếch kềm đệm nối không xoay nơi hai mặt vạt của nó. Dùng chìa khoá tube tháo tán nơi đầu cốt bơm. Dùng cây vặn vít tháo 4 vít siết nắp nay hông bơm. Dùng hai cây vân vít chịu vào hai khe hở đối diện nhau nơi nắp nay hông bơm này, đẩy nắp rời khỏi thân bơm.

Chú ý: Không được tháo nắp nay hông bơm khi chưa chêm các vạt đệm đẩy để tránh trường hợp các chi tiết bên trong bị kẹt. Nắp nay hông bơm có chứa bạc chận dầu và vòng ngoài của ổ bi. Vì thế phải tháo chốt kềm đệm nối trước để bảo vệ bạc chận dầu.

- Lấy cốt bơm ra khỏi thân bơm. Cẩn thận không va chạm các vấu cam, bạc đạn bi vào thân bơm gay trầy, mẽ các mặt láng.

+ Dùng cây vặn vít dẹp lớn đè đệm đẩy xuống, rút các miếng chêm hoặc cây chặn ra.

+ Dùng dụng cụ gắp đệm đẩy ra khỏi thân bơm từ lỗ đáy bơm họăc thân bơm.

+ Dùng cái gắp bít tông, chui vào lỗ đáy bơm lấy bít tông và chén chặn lò xo phía dưới một lược. Cẩn thận đặt nơi giấy sạch hoặc nơi giá đựng của nó.

Chú ý: Bít tông và xi lanh của mỗi tổ bơm đều riêng biệt từng bộ, không được lẩn lộn với nhau. Khi tháo bít tông phải ổn định thứ tự về vị trí của nó để khi tháo xong xi lanh sẽ được lắp vào ngay đúng bộ của nó. Một phương án tốt nhất là làm giá đựng bằng gỗ, có khoét lỗ cho vừa mỗi bít tông bơm và định vị trí cho xi lanh khi được tháo ra và lắp vào từng bộ. Có thể dự trù vị trí cho van cao áp và bệ van của nó, cũng sẽ sắp theo theo theo thứ tự. Tổ bơm số 1 được tính từ phía đệm nối của cốt bơm. Mỗi tổ bơm có vị trí của nó và sau khi tháo xi lanh ra khỏi thân bơm và cho vào bộ bít tông của nó.

Các bộ phận chính xác như van cao áp, xi lanh, bít tông cần để phân biệt, không va chạm với các vật khác.


- Lấy ống xoay ra khỏi xi lanh bằng cách đưa lên và lấy ra.

- Tháo vít kềm thanh răng, lấy thanh răng ra khỏi thân bơm.

- Trở ngược thân bơm và kẹp vào bàn kẹp.

+ Tháo các đầu nối ống, lấy lò xo van cao áp, van cao áp

+ Dùng cảo đặc biệt để cảo bệ van cao áp.

Hình 4 8 Cảo bệ van cao áp PE Tháo các vít kềm xi lanh bơm lưu ý có đệm kín 1

Hình 4.8: Cảo bệ van cao áp PE

- Tháo các vít kềm xi lanh bơm, lưu ý có đệm kín bằng đồng đỏ

- Tháo xi lanh ra khỏi thân bơm, cho bít tông của nó vào đúng bộ và để vào vị trí.

Hình 4 9 Các chi tiết bơm PE 1 Lò xo cao áp 4 Thanh răng 7 Lò xo 2 Van cao áp 5 Vòng 2


Hình 4.9: Các chi tiết bơm PE.

1. Lò xo cao áp.

4. Thanh răng

7. Lò xo

2. Van cao áp.

5. Vòng răng.

8. Tay ở đuôi bít tông

3. Xi lanh.

6. Bít tông

9.11. Chén chận lò xo

10. Vòng răng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Hình 4 10 Chêm để tháo cốt bơm và thử khe hở dọc của cốt PHIẾU TH ỰC HÀNH 3


Hình 4.10: Chêm để tháo cốt bơm và thử khe hở dọc của cốt

PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 10


KIỂM TRA SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PE


I. Mục tiêu:

Sau khi thực tập xong phiếu công tác này học viên có thể kiểm tra và sửa chữa một bơm cao áp PE.

II. Cung cấp:

- Bơm cao áp tháo rời đã rửa sạch sẽ.

- Kính lúp, dụng cụ kiểm tra.

III. Phương pháp thực hiện:

- Kiểm tra từng chi tiết đã tháo rời

Thân bơm: kiểm tra nếu bị nứt thì có thể hàn và gia công nguội, nếu hư quá thì phải thay mới.

Bít tông, xi lanh: dùng kính lúp phóng đại để kiểm tra mặt hông bơm, xem có những điểm khuyết mòn, vết trầy thì chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu. Thường thì vết sước name nơi vòng trên của bít tông và xi lanh, gây đến sự mất chính xác của chế độ động lượng và định lượng nhiên liệu trong bơm cao áp. Sau quá trình kiểm tra trên băng thử, hư hỏng được phát hiện quá định mức cần thay thế toàn bộ.

Chú ý đến mặt ép của xi lanh và đế van cao áp, nếu biểu hiện sự mòn khuyết và rỗ phải xoáy phẳng láng hai mặt này. Nếu các mặt láng của bít tông và xi lanh hiện ra màu tím và dấu rỉ sét chứng tỏ nhiên liệu có lẫn axít hoặc nước. Cần phải kiểm tra lại nhiên liệu.

Van và đế van cao áp: dùng kính phóng đại để kiểm tra, nếu mòn khuyết

,rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ thì dùng cát xoáy phần côn, không dùng cát để xoáy phần trụ mà chỉ lau lại bằng mỡ trù. Saukhi phục hồi chi tiết này cần kiểm nghiệm lại. Dùng dụng cụ thử kim đặc biệt để thử, nâng áp suất lên 2500 Psi và nhìn phía đáy của đế van, nếu nhiên liệu không rỉ ra là tốt.

Cốt bơm: bướu cam hoạt động lâu ngày có thễ mòn, rỗ mặt, cần hàn đắp chỗ khuyết và sửa láng. Cốt cam bị cong, thì sửa thẳng và kiểm tra trên máy tiện.

Bạc đạn ổ bi: niền ngoài và niền trong bị mòn quá mức thì phải thay mới. Vòng kiềm ổ bi bị biến dạng làm rơi bi ra ngoài cần phải sủa lại nếu không thì thay mới. Nắp bị vênh thì sửa thẳng.

Đệm đẩy: mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh, khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn, cần tiện mới hay thay htế.

Nắp đạy hông bơm: nếu bị nứt bễ không quan trọng thì hàn và gia cong nguội, nắp bị vêng thì sửa phẳng, nếu không được thì thay mới.

Lò xo cao áp: nứt hay bị cong, thay mới hoặc nắn thẳng.

Thanh răng: lỗ chốt dầu thanh răng bị mẽ, hàn dập và gia cong nguội, thanh răng bị cong cần sửa thẳng.

Ống xoay và vòng răng: vít của vòng răng bị hư, rãnh chữ U của ống xoay bị, mòn khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp rồi gia cong nguội nếu không quan trọng lắm.

Lò xo bít tông: nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới.

Vít kềm xi lanh: răng bị mòn sước, chuôi bị cong cần thay mới.

Các rắc co: loon răng hoặc bó răng cần thay mới.

- Vệ sinh và làm báo cáo

PHIẾU THỰC HÀNH SỐ 11


PHƯƠNG PHÁP RÁP BƠM CAO ÁP PE

I. Mục tiêu:

Sau khi thực tập xong phiếu công tác này học viên có thể ráp một bơm cao áp PE theo đúng trình tự và sử dụng đúng dụng cụ.

II. Cung cấp:

- Một bơm cao áp PE đã được tháo rời và đã súc rửa sạch.

- Dầu gasoil.

- Dùng cụ cần thiết.

III. Phương pháp thực hiện:

- Kẹp thân bơm vào bàn kẹp có mang hàm phụ đở sát, đầu trên của bơm hướng lên trên, mặt hông bơm ở phía ngoài.

- Tháo bít tông khỏi xi lanh bơm, rửa lại, để các bít tông vào vị trí của nó và lưu ý lần lược ráp bít tông vào xi lanh phỉa đồng bộ của nó.

- Lắp xi lanh vào thân bơm, xỏ vào đầu trên của thân bơm. Hướng rãnh đứng của xi lanh ngay với vít kềm của xi lanh ( vít cản áp). Lưu ý mặt ép của xi lanh phải thât sạch. Vặn vít kềm xi lanh có đệm kín vào. Chốt kềm phải lọt vào rảnh đứng xi lanh, xi lanh không xoay và không kẹt, nhưng khi dùng ngón tay đẩy lên đẩy xuống xi lanh phải di chuyển trong khoảng ngắn.


Hình 4 11 Vị trí ổn định vòng răng khi ráp 4

Hình 4.11: Vị trí ổn định vòng răng khi ráp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2024