Bộ Phun Sớm Tự Động Gắn Đầu Cốt Bơm Pe

b. Nguyên lý hoạt động:

Khi động cơ hoạt động, cốt bơm xoay điều khiển bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua các bộ lọc rồi đến bơm cao áp ở tại phòng chứa nhiên liệu nơi thân bơm. Một phần nhiên liệu qua van an toàn về thùng chứa.

Lúc piston bơm xuống thấp nhất, nhiên liệu nạp vào xi lanh bơm qua cả hai lỗ dầu vào và dầu về trên xi lanh. Đến thì phun nhiên liệu, cốt bơm điều khiển piston di chuyển lên phía trên. Khi piston án hết hai lỗ dầu thì nhiên liệu bắt đầu được ép trong xi lanh bơm. Khi áp suất nhiên liệu tăng cao hơn lực ép của lò xo van cao áp thì van cao áp bắt đầu mở, nhiên liệu có áp suất cao đi qua van cao áp, ống dẫn dầu cao áp tới kim phun.

Piston tiếp tục di chuyển lên trên, khi lằn vạt xéo hé mở lỗ dầu về thì nhiên liệu có áp suất cao trong xi lanh bơm thoát ra khoang chứa nhiên liệu trong thân bơm. Áp suất nhiên liệu giảm đột ngột, áp lực nhiên liệu tác dụng vào van cao áp không thắng lực ép của van cao áp, van cao áp đóng lại.

Nhờ cốt bơm có thứ tự ép phù hợp với thứ tự nổ của động cơ nên nhiên liệu được đưa đến xi lanh động cơ đúng lúc, đúng thì. Tất cả các xi lanh bơm được nạp nhiên liệu vào với áp suất như nhau nhờ vào van an toàn và được điều khiển chung bởi một thanh răng nên nhiên liệu đưa đến mỗi xi lanh động cơ được đồng đều như nhau.

Muốn thay đổi tốc độ động cơ, ta điều khiển thanh răng xoay piston qua lại. Khi thanh răng xoay làm xoay các vòng răng. Các vòng răng kéo piston xoay theo nhờ hai tai của piston xỏ vào rãnh của vòng răng.

Nếu piston ép nhiên liệu càng nhiều thì lượng phun càng lớn. Tức là lằn vạt xéo càng lâu mở lỗ dầu về thì nhiên liệu đưa đến kim phun càng nhiều. Rãnh đứng trên piston nằm ngay tại vị trí lỗ dầu về nhiên liệu không bị ép dù piston có chuyển động lên xuống dầu không cung cấp động cơ ngừng.


III. Bộ phun dầu sớm trên bơm PE.

Cũng như góc đánh lửa sớm trên động cơ xăng, trên động cơ diesel khi tốc độ động cơ càng cao, góc độ phun dầu phải càng sớm để nhiên liệu có đủ thời gian hoà trộn tự bốc cháy để phát ra công suất sớm nhất. Do đó, hầu hết trên các động cơ diesel có phạm vi thay đổi tốc độ động cơ lớn đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động.

Với bơm cao áp PE, việc định lượng nhiên liệu phụ thuộc vào vị trí lằn vạt xéo của piston đối với các lỗ dầu trên xi lanh.

Với piston có lằn vạt xéo trên thì thời điểm khởi phun thay đổi và dứt phun cố định. Piston có lằn vạt xéo cả trên lẫn dưới thì thời điểm khởi phun và dứt

phun đều thay đổi. Do vậy đối với các piston xéo trên, cả trên lẫn dưới thì không cần trang bị bộ phun dầu sớm tự động. Vì bản thân lằn vạt xéo đã thực hiện việc phun dầu sớm tự động.

Piston có lằn vạt xéo phía dưới thì thời điểm khởi phun cố định, dứt phun thay đổi. Thông thường piston bơm cao áp PE có lằn vạt xéo dưới, nên phải trang bị bộ phun dầu sớm tự động. Bơm PE thường sử dụng bộ phun dầu sớm có khí kiểu li tâm.

Bộ phận này gồm có mâm nối chủ động có khớp nối để nhận sự dẫn động từ động cơ bắt vào đầu cốt bơm nhờ chốt then hoa và đai ốc dữ. Chuyển động quay của mâm chủ động truyền qua mâm thụ động qua hai quả tạ.

Trên mâm thụ động có hai trục vuông góc với mặt phẳng của mâm. Hai quả tạ quay trên hai trục này. Đầu còn lại của hai quả tạ tì vào chốt của mâm chủ động. Hai quả tạ được kềm vào nhau bởi hai lò xo. Đầu lò xo tựa vào trụ, đầu còn lại tựa vào hai chốt của mâm chủ động. Một miếng chêm nằm trên lò xo để điều chỉnh sức kềm của lò xo vào hai quả tạ. Một bọc dính với mâm chủ động có nhiệm vụ bọc hai quả tạ lại và giới hạn tầm hoạt động của chúng.

Tất cả các bộ phận trên được che kín bằng một bọc ngoài cùng vặn vào bề mặt có ren của mâm thụ động. Các vòng đệm kín bằng cao su đảm bảo độ kín giữa bọc và mâm chủ động. Nhờ vậy mà dầu nhờn bôi trơn bên trong không bị rỉ ra ngoài.

Khi động cơ làm việc, động cơ dẫn động mâm chủ động. Mâm chủ động truyền chuyển động quay cho mâm thụ động qua hai quả tạ. Nếu vận tốc tăng, dưới tác dụng của lực li tâm hai quả tạ văng ra, đẩy mâm thụ động (nối với cốt cam của bơm cao áp) quay cùng chiều quay so với mâm chủ động. Làm tăng góc phun sớm. Ngược lại, nếu động cơ quay chậm, lực li tâm hai quả tạ giảm, lò xo đẩy hai quả tạ xếp bơm lại, giảm góc phun sớm.

Hình 4.4: Bộ phun sớm tự động gắn đầu cốt bơm PE

1. Mâm thụ động 6. Quả tạ 11. Lò xo

2. Trục lắp quả tạ 7. Vít xả gió 12. Tán

3. Vỏ ngoài 8. Vít châm dầu 13. Khớp nối

4. Vỏ trong 9. Vít đậy I. Không làm việc

5. Mâm chủ động 10. Lông đền chêm II. Phun sớm tự động tối đa 10o


IV. Đặc Điểm Bơm Cao Áp PE

a. Đặc điểm các kí hiệu ghi trên vỏ bơm. Ví dụ trên vỏ bơm ghi các kí hiệu như :

PE 6 A

70 B

4

1

2

R S114

1 2 3

4 5

6

7

8

9 10 11

PES 6 A

70 A

2

1

2

3 R S64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

1. Chỉ loại bơm cao áp cá nhân có chung một cốt cam bơm được điều khiển qua khớp nối. Nếu có thêm chữ S là cốt bơm bắt trực tiếp vào mặt bít động cơ không qua khớp nối.

2. Chỉ số xi lanh bơm cao áp (bằng số xi lanh động cơ).

3. Kích thước bơm. M cỡ thật nhỏ, A cỡ nhỏ, B cỡ trung, Z cỡ lớn, Zw cỡ thật lớn, P cỡ đặc biệt.

4. Vị trí đường kính piston tính theo 1/10mm.

5. Chỉ các bộ phận ghi trong bơm khi ráp bơm (gồm có A, B, C, Q, K, P).

6. Chỉ vị trí ghi nơi đầu cốt bơm.

Nếu là số lẻ 1, 3, 5 thì dấu ở đầu cốt bơm.

Nếu số chẵn thì dấu nằm ở bên phải nhìn từ của sổ.

7. Chỉ thị bộ điều tốc.

O- : không có bộ điều tốc. 1- : bộ điều tốc ở phía trái. 2- : bộ điều tốc ở phía phải.

8. Chỉ thị bộ phun dầu sớm.

0- không có bộ phun dầu sớm. 1- bộ phun dầu sớm ở phía trái. 2- bộ phun dầu sớm ở phía phải.

9. Chỉ thị có hoặc không có bơm tiếp vận :

- Nếu không có ghi số là có bơm tiếp vận.

- Nếu có ghi số là không có bơm tiếp vận.

- Nếu ghi số 3 là có một lỗ gắn bơm tiếp vận nhưng chưa được đậy lại.

- Nếu ghi số 4 là có hai lỗ gắn bơm tiếp vận, phía trái gắn bơm, phía phải đậy lại.

- Nếu ghi số 5 là có hai lỗ gắn bơm tiếp vận, phía trái đậy lại, phía phải gắn bơm.

10. Chiều quay của cốt bơm nhìn từ đầu cốt bơm nối với động cơ.

- L là quay trái ngược chiều kim đồng hồ.

- R là quay phải theo chiều kim đồng hồ.

11. Đặc điểm của nhà chế tạo.

Nếu bơm PE do các nước khác chế tạo theo bằng sáng chế của BOSCH thì có kí hiệu riêng ở phía trước.

Ví dụ : kí hiệu : - RO bơm BOSCH do Rumani chế tạo.

- ND bơm BOSCH do Nippon Denso chế tạo. Ngoài ra, bơm cao áp PE của Mỹ còn có ghi thêm hàng chữ :

- Time For Port Closing : cân góc phun dầu theo phương pháp ngưng trào mạch đóng (piston xéo trên).

- Time For Port Opening : cân góc độ phun dầu theo phương pháp dầu trào mạch hở (piston xéo dưới).

b. Đặc điểm của piston bơm.

Lằn vạt xéo trái nhìn từ đầu piston thì trên đuôi piston có ghi chữ N hay L, bộ điều tốc nếu có thì gắn ở trên bơm.

Lằn vạt xéo phía phải thì trên đuôi piston có ghi chữ R. Bộ điều tốc nếu có thì gắn ở phía phải của bơm.


BỘ ĐIỀU TỐC.


1. Công dụng - Phân loại:

a. Công dụng:

Khi ô tô, máy kéo làm việc, tải trọng trên động cơ luôn luôn thay đổi. Nếu thanh răng của bơm cao áp hoặc cánh bơm tiết lưu giữ nguyên vị trí thì khi tải trọng tăng, số vòng quay của động cơ sẽ giảm xuống. Khi tải trong giảm, số vòng quay của động cơ lại tăng lên. Điều đó làm thay đổi tốc độ động cơ, động cơ buộc phải làm việc trong tình trạng không có lợi.

Như vậy cần thiết giữ cho tốc độ động cơ không thay đổi. Khi tải trong tác dụng lên động cơ tăng thì tăng lượng nhiên liệu cấp vào cho xi lanh động cơ. Khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liêụ cấp vào cho xi lanh động cơ.

Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng tác dụng lên động cơ thì không thể dùng tay điều khiển lượng nhiên liệu cấp vào cho xi lanh. Công việc ấy được thực hiện nhờ một thiết bị đặc biệt trên bơm cao áp gọi là bộ điều chỉnh tốc độ vòng quay hay bộ điệu tốc.

Bất kỳ bộ điều tốc nào cũng có nhiêm vụ:

- Điều hoà tốc độ động cơ cho dù có tải hay không có tải (giữ vững tốc độ hay trong một phạm vi cho phép tuỳ theo loại). Có nghĩa là lúc có tải hay klhông có tải phải tự thêm hoặc bớt dầu để giữ nguyên tốc độ động cơ trong lúc can ga đứng yên.

Đáp ứng mọi vận tốc độ theo yêu cầu của động cơ. Ví dụ: lúc chạy cầm chừng động cơ quay 500 vòng / phút. Khi lên ga tối đa 2000 vòng / phút dù có tải hay không có tải.

Phải giới hạn mức tải để tránh gây hư hỏng máy . Phải tự động cúp dầu khi giới hạn vượt quá qui định.

Bộ điều tốc trên động cơ diesel chỉ làm việc khi chân ga được giữ tại một vị trí cố định, không có tác dụng của người điều khiển.

b. Phân loại:

Hiện nay có nhiều loại điều tốc, động cơ sử dụng loại nào tuỳ thuộc vào loại động cơ, đặc điểm của máy công tác và yêu cầu của thiết bị. Khi phân loại người ta căn cứ vào các đặc điểm sau:

Theo tính chất truyền tác dụng được chia làm hai loại: Loại tác dụng trực tiếp, loại tác dụng gián tiếp.

Theo vùng bao chế độ chia làm 3 loại: Loại 1 chế độ, loại 2 chế độ, loại nhiều chế độ.

Theo công dụng có 2 loại: Loại di chuyển, loại này đặt trên máy di chuyển; loại tĩnh tại, loại này đặt trên máy tĩnh tại, đãm bảo điều chỉnh tốc độ với độ chính xác cao.

Theo nguyên tắc của phần tử nhạy cảm chia làm 3 loại:

+ Loại cơ khí: với phần tử nhạy cảm kiểu li tâm.

+ Loại áp thấp.

+ Loại cơ khí kết hợp áp thấp.

2. Nguyên tắc và các khái niệm cơ bản:

Như đã phát biểu ở trên, công suất của động cơ phụ thuộc vào số vòng quay của trục khuỷu. Số vòng quay này thay đổi là do thay đổi phụ tải động cơ (sức kéo, tải trọng, momen cản).

Khi phụ tải giảm mà lượng nhiên liệu đưa vào xi lanh động cơ vẫn không đổi thì phần nhiên liệu trội sẽ làm tăng tốc độ động cơ. Lúc đó bộ điều tốc phải điều khiển bơm cao áp bớt nhiên liệu để giảm tốc độ động cơ. Ngược lại khi phụ tải tăng thì phải tăng lượng nhiên liệu phun vào xi lanh. Như vậy bộ điều tốc phải đáp ứng sự thay đổi tốc độ động cơ mau lẹ, chính xác khi phu tải thay đổi.

Để hiểu rõ bộ điều tốc ta phải nắm rõ một số định nghĩa, khía niệm cơ bản sau:

a. Tỉ Lệ Điều Hoà Tốc Độ:

Là sai biệt của tốc độ động cơ từ tốc độ phụ tải tối đa (toàn tải) đến tốc độ không có phụ tải(không tải) với cần điều khiển ở một vị trí cố định.

Tỉ lệ điều hoà tốc độ T = ( nk –nc) 100 / 1000.

Trong đó: nk : tốc độ không tải (vòng/phút). Nc : tốc độ toàn tải (vòng/phút).

Ví dụ: Tốc độ động cơ lúc toàn tải là 1000 vòng/phút, không tải là 1060 vòng/phút. Tỉ lệ điều hoà tốc độ là:

T = ( 1060 – 1000 )100/1000 = 6/100 = 6 %.

Vậy: Tỉ lệ điều hoà tốc độ nói lên khã năng giữ tốc độ động cơ ở phạm vi nào đó, thông thường : Máy kéo T = 8% ÷ 13%, Ô tô vận tải T = 5% ÷ 10%, Máy phát điện T = 0.5%÷ 1.5%.

b. Tình Vững:

Là khả năng bộ điều tốc duy trì sự ổn định tốc độ động cơ dưới sự thay đổi của phụ tải.

c. Tính Nhạy:

Là sự thay đổi của bộ điều tốc nhanh chóng đáp ứng kịp sự thay đổi của phụ tải.

3. Bộ Điều Tốc Cơ Khí:

a. Nguyên tắc cơ bản:

Bất kỳ bộ điều tốc cơ khí nào cũng điều có:

- Quả tạ: được điều khiển bởi bơm cao áp.

- Lò xo điều tốc: đối chọi với lực li tâm của hai quả tạ.

- Vít điều chỉnh lò xo: dùng điều chỉnh sức căng của lò xo.

- Các đòn bẩy liên hệ.

- Thanh răng.

Ví dụ: Động cơ đang ổn định ở số vòng quay 1000 vòng/phút, hai quả tạ thẳng đứng, nhiên liệu cung cấp cho xi lanh như hình vẽ dưới:

Khi tải tăng máy phát điện xe lên đốc… số vòng quay động cơ giảm Hai quả 1

Khi tải tăng (máy phát điện, xe lên đốc…), số vòng quay động cơ giảm. Hai quả tạ bị xếp vào các can liên hệ dịch chuyên như hình vẽ dưới, nhiên liệu

được tăng để cung cấp cho động cơ phục hồi số vòng quay ban đầu 1000 vòng/phút.

Khi giảm tải máy phát điện khi sử dụng ít điện khi xe xuống đốc… số vòng 2

Khi giảm tải (máy phát điện khi sử dụng ít điện, khi xe xuống đốc…), số vòng quay động cơ tăng, hai qua tạ bung ra, cần liên hệ dịch chuyển như hình vẽ, nhiên liệu cung cấp cho động cơ được bớt đi, phục hồi số vòng quay ban đầu 1000 vòng/phút.


Ví dụ: Khi tăng ga, số vòng quay động cơ lên 1200 vòng/phút, cần liên hệ dịch chuyển để tăng lưu lượng nhiên liệu cho động cơ, lúc này hai quả tạ vẩn ở vị trí cân bằng với sức căng của lò xo.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2024